Vì sao khủng hoảng năng lượng châu Á là “ác mộng” với phần còn lại của thế giới?

Theo dõi VGT trên

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Á sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước ở khu vực này mà còn tác động tới phần còn còn lại của thế giới, đặc biệt là về khí hậu.

Tại Sri Lanka, người dân phải xếp hàng dài nhiều km để đổ đầy một bình nhiên liệu. Ở Bangladesh, các cửa hàng đóng cửa lúc 20h để tiết kiệm năng lượng. Tại Ấn Độ và Pakistan, tình trạng mất điện buộc các trường học và cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, người dân phải sống trong cảnh ngột ngạt vào những đợt nắng nóng gay gắt khi không có điều hòa.

Vì sao khủng hoảng năng lượng châu Á là ác mộng với phần còn lại của thế giới? - Hình 1
Người dân xếp hàng dài để mua dầu hỏa về sử dụng trong gia đình tại một trạm xăngColombo, Sri Lanka. Ảnh AFP

Đây chỉ là một số tình cảnh khó khăn đang diễn ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi nhiều quốc gia phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua.

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng năng lượng

Trong khi mỗi quốc gia châu Á đối mặt với hoàn cảnh khác nhau, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi tác động kép của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga – Ukraine. Hai sự kiện này đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung và an ninh năng lượng trong khu vực.

Các chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng nằm ở việc không cân bằng giữa cung và cầu.

Trong vài năm qua, Covid-19 khiến nhu cầu năng lượng giảm ở mức thấp bất thường, với mức tiêu thụ điện toàn cầu giảm hơn 3% trong quý I năm 2020 do các nhà máy đóng cửa và các hạn chế phòng dịch khiến người lao động phải ở nhà và các chuyến tàu chở nhiên liệu bị kẹt ở cảng.

Nhưng hiện tại, khi các nước dần đẩy lùi đại dịch, nhu cầu về nhiên liệu đã tăng vọt. Giá than, dầu và khí đốt tăng cao kỷ lục.

Theo CNN, giá năng lượng tăng cao là do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Khi Mỹ và nhiều đồng minh áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào dầu của Nga, một số quốc gia đã phải tranh giành để tìm nguồn cung thay thế, khiến cuộc cạnh tranh về nguồn cung năng lượng ngày càng khốc liệt hơn.

Video đang HOT

Giá nhập khẩu năng lượng đang tăng đột biến trên toàn cầu, với giá than cao gấp 5 lần và giá khí đốt tự nhiên cao gấp 10 lần so với năm 2021. Các chuyên gia đã đưa ra những lý do khiến một số quốc gia châu Á, đặc biệt là những nước đang phát triển phụ thuộc vào nhập khẩu, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng năng lượng.

“Một nền kinh tế mới nổi như Sri Lanka đang phải mua dầu, mua khí đốt tự nhiên. Điều này thực sự rất khó khăn. Các quốc gia châu Á đang phải trả nhiều hơn cho những thứ họ cần trong khi những thứ họ bán ra không tăng giá. Bởi vậy, họ đang bỏ ra nhiều t.iền hơn để cố gắng mua những thứ tương tự nhằm duy trì hoạt động của nền kinh tế”, Mark Zandi, chuyên gia kinh tế tại công ty phân tích Moody’s Analytics nhận định.

“Pakistan và Sri Lanka đang chịu tác động của giá cả nhưng họ cũng chịu tác động của nguồn cung năng lượng. Các nước này phải trả nhiều t.iền hơn cho năng lượng. Bên cạnh đó, Pakistan đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung”, Antoine Halff, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, cho biết.

“Báo động đỏ” ở châu Á

Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka Kanchana Wijesekera, cho biết nước này sắp hết nhiên liệu.

Sri Lanka đã đóng cửa trường học và tạm dừng tất cả dịch vụ chính phủ không thiết yếu trong bối cảnh nguồn nhiên liệu đang cạn dần. Công chức được yêu cầu nghỉ ngày thứ 6 hàng tuần trong 3 tháng tới, chủ yếu vì tình trạng thiếu nhiên liệu khiến việc đi lại trở nên khó khăn và để khuyến khích họ trồng trọt.

Pakistan cũng giảm số ngày làm việc chính thức mỗi tuần từ 6 ngày xuống còn 5 ngày trong nỗ lực giảm tiêu thụ năng lượng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh quốc gia Nam Á này bị cắt điện kéo dài nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày do nhu cầu sử dụng vượt quá sản lượng trong những tháng cao điểm mùa hè.

“Chúng tôi đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng”, Bộ trưởng Thông tin Pakistan Marriyum Aurangzeb nói.

Nhiều ý kiến cho rằng khủng hoảng năng lượng chỉ xảy ra ở các quốc gia nghèo và kém phát triển. Tuy nhiên, tình hình ở Australia, một trong những nước có tài sản trung bình với mỗi người trưởng thành cao nhất thế giới, cũng không mấy khả quan.

Kể từ tháng 5, Australia đã hoạt động mà không có 25% năng lượng từ than đá, một phần do kế hoạch ngừng hoạt động để bảo trì, một phần do gián đoạn nguồn cung.

Giống như Pakistan và Bangladesh, Australia hiện đang khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng. Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Chris Bowen đã yêu cầu các hộ gia đình ở bang New South Wales không sử dụng điện trong 2 giờ vào mỗi buổi tối.

Điều tồi tệ đối với phần còn lại của thế giới

CNN nhận định rằng cách các quốc gia châu Á phản ứng trước cuộc khủng hoảng năng lượng có thể gây ra một vấn đề lớn hơn việc giá năng lượng tăng.

Trước áp lực của người dân, một số nước có thể quay trở lại sử dụng nhiên liệu hóa thạch “bẩn”, chẳng hạn như than đá, bất chấp ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Ủy ban An ninh Năng lượng của Australia đã đề xuất rằng tất cả các nhà máy phát điện, bao gồm cả các nhà máy đốt than, phải được trả t.iền để duy trì thêm công suất trong mạng lưới điện quốc gia nhằm ngăn chặn tình trạng mất điện.

Ý kiến này vấp phải sự chỉ trích rằng chính phủ Australia đã đi ngược lại với cam kết về năng lượng tái tạo.

Quyết định tăng nhập khẩu than của Ấn Độ, quốc gia phụ thuộc vào khoảng 70% năng lượng từ than, có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường.

Các nhà khoa học cho rằng việc giảm mạnh khai thác than là cần thiết để hạn chế những tác động tồi tệ của sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này sẽ khó đạt được nếu không có sự hợp tác của một trong những quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới.

“Bất kỳ quốc gia nào, có thể là Ấn Độ, Đức, hay Mỹ, giảm gấp đôi bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào, lượng khí thải carbon sẽ giảm đáng kể. Đây là một vấn đề toàn cầu”, Sandeep Pai, trưởng nhóm nghiên cứu cấp cao của Chương trình Năng lượng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.

Chuyên gia Pai cho rằng quyết định của Ấn Độ có thể chỉ là “phản ứng tạm thời đối với cuộc khủng hoảng năng lượng”, nhưng nếu 1-2 năm tới các nước tiếp tục dựa vào than đá thì điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cuộc chiến chống nóng lên toàn cầu.

“Nếu các nước tiếp tục sử dụng than, mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở 1,5-2 độ C sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Quy mô và nhu cầu sử dụng năng lượng của Ấn Độ đồng nghĩa với việc nếu nước này tăng gấp đôi lượng than, chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề thực sự nghiêm trọng về khí hậu”, nhà nghiên cứu Pai nói./.

Sri Lanka dự kiến tăng mạnh giá điện để bù lỗ

Ngày 27/6, công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB), doanh nghiệp cung cấp điện độc quyền tại Sri Lanka, đã đề nghị tăng giá điện hơn 800% để bù lỗ trong bối cảnh quốc gia này đang bị thiếu nhiên liệu trầm trọng.

Sri Lanka dự kiến tăng mạnh giá điện để bù lỗ - Hình 1
Một trường học tại Colombo, Sri Lanka đóng cửa khi chính quyền nước này đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm nhiên liệu, ngày 20/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ủy ban Các dịch vụ công của Sri Lanka (PUCSL) cho biết CEB đã bị thiệt hại 65 tỷ rupee (185 triệu USD) trong quý I/2022 và đang tìm cách tăng 835% giá điện. Hiện nay, tất cả người dân Sri Lanka sử dụng dưới 30 kilowatt điện/tháng sẽ phải trả mức phí chung là 54,27 rupee (0,15 USD). CEB đang lên kế hoạch nâng mức phí này lên 507,65 rupee (1,44 USD).

Phát biểu với báo giới tại thủ đô Colombo, Chủ tịch PUCSL Janaka Ratnayake nhấn mạnh do phần lớn người tiêu dùng trong nước không thể thích ứng được với quyết định tăng mạnh giá điện này, nên PUCSL sẽ đề xuất hỗ trợ trực tiếp từ Bộ Tài chính để giảm hơn 50% mức tăng so với yêu cầu. Dù chưa đưa ra mức tăng cụ thể, song giá điện nhiều khả năng sẽ tăng khoảng 43-61% đối với các khách hàng sử dụng điện vì mục đích thương mại và công nghiệp.

CEB cũng sẽ được phép tính phí bằng USD đối với người dùng có thu nhập bằng ngoại tệ, chẳng hạn như các nhà xuất khẩu, để hỗ trợ tài chính cho việc nhập khẩu dầu mỏ và phụ tùng. Cách đây 4 tháng, Chính phủ Sri Lanka đã áp dụng lệnh cắt điện trong 13 giờ/ngày và giờ đã giảm xuống 4 giờ/ngày sau khi các trận mưa giúp tăng lượng nước tại các hồ thủy điện.

