Vì sao không nên xem nhẹ đếm ca F0 và xét nghiệm diện rộng?
“Trong bất cứ giai đoạn nào của đại dịch, việc tập trung điều trị các ca F0 nặng để giảm tỷ lệ tử vong luôn cần được ưu tiên. Nhưng tôi không cho rằng vì thế mà chúng ta nên xem nhẹ việc đếm ca dương tính và xét nghiệm diện rộng”, Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với Dân trí.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh là Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, trưởng nhóm F5. Nhóm này gồm các chuyên gia đa ngành tập hợp thông tin có bằng chứng khoa học về Covid-19, nhằm đưa ra các khuyến cáo phòng chống dịch.
***
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), biểu đồ dịch bệnh của TPHCM những ngày qua đang có xu hướng đi ngang. Là chuyên gia dịch tễ, bà có nghĩ đây là một tín hiệu lạc quan, chứng tỏ TPHCM đã qua đỉnh dịch?
Tiến sĩ Thu Anh: Tôi vừa lạc quan, vừa lo ngại. Lạc quan vì biểu đồ này chứng tỏ những nỗ lực của chính quyền và sự hy sinh của người dân TPHCM sau 2 tháng giãn cách xã hội đã chặn được một phần đà lây lan của dịch bệnh. Nhưng chúng ta chưa thể dựa vào những số liệu đó mà có thể cho rằng TPHCM đã qua đỉnh dịch.
Những nỗ lực của chính quyền và sự hy sinh của người dân TPHCM sau 2 tháng giãn cách xã hội đã chặn được một phần đà lây lan của dịch bệnh (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).
Sau nhiều lần thay đổi biện pháp chống dịch, TPHCM đã không còn ưu tiên cho việc xét nghiệm diện rộng nữa. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là dịch bệnh vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng và có thể những số liệu mà HCDC có những ngày qua mới chỉ phản ánh một phần mức độ lây lan, quy mô của dịch bệnh.
Việc một số người dân phản ánh, họ nghi ngờ bản thân nhiễm Covid-19 nhưng không có cơ hội tiếp cận xét nghiệm PCR hay được chuyển đến bệnh viện kịp thời thời gian qua, nói lên một điều: Dịch bệnh trong cộng đồng ở TPHCM vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.
Đâu đó có ý kiến cho rằng, việc đếm số ca dương tính không còn nhiều ý nghĩa, thay vào đó sẽ tập trung điều trị những ca F0 nặng để giảm tối đa tỷ lệ tử vong. Đánh giá của bà về ý kiến này như thế nào?
Tiến sĩ Thu Anh: Trong bất cứ giai đoạn nào của đại dịch, việc tập trung điều trị các ca F0 nặng để giảm tỷ lệ tử vong luôn cần được ưu tiên. Nhưng tôi không cho rằng vì thế mà chúng ta nên xem nhẹ việc đếm ca dương tính và xét nghiệm diện rộng, vì 2 lý do:
Một là: Khi không tập trung vào số ca dương tính, không xét nghiệm diện rộng nghĩa là buộc phải chấp nhận thực tế dịch bệnh tiếp tục lây lan âm thầm trong thành phố, đặc biệt ở những khu dân cư có mật độ dân số cao. Điều đó đồng nghĩa với việc thời gian chúng ta phải giãn cách xã hội dài hơn.
Hai là: Hệ lụy của việc đó dẫn đến số liệu có thể phản ánh một phần tình trạng dịch bệnh, gây khó khăn cho công tác dự báo, đưa ra giải pháp phù hợp cho chiến lược chống dịch.
“Tôi không cho rằng vì thế mà chúng ta nên xem nhẹ việc đếm ca dương tính và xét nghiệm diện rộng” – Tiến sĩ Thu Anh chia sẻ quan điểm (Ảnh minh họa: Hải Long).
Xét nghiệm diện rộng đành rằng sẽ tốn kém, nhưng với quy mô dịch bệnh như TPHCM, tôi cho rằng thành phố cần chấp nhận sự tốn kém này để đảm bảo mọi người dân không may mắc Covid-19 đều có thể tiếp cận y tế; đồng thời chắc chắn rằng không để những ca bệnh lây lan mất kiểm soát trong cộng đồng, gây hư hại những thành quả chống dịch mà đất nước chúng ta phải trả giá rất nhiều mới đạt được.
Video đang HOT
Chúng ta có thể học hỏi các nước trong việc thay đổi phương pháp lấy mẫu xét nghiệm. Thay vì tập trung dân ở một điểm để chờ cán bộ y tế lấy mẫu – vừa tốn kém thời gian, công sức của cả chính quyền lẫn nhân dân, vừa tăng nguy cơ lây nhiễm, chúng ta có thể triển khai cho người dân tự lấy mẫu ở nhà, lấy mẫu ở hiệu thuốc, phòng khám, cơ quan, rồi lập các điểm thu mẫu ở từng địa bàn trong thành phố?
