Vì sao không quy định xử phạt vi phạm xây dựng công trình trên đất
Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản giải trình các góp ý đối với dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên Cổng TTĐT Chính phủ.
Không cần thiết tách riêng quy định xử phạt hành vi lấn và chiếm đất
Ông Lê Văn Châu (Phòng Tư pháp huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai) đề nghị xem xét tách hành vi lấn đất và hành vi chiếm đất tại Điều 14 dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thành các điều luật riêng.
Qua thực tiễn công tác ở địa phương, ông Châu thấy các hành vi lấn đất, chiếm đất diễn ra khá nhiều và thường xuyên. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP trước đây và Nghị định 102/2014/NĐ-CP hiện nay còn lúng túng, do cách hiểu về hành vi lấn đất, hành vi chiếm đất còn chưa rõ.
Trường hợp lấn, chiếm đất mà xây dựng công trình trái phép thì ngoài việc xử phạt theo Nghị định này còn bị xử phạt hành vi xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 7, Điều 15 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ. Do đó, việc bổ sung điều khoản quy định việc xử phạt hành vi xây dựng công trình trên đất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Theo khái niệm lấn đất tại Điều 3 của dự thảo Nghị định có thể hiểu là người vi phạm chỉ có hành vi mở rộng diện tích bằng cách tự ý chuyển dịch mốc giới của thửa đất (hàng rào…) nhưng chưa có hành vi khai thác thửa đất đó (sử dụng đất). Hành vi chiếm đất là hành vi khai thác, sử dụng đất khi chưa được phép…
Như vậy, trường hợp một người sau khi đã thực hiện hành vi dịch chuyển mốc giới, sau đó canh tác, khai thác sử dụng thửa đất đã lấn thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hoặc chỉ xử phạt về hành vi lấn đất; hoặc xử phạt về cả hành vi lấn đất và hành vi chiếm đất.
Nếu hành vi lấn đất chỉ là hành vi tự chuyển dịch mốc giới để mở rộng diện tích đất mà chưa khai thác đất, thì về tính chất hành vi này ít nghiêm trọng hơn hành vi chiếm đất.
Nếu hành vi lấn đất gồm cả hành vi tự chuyển dịch mốc giới để mở rộng diện tích đất và hành vi khai thác, sử dụng đất, vậy thì, xét về tính chất hành vi này nghiêm trọng hơn hành vi chiếm đất.
Video đang HOT
Từ những phân tích trên, ông Châu đề nghị xem xét tách hành vi lấn đất và hành vi chiếm đất thành các điều luật riêng.
Tổng cục Quản lý đất đai trả lời: Mục đích của việc lấn đất là để sử dụng nên cho dù đất lấn đã sử dụng hay chưa sử dụng đều có tính chất, mức độ nghiêm trọng như nhau. Do đó, tính chất và mức độ của hành vi này cũng như hành vi chiếm đất nếu có cùng diện tích đất vi phạm. Vì vậy, việc tách xử phạt hành vi lấn đất thành điều riêng là không cần thiết.
Không quy định xử phạt vi phạm xây dựng công trình trên đất
Theo ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Long (Ninh Thuận), trong thực tế, các cá nhân hoặc tổ chức hầu như không thực hiện một hành vi lấn, chiếm đất. Mà hầu hết là thực hiện hai hành vi cùng lúc đó là “lấn, chiếm đất” và “xây dựng công trình trên đất”.
Do đó, ông Long đề nghị bổ sung điều khoản quy định chi tiết, rõ hơn về mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền của UBND các cấp, các bộ ngành trong việc xử lý hai hành vi nói trên, đồng thời quy định rõ trình tự nếu áp biện pháp cưỡng chế đối với hai hành vi nói trên (trong trường hợp này là cưỡng chế phá bỏ công trình trên đất, chủ yếu là nhà ở, trang trại và trả lại đất đã lấn, chiếm).
