Vì sao kiều hối vào Việt Nam ngày càng tăng?
Trong những năm gần đây, kiều hối vào Việt Nam tăng 10% mỗi năm, một mức tăng khá ấn tượng trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, đưa Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
Theo nguồn tin từ Ủy ban Người Việt Nam ở Nước ngoài (UBNVNONN), kiều hối vào Việt Nam đã tăng dần qua các năm ở mức cao. Năm 2010 đạt gần 9 tỷ USD, năm 2011 là trên 9 tỷ USD và năm 2012 đạt hơn 10 tỷ qua các kênh chính thức hoặc trực tiếp mang về. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2013, kiều hối của Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục khoảng 11 tỷ USD.
Kiều hối vào Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục 11 tỷ USD vào năm 2013
Động lực từ cơ hội đầu tư và chính sách thông thoáng
Theo UBNVNONN, thứ nhất, lượng kiều hối đạt kết quả cao trong nhiều năm là vì quá trình đổi mới mở cửa hội nhập của Việt Nam đã đạt được những thành tựu như kinh tế tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm, năm sau cao hơn năm trước. Với GDP bình quân đầu người ước đạt gần 2.000 USD, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cơ hội đầu tư vào Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới phát triển như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, giáo dục, y tế đã tạo sức hút với kiều bào.
UBNVNONN cho rằng chính sách của nhà nước trong việc thu hút nguồn kiều hối đã thông thoáng hơn thông qua việc bãi bỏ nhiều quy định về thuế, không hạn chế số lượng tiền, nhận và trả hàng bằng nguyên tệ, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng. Người Việt Nam ở nước ngoài còn được tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc về thăm quê hương, mua nhà ở và đầu tư trong nước.
Một yếu tố quan trọng khác là số lượng người Việt Nam ở nước ngoài có xu hướng tăng lên do hàng năm có thêm hàng trăm nghìn người ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình… hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới ở châu Á, Trung Đông, châu Phi. Đặc biệt, lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài lên đến 500.000 người có thu nhập ổn định.
Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng thuận tiện hơn, ngoài các ngân hàng thương mại còn có hàng chục công ty kiều hối cung dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam với mạng lưới rộng, công nghệ kiều hối hiện đại cho phép xử lý giao dịch kiều hối tập trung với mức độ tự động cao.
Trong năm qua, tỷ giá và lãi suất ổn định mức thấp hơn trước nhưng tỷ giá đồng Việt Nam và đô la Mỹ duy trì mức ổn định vùng với các kênh đầu tư mới được mở ra tạo thêm sức hút kiều hối.
Cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
Về chính sách để thúc đẩy kiều hối, theo UBNVNONN, trước hết cần phải tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào gắn lợi ích của họ với lợi ích của đất nước, đầu tư kinh doanh, làm việc, hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, giao lưu văn hóa, du lịch, thăm thân để thu hút thêm kiều hối trong những năm tới.
Ngoài ra, việc cải thiện môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và minh bạch hóa nguồn thông tin kinh tế…là những vấn đề rất quan trọng đối với thu hút kiều hối.
UBNVNONN cho rằng, nhà nước cần tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng mở rộng mạng lưới rộng khắp để thu nhận và chi trả kiều hối tại các nước có đông Việt kiều. Các ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa sản phẩm cho đối tượng khách hàng mục tiêu là Việt kiều và người lao động Việt Nam. Một số ngân hàng đã mở chi nhánh tại một số nước như ở CHLB Đức, CH Séc, Lào, Campuchia và Myanmar.
Cuối cùng, nhà nước cần thống kê, đánh giá đúng nguồn kiều hối để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô để có các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực dẫn dắt kiều hối đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và phát triển con người, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế.
UBNVNONN cho biết, hiện nay có gần 5 triệu kiều bào đang sinh sống tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã góp phần quan trọng trong hoạt động chính trị đối ngoại, làm cầu nối giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bà con sinh sống.
Nam Hằng
Theo Dantri
Kiều hối có thể đạt mức kỷ lục 11 tỷ USD
Theo dự báo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kiều hối năm nay có thể đạt từ 10 - 11 tỷ USD (tăng khoảng 15 - 20% so với năm 2011). Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua.
Đối tượng đóng góp rất lớn vào nguồn kiều hối năm nay đến từ hơn 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài và đặc biệt là 400.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và khu vực Trung Đông. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá, chính vì vậy lượng kiều hối chuyển về được bán và gửi lại cho ngân hàng cũng tăng lên rất nhiều.
Ông Trần Quang Đại - Trưởng phòng Kiều hối và Ngoại hối Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) nhận định, kinh tế thế giới đóng vai trò quyết định đến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Hiện nay, khu vực châu Âu phải đối diện với vấn đề nợ công, kinh tế Mỹ vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc đã khiến cho luồng tiền kiều hối từ hai khu vực này giảm đi rất nhiều.
Theo ANTD
Xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2014: Khe cửa hẹp! Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có được những thỏa thuận ban đầu trong việc đưa trở lại người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc trong năm 2014. Tuy nhiên, cánh cửa vào thị trường này mới chỉ hé mở trong thời gian không dài. Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Cục quản lý Lao...