Vai trò của cơ quan chuyên môn là hướng dẫn và tuyên truyền đề người dân lấy mẫu đúng quy định.
Trung tâm xét nghiệm bằng công nghệ PCR siêu nhạy của Học viện Quân Y đã lập phòng lab ở TPHCM, với năng lực xét nghiệm 100.000 mẫu/ngày – chính quyền TPHCM nên tận dụng tối đa nguồn lực này để sớm kiểm soát dịch bệnh trong thành phố.
Chuyên gia cho rằng nên hướng dẫn để người dân tự lấy mẫu ở nhà, lấy mẫu ở hiệu thuốc, phòng khám, cơ quan, rồi lập các điểm thu mẫu ở từng địa bàn trong thành phố để giảm tải áp lực cho lực lượng y tế và chính quyền địa phương (Ảnh minh họa: Hải Long).
Hiện tại chúng ta đang sử dụng cả xét nghiệm PCR lẫn kit xét nghiệm nhanh. Nhưng điều tôi băn khoăn là chất lượng kit xét nghiệm nhanh… Cần hiểu rõ ưu nhược điểm của kit xét nghiệm nội địa để có các biện pháp chống dịch phù hợp.
Ví dụ, kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính không nên được coi là giấy thông hành di chuyển, hoặc xét nghiệm kháng nguyên chỉ nên áp dụng cho người có triệu chứng nghi mắc Covid-19.
Bà có đưa ra khuyến nghị gì cho TPHCM để việc chống dịch hiệu quả hơn cả trong giai đoạn tới?
Tiến sĩ Thu Anh: Việc các ca bệnh nặng và tử vọng tăng cao là điều tất yếu vì bao giờ nó cũng sẽ tăng sau số ca lây nhiễm. Điều này đã được đúc rút trên kinh nghiệm chống dịch ở các quốc gia khác nơi dịch bệnh phức tạp. Ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng cũng sẽ không có ngoại lệ.
Hiện tại, TPHCM đang áp dụng mô hình 5 tầng điều trị, với mục đích phân loại bệnh nhân. Phân tầng là một chiến lược đúng đắn, nhưng sau một thời gian hoạt động, tôi nghĩ TPHCM cần tiếp tục đánh giá hiệu quả của việc phân 5 tầng điều trị.
Theo chuyên gia, các bác sĩ có tay nghề cao, với các trang thiết bị y tế hiện đại nhất đang được tập trung ở hai tầng 4-5 (Ảnh minh họa: Hải Long).
Có lo ngại rằng việc quá nhiều tuyến cần phải chuyển, gây phức tạp cho công tác điều phối, làm hạn chế khả năng tiếp cận y tế của số đông bệnh nhân.
Với cách phân tầng hiện nay, các bác sĩ có tay nghề cao và các trang thiết bị y tế hiện đại nhất mà chúng ta có được tập trung ở hai tầng 4-5. Nhưng tầng 2-3, nơi tập trung nhóm F0 triệu chứng nhẹ và nhóm F0 có nguy cơ cao, thì trang thiết bị y tế… đều đang căng thẳng. Ngay cả số bác sĩ hồi sức phân bổ cho các tầng này cũng đang là nỗ lực rất lớn của Bộ Y tế…
Trong khi đó, biến chủng Delta khiến tình trạng bệnh của một số F0 ở tầng 2-3 có thể diễn biến xấu rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Nhiều bệnh nhân chưa kịp làm xong thủ tục chuyển viện lên tuyến trên có thể nguy kịch. Trong khi nếu tiết kiệm được thời gian chuyển tuyến, có thiết bị y tế hỗ trợ kịp thời, thì có thể họ sẽ tốt hơn, có nhiều cơ hội sống sót.
Theo tôi, nên chăng thay vì phân thành 5 tầng, TPHCM chỉ nên phân thành 3 tầng:
Tầng 1 tại cộng đồng: Thiết lập tổ y tế cộng đồng (đã xây dựng và đang thí điểm tại quận 7) hoặc Trung tâm cấp cứu F0 tại cộng đồng (mô hình tại quận 10), để quản lý sức khỏe F0 tại cộng đồng, đo SpO2 phát hiện sớm nguy cơ bệnh nặng, xử trí tại cộng đồng và vận chuyển bệnh nhân tới bệnh viện khi tổ không đủ năng lực cứu chữa. Tổ y tế cần được thiết lập và tập huấn từ giai đoạn sớm để tránh bị động.