Tổng cục Quản lý đất đai trả lời: Trường hợp lấn, chiếm đất mà xây dựng công trình trái phép thì ngoài việc xử phạt theo Nghị định này còn bị xử phạt hành vi xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 7, Điều 15 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ. Do đó, việc bổ sung điều khoản quy định việc xử phạt hành vi xây dựng công trình trên đất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, dẫn đến chồng chéo trong xử phạt vi phạm giữa Nghị định này với Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
Về giải thích thuật ngữ “khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất”
Ông Nguyễn Văn Vinh (Nghệ An) đề nghị bổ sung vào Điều 3 về giải thích từ ngữ: “Khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất là việc yêu cầu người vi phạm trả lại hiện trạng như ban đầu như trước khi vi phạm, do làm thay đổi hiện trạng của đất như hạ mặt bằng, đào bới hoặc đắp đất”.
Tổng cục Quản lý đất đai trả lời: Biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trong dự thảo Nghị định được quy định đối với các hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; lấn, chiếm đất; hủy hoại đất; gây cản trở việc sử dụng đất của người khác và chuyển quyền sử dụng đất không đủ điều kiện.
Sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất sau khi vi phạm đối với các hành vi nói trên trong thực tế là rất đa dạng; nếu giải thích cụ thể việc khôi phục tình trạng ban đầu của đất sẽ không thể thể hiện được đầy đủ từng trường hợp và dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện; hơn nữa việc quy định cụ thể còn dẫn đến việc hiểu cứng nhắc và làm cho việc khắc phục hậu quả bị kéo dài, tăng thêm chi phí không cần thiết.
Vì vậy, Tổng cục Quản lý đất đai không đề xuất bổ sung nội dung giải thích thuật ngữ này mà để người có thẩm quyền xử phạt xem xét quyết định mức độ khôi phục đối với từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tế cần khôi phục.
Theo P.V (chinhphu.vn)
Ai chịu trách nhiệm di dời 300 hộ dân khỏi rừng phòng hộ ở Sóc Sơn?
Trong quá trình điều chỉnh Ban quản lý Rừng đã kiến nghị đưa diện tích đất ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí (Sóc Sơn, Hà Nội) ra khỏi quy hoạch rừng phòng hộ. Nhưng vì không có bản đồ địa chính xã Minh Tân nên không có cơ sở pháp lý để điều chỉnh.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Thanh tra TP tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng tại 2 xã Minh Trí và Minh Phú của huyện Sóc Sơn.
Liên quan đến việc giải quyết như thế nào về việc 300 hộ dân ở xã Minh Trí "bỗng dưng" nằm trong đất rừng phòng hộ, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, đất rừng ở Sóc Sơn có hơn 4.500 ha rừng, trong đó có 2 đơn vị quản lý là huyện Sóc Sơn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý.
Hơn 2.000 ha đất rừng phòng hộ đặc dụng do huyện Sóc Sơn quản lý giao cho 11 xã, một nửa còn lại TP giao Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội quản lý.
Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội. Ảnh: THÀNH AN
Đối với thôn Minh Tân, xã Minh Trí, theo ông Tuấn, trước đây, năm 1985, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc di dân xây dựng vùng kinh tế mới, huyện Sóc Sơn vận động 130 hộ dân với 474 nhân khẩu từ 5 xã tới khai hoang, trồng rừng, phát triển kinh tế tại khu kinh tế mới Đồng Đò (nay là thôn Minh Tân, xã Minh Trí).
Lúc này, rừng ở đây chưa có, "đất trống, đồi trọc, dân có trước rừng có sau". Trong quá trình phát triển, từ 130 hộ dân thôn Minh Tân, đã phát triển lên 300 hộ, có trường học, trạm xá.