Trong 6 tháng qua, Chính phủ Sri Lanka đã tăng gấp 4 giá dầu diesel và gấp đôi giá xăng. Tuy nhiên, hiện nước này gần như không có cả hai nguyên liệu quan trọng này. Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka cũng chưa nắm được khi nào lô hàng mới sẽ về.

Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka xác nhận một phái đoàn của Bộ Tài chính và Ngoại giao Mỹ đã có cuộc thảo luận với Thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Phía Mỹ đã nhất trí cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho quản lý tài chính tại Sri Lanka.

Sri Lanka đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập cách đây 74 năm. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra trong những tuần gần đây khi nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng. Các quan chức Sri Lanka đang đàm phán với phái đoàn Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF) về gói cứu trợ 3 tỷ USD cho quốc gia Nam Á này.

Trước đó, tháng 4 vừa qua, Chính phủ Sri Lanka đã quyết định đình chỉ việc trả một số trong khoản nợ công 51 tỷ USD trong khi chờ một chương trình tái cơ cấu nợ được IMF "bật đèn xanh".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
21:22:54 25/06/2024
Australia hỗ trợ lãnh sự cho nhà sáng lập Wikileaks
14:43:41 25/06/2024
Ông Trump tuyên bố đã chọn được 'phó tướng' tranh cử cùng
06:06:34 25/06/2024
Ông Trump xác định bang quyết định thành bại trong bầu cử Tổng thống Mỹ
18:21:27 24/06/2024

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
Sao nhí Câu Chuyện Hoa Hồng bị chê "không xứng là con gái Lưu Diệc Phi"
05:54:19 26/06/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo ô nhiễm bụi mịn quanh các sân bay lớn ở châu Âu

06:32:43 26/06/2024
Tổ chức T&E, có trụ sở tại Brussels, đã phân tích nồng độ UFP xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol dựa trên dữ liệu do Viện Y tế cộng đồng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM) thu thập.

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

06:11:44 26/06/2024
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito.

EU khởi động đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

06:08:27 26/06/2024
Phát biểu qua video khi cuộc đàm phán bắt đầu, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal nhấn mạnh sự kiện này đ.ánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa Ukraine và EU.

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO

21:31:35 25/06/2024
Ba Lan đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp của mình, bao gồm cả thịt gia cầm, và Tổng thống Duda nói với truyền thông Ba Lan sau cuộc đàm phán rằng họ đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn với những bộ trang phục ấn tượng của các nhà thiết kế tương lai

Thời trang

10:12:43 26/06/2024
Mới đây, Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội tổ chức chương trình HTU Fashion Show 2024 mang chủ đề Timeless - vượt qua giới hạn của thời gian.

Hoa triệu chuông là hoa gì? Ý nghĩa phong thủy hoa triệu chuông

Trắc nghiệm

10:11:17 26/06/2024
Hoa triệu chuông là loại cây đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu kỹ hơn về nhữn

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi

Sức khỏe

10:06:59 26/06/2024
Phát biểu với báo giới, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về đậu mùa khỉ, bà Rosamund Lewis cho biết: Có một nhu cầu cấp thiết là phải ngăn chặn sự gia tăng số ca nhiễm đậu mùa khỉ gần đây tại châu Phi .

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 48: Nhiên phát điên vì ra đi tay trắng

Phim việt

10:06:06 26/06/2024
Nghĩa có sự chuẩn bị về tài sản để khi lật ván cờ với Nhiên, cô ta sẽ phải ra đi tay trắng. Biết mình không còn gì, Nhiên nổi cơn điên nói Nghĩa khốn nạn nhưng cô cũng không thể làm gì anh ta lúc này.

Truy nã bị can Châu Thị An Bình

Pháp luật

10:00:10 26/06/2024
Mọi thông tin cần thiết, liên hệ Điều tra viên Lưu Xuân Hải (SĐT 0983811805), Phòng 2/Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; địa chỉ: 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường

Sao châu á

09:50:11 26/06/2024
Không ai có thể tưởng tượng được rằng, nam diễn viên điển trai và nổi tiếng ngày nào hiện rơi vào trạng thái tâm thần, đi lang thang khắp nơi và không có người thân bên cạnh.

Sao Việt 26/6: NSND Lan Hương đi 'chữa lành', chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu khoe con

Sao việt

09:44:26 26/06/2024
Nghệ sĩ Lan Hương đầy năng lượng khi đi du lịch cùng chồng, ông xã Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh con gái lên mạng xã hội.

Đến Núi Thành (Quảng Nam) khám phá nét hoang sơ Biển Rạng

Du lịch

09:04:21 26/06/2024
Mãnh đất Núi Thành đã được thiên nhiên ở đây khá ưu ái dành tặng cho người dân nơi này một bãi biển vẫn còn hoang sơ và là một địa chỉ thú vị để bạn tìm về sau những chốn ồn ào của phố phường.

Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di

Hậu trường phim

08:36:39 26/06/2024
Cô là thầy dạy của nhiều diễn viên Hoa ngữ trẻ hiện tại, cũng là người từng khiến Chương Tử Di không thể phản bác.