Nhiều chung cư chưa có người ở tại TPHCM đang được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh: Hữu Khoa).
Tầng 2 bệnh viện dã chiến, bệnh viện quận: Điều trị ca chớm nặng, ca vừa, theo dõi ca có nguy cơ cao chuyển tình trạng nghiêm trọng. Tầng này cần có năng lực trải rộng, xử lý được tình huống nặng để bệnh nhân không cần chuyển viện, cần có bể oxy ổn định và cho lượng bệnh nhân lớn, nên cần được ưu tiên đầu tư.
Tầng 3 là bệnh viện tầng 5 hiện nay: Chữa các ca bệnh nghiêm trọng.
Các tổ y tế cộng đồng do Bệnh viện Quận 7 thành lập đã liên hệ với các bệnh viện tuyến trên để thống nhất về các thủ tục giấy tờ, nên sẵn sàng chuyển bệnh nhân đi khi cần mà không mất thời gian điều phối.
Trong trường hợp có bệnh nhân cần chuyển lên tuyến trên, việc xử lý diễn ra chỉ trong thời gian ngắn. Với mô hình này, trong tuần đầu tháng 8, các Tổ y tế cộng đồng quận 7 đã quản lý, chăm sóc, theo dõi 2.650 F0 và 2.500 F1 cách ly tại nhà; thăm khám cho 1.000 F0 tại nhà và 2.150 F0 qua điện thoại, kịp thời chuyển đi bệnh viện tuyến trên 157 bệnh nhân nặng.
Một điều quan trọng nữa là những bài học chúng ta đã có ở TPHCM, cả mặt tích cực lẫn mặt hạn chế nhất định phải được mang ra mổ xẻ để các địa phương khác rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho những kịch bản có thể xảy ra trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Bắc Ninh phải tranh thủ từng phút, thần tốc truy vết
Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, Bắc Ninh làm rất tốt tốc độ truy vết, trả kết quả xét nghiệm và phải giữ bằng được tốc độ này để khoanh vùng dập dịch nhanh hơn.
Ngày 8/5, ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 - làm việc với tỉnh Bắc Ninh để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch. Bắc Ninh ghi nhận 46 ca dương tính SARS-CoV0-2 chỉ trong 1 tuần, tập trung nhiều nhất ở Thuận Thành với 37 ca, riêng xã Mão Điền có tới 34 ca.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, Bắc Ninh phải tranh thủ từng giờ từng phút, thần tốc truy vết, trả kết quả xét nghiệm. Hiện Bắc Ninh cũng đang làm rất tốt nhưng phải quyết giữ bằng được tốc độ này.
Ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Bắc Ninh tiếp tục phải tranh thủ từng giờ từng phút, thần tốc truy vết, trả kết quả xét nghiệm.
Đoàn công tác của Bộ Y tế nhận định, ổ dịch ở Bắc Ninh có nguồn lây rõ ràng từ người ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 trở về, đến nay các ca bệnh vẫn được theo dấu nguồn lây, chưa bị mất dấu. Theo báo cáo của huyện Thuận Thành, toàn bộ cán bộ UBND xã Mão Điền hiện đều trong diện F1 do cơ quan này có 1 bệnh nhân COVID-19. Ngoài ra, 47 cán bộ, chiến sĩ công an huyện này và toàn bộ cán bộ xã Xuân Lâm đang thuộc diện F2.
Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành xin ý kiến về việc cho các trường hợp F1 trên cách ly tại xã để "vừa cách ly vừa chỉ đạo chống dịch", còn F2 được cách ly tại cơ quan. Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên khẳng định: " Dứt khoát F1 phải cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà, việc cách ly này phải rất chặt chẽ ".
PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh, đưa F1 đi cách ly tập trung là để chặt đứt nguồn lây khỏi cộng đồng một cách triệt để, vì thế tuyệt đối không để sót ai: " Điều này là không thoả hiệp, không bàn cãi. Để F1 ở cộng đồng là quá nguy hiểm".
Theo báo cáo của tỉnh Bắc Ninh, hiện dịch xuất hiện tại 5/8 huyện, thị xã, thành phố. Những địa phương còn lại vừa phải cảnh giác cao độ, bảo vệ chặt chẽ, vừa phải coi như đang có dịch để kích hoạt mức cao nhất về biện pháp chống dịch. Việc kích hoạt này phải đến tận từng thôn, làng, từng người dân.
Khi trực tiếp kiểm tra chốt phòng dịch ở phường Vân Dương (TP Bắc Ninh), nơi ghi nhận ca bệnh COVID-19 và phường phải thực hiện phong toả, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: " Việc phong toả phải rất nghiêm ngặt, nội bất xuất ngoại bất nhập. 230 hộ của khu vực phong toả phải ký cam kết chấp hành đảm bảo phòng dịch. Riêng cá nhân người thuộc diện F2 phải ký cam kết không được ra khỏi nhà ".
Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò then chốt của tổ COVID-19 cộng đồng. Theo đó, tổ này hàng ngày phải theo dõi, lấy thông tin sức khoẻ 2 lần với người F2; phải có sổ theo dõi, nhật ký.
Việc thành lập tổ COVID-19 cộng đồng không chỉ thực hiện ở nơi có dịch mà phải lập trên toàn tỉnh, kể cả khi có dịch hay không. Thẩm quyền thành lập tổ này thuộc về chủ tịch UBND cấp xã/ phường. Tổ phải được tập huấn, gửi tài liệu trực tiếp để nghiên cứu. Đây chính là "ra đa, ăng ten, mắt thần" cho ban chỉ đạo chống dịch, là nơi tổng hợp thông tin phát giác "người lạ" như nhập cảnh trái phép, người trốn cách ly...
Diễn biến dịch COVID-19 ở Bắc Ninh đang diễn biến phức tạp.
Chuyên gia đi cùng đoàn Bộ Y tế cho rằng, khi có ổ dịch tại cộng đồng, việc khoanh vùng phong toả phải theo nguyên tắc khoanh vùng tạm thời, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Sau khi có kết quả xét nghiệm, đánh giá nguy cơ, các mối liên quan dịch tễ, sẽ thu dần diện khoanh vùng, nguy cơ đến đâu khoanh vùng đến đó để tiến tới "phong toả cứng" gọn nhất có thể.
" Bên trong ổ dịch được phong toả đó phải dập dịch triệt để, bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong ổ dịch. Nếu coi việc khoá ổ dịch đó rồi mải miết chống dịch nơi xung quanh thì không khác gì nhà cháy lại khoá cửa lại ", PGS.TS Trần Như Dương ví von để minh hoạ cho việc phải làm sạch ổ dịch, theo nguyên tắc nhà cách ly nhà, người cách ly người.
Thứ trưởng Bộ Y tế và đoàn chuyên gia của Bộ lưu ý Bắc Ninh chú ý 4 mặt trận khác. Mặt trận "nóng" đầu tiên được nhắc tới là các xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp, rút kinh nghiệm từ bài học Hải Dương cách đây không lâu.
Với mặt trận thứ hai là cơ quan công sở, đơn vị công quyền, chuyên gia khuyến cáo phải siết chặt kỷ luật, tuân thủ quy chế phòng chống dịch, khai báo dịch tễ đầy đủ.
Mặt trận thứ 3 là bệnh viện và cơ sở y tế. Thứ trưởng lưu ý, Bộ Y tế vừa có Công văn số 3775 ngày 6/5 về việc tăng cường phòng chống dịch trong cơ sở khám chữa bệnh và Công điện về việc nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất, chủ động xét nghiệm COVID-19 tại các bệnh viện.
Mặt trận thứ 4 được các chuyên gia lưu ý là khu cách ly tập trung.
Bà Đào Hồng Lan - Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
Bà Đào Hồng Lan - Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh cho biết, đợt dịch lần này, địa phương xác định không thể chủ quan và đã vào cuộc tích cực ngay khi có thông tin ban đầu. Tuy nhiên, tỉnh rất cần sự hỗ trợ triệt để của Bộ Y tế để dập dịch càng sớm càng tốt.
Theo Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh, hiện địa phương có gần 1.000 người thuộc diện F1 đang cách ly tập trung, còn hơn 200 mẫu xét nghiệm cho đối tượng này đang chờ kết quả. Nếu phát sinh thêm ca bệnh, lượng F1, F2... sẽ lại tăng lên. Riêng với huyện Thuận Thành, nếu mở rộng xét nghiệm cho người dân, sẽ phải lấy tới 180.000 mẫu, chưa kể lực lượng công nhân lao động.
Do đó, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh mong Bộ Y tế hỗ trợ về nhân lực, test kit xét nghiệm, các thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, đồ bảo hộ, dung dịch khử khuẩn...)
TP.HCM mở rộng danh sách cách ly y tế người đến từ 35 điểm và chuyến bay, xe khách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chiều 8-5 thông báo mở rộng cách ly y tế, xét nghiệm theo quy định đối với người đến từ 35 địa điểm thuộc 13 tỉnh, thành phố và một chuyến bay, một chuyến xe khách vì liên quan dịch COVID-19. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho nhân viên quán nướng Bảo Lộc, 160 Phạm...