"Do giai đoạn trước chưa đo đạc được bản đồ đất ở, nhưng nay Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã đo đạc xong tổng thể đất thổ cư, đất ở. UBND huyện đang thực hiện các quy trình thông qua cộng đồng dân cư thẩm định, báo cáo UBND TP để xin điều chỉnh quy hoạch rừng bóc tách thực trạng đất người dân đang ở ra khỏi đất rừng" - ông Tuấn nói.Từ những năm 1993-1995, việc đo đạc liên quan đến đất ở thì chưa được đo đạc còn quy hoạch rừng chưa chưa đưa được các hộ dân ra khỏi đất rừng.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho rằng, liên quan đến phân cấp quản lý toàn bộ phần đất rừng đã được bàn giao theo quyết định phân cấp của TP cho Sở NN&PTNT. UBND huyện Sóc Sơn đề xuất TP xin chủ trương trên cơ sở đất đang chồng lấn phải điều chỉnh để đảm bảo lợi ích cho người dân trách nhiệm thuộc về Sở NN&PTNT.
"Trách nhiệm thuộc về Sở NN&PTNT nhưng chúng tôi đề nghị TP cho phép huyện điều chỉnh quy hoạch rừng và tiếp tục giao huyện Sóc Sơn" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Tạ Văn Chiêm, Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ đặc dụng Sóc Sơn cho biết, quy hoạch rừng Sóc Sơn được khảo sát điều chỉnh lại từ 2005. Trong quá trình điều chỉnh Ban quản lý Rừng đã kiến nghị đưa diện tích đất ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí ra khỏi quy hoạch rừng phòng hộ. Nhưng vì không có bản đồ địa chính xã Minh Tân nên không có cơ sở pháp lý để điều chỉnh.
"Ngoài tấm bản đồ quy hoạch rừng năm 2008, bản đồ xác định diện tích đất thổ cư và đất dự án trồng lấn trong đất lâm nghiệp năm 2006 của huyện Sóc Sơn được phê duyệt thôn Minh Tân, xã Minh Trí vẫn nằm trọn vẹn trong đất rừng" - ông Chiêm nói.
Tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí, 22/27 trường hợp vi phạm nằm trong quy hoạch đất rừng đặc dụng, trong đó có 5 trường hợp vi phạm nằm trong đất xã quả lý ngoài quy hoạch rừng phòng hộ.
Nói về vấn đề này, ông Dương Văn Nhuận, Chủ tịch UBND xã Minh Trí cho biết, sai sót có lẽ bắt đầu từ giai đoạn 1990 - 1993, khi có cán bộ về đo vẽ bản đồ địa chính, đất rừng phòng hộ, song chính quyền xã "vì nhiều lý do chưa chủ động" trong công tác dẫn người đi đo vẽ bản đồ. Đến năm 1998, có quy hoạch về rừng phòng hộ Sóc Sơn, song "người dân cũng không được thông báo". Do đó, bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ nằm trùm lên khu dân cư.
Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng TNMT huyện Sóc Sơn cho biết quy hoạch đất rừng ở Sóc Sơn được làm theo nhiều giai đoạn. Năm 1998, Sở NN&PTNT Hà Nội làm quy hoạch rừng dựa theo bản đồ địa chính, thời điểm này diện tích đất ở thôn Minh Tân không được tách ra, vẫn nằm trong đất rừng phòng hộ, với lý do không có bản đồ địa chính đo năm 1992.
"Việc dân ở từ năm 1985 là có thật, thôn-xóm có đường, trường, trạm xá. Trách nhiệm đầu tiên là của UBND xã khi biết dân ở đó, lúc làm quy hoạch phải kiến nghị đưa ra, sau đến là trách nhiệm của huyện và sở ban ngành trong việc thực hiện quy hoạch có một quy trình nào đó còn thiếu sót" - ông Giang nhìn nhận.Đến năm 2008, điều chỉnh quy hoạch về đất rừng phòng hộ Sóc Sơn lần thứ 2, có đề nghị tách diện tích đất ở thôn Minh Tân ra khỏi đất rừng phòng hộ nhưng không làm được vì cũng là lý do "không có bản đồ địa chính năm 1992".
Theo Danviet
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước thôi chức vụ để nhận nhiệm vụ mới Ngày 7.9, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Ông Lê Văn Châu nhận nhiệm vụ mới (ảnh báo Bình Phước). Theo đó, Ban Bí thư quyết định ông Lê Văn Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình...