Vì sao không nên lạm dụng thuốc giảm đau?
Thói quen dùng thuốc giảm đau ngay lúc chớm đau là không lành mạnh và điều này một ngày nào đó có thể khiến mọi thứ trở nên khó khăn với bạn.
Ảnh: Shutterstock
Sử dụng thuốc giảm đau là hiệu quả và an toàn nếu bạn làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng nếu lạm dụng chúng, cơ thể của bạn sẽ “lãnh đủ”.
Sau đây là một số hậu quả đối với sức khỏe nếu bạn dùng quá nhiều thuốc giảm đau, theo trang tin The Health Site.
Góp phần lây lan cảm lạnh, cúm thông thường
Uống thuốc giảm đau để chống lại cơn đau cơ thể do cúm là một ý tưởng tồi, đặc biệt nếu bác sĩ không khuyến cáo. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Infectious Diseases, dùng thuốc giảm đau để kiềm chế cúm có thể khiến tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nghiên cứu nói rằng thuốc giảm đau có thể làm tăng sự lây truyền bệnh cúm thêm 5%, theo The Health Site.
Video đang HOT
Làm cho cơn đau đầu tồi tệ hơn
Việc dùng thuốc giảm đau để trị đau đầu có thể gây hại nhiều hơn lợi. Theo Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE), người dùng quá nhiều thuốc giảm đau để điều trị chứng đau đầu có thể trở thành nạn nhân của dùng quá liều. Điều này sẽ làm cho cơn đau đầu của họ trở nên nghiêm trọng và khó chịu đựng hơn.
Làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
Nếu bạn đã sống sót sau cơn đau tim, thì bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Một nghiên cứu của chuyên gia Bệnh viện Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho thấy uống thuốc giảm đau sau cơn đau tim làm tăng đến 59% nguy cơ bị đột quỵ hoặc một cơn đau tim khác trong vòng một năm, theo The Health Site.
Có thể gây tổn thương thận
Thận chịu trách nhiệm lọc các loại thuốc ra khỏi cơ thể. Uống quá nhiều thuốc có thể cản trở dòng máu chảy đến thận, có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc chấn thương. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Family Physician Journal, việc lạm dụng thuốc giảm đau, có hoặc không được kê đơn, làm tăng 20% số ca suy thận cấp.
Nó có thể dẫn đến nghiện
Sử dụng lâu dài thuốc giảm đau có thể dẫn đến sự phụ thuộc về thể chất vào thuốc. Điều này có nghĩa cơ thể bạn sẽ bắt đầu thích nghi với các hóa chất trong thuốc giảm đau và tạo dựng khả năng dung nạp dành cho nó. Điều này có thể dẫn đến những triệu chứng vật vã vì thiếu thuốc nếu bạn dừng đột ngột và buộc bạn dùng liều cao hơn để nhận được những lợi ích từ thuốc, theo The Health Site.
Theo thanhnien
Đau dữ dội, bụng cứng đờ, thủng nội tạng vì dùng thuốc giảm đau theo kiểu này
Người đàn ông bị hoa mắt, chóng mặt, nôn, sốt, đau dữ dội vùng thượng vị. Trước đó, ông hay đau các khớp nên dùng thuốc giảm đau liên tục.
Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn T, 58 tuổi, đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang, bị bụng chướng, co cứng thành bụng.
Ông T cho hay, ông có tiền sử bị đau các khớp nên thường xuyên dùng thuốc giảm đau, gần đây ông sử dụng thuốc mất kiểm soát. Hôm vào viện, ông bị đau bụng dữ dội suốt cả ngày. Đến tối ông phải đi viện cấp cứu.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thủng tạng rỗng, thủng dạ dày, chỉ định mổ cấp cứu. Sau mổ, ông được điều trị tại Khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu.
Bệnh nhân được mổ cấp cứu vì thủng dạ dày sau dùng thuốc giảm đau không kiểm soát
Gần đây, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang thường phải tiếp nhận các bệnh nhân bị đau bụng, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày... do dùng thuốc kháng đau, kháng viêm nhóm steroid và không steroid.
Riêng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày - tá tràng..., mỗi năm, Khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu tiếp nhận hơn 10 trường hợp. Đa phần bệnh nhân là người già, bị các bệnh đau đầu, đau lưng, đau khớp... tự ý dùng thuốc trong thời gian dài. Có những trường hợp, bệnh nhân dùng lần đầu cũng có thể bị.
Các bác sĩ cảnh báo, các thuốc giảm đau chống viêm có cả dạng tiêm và uống, là thuốc dễ mua nên nhiều người lạm dụng. Không kể những trường hợp cấp cứu vì nôn ra máu, đại tiện ra máu, đại tiện phân đen... do thuốc, thì nhiều trường hợp dùng thuốc chỉ thấy bụng ậm ạch, khó tiêu... nội soi đã thấy xung huyết, viêm loét cấp tính dạ dày - tá tràng (bệnh salami). Đặc biệt, đã có trường hợp bệnh nhân tử vong vì dùng các loại thuốc này.
Do đó, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau mà nên dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Khi được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, người bệnh nên chú ý khai báo có cơ địa dị ứng, tình trạng đường ruột, dạ dày để thầy thuốc kê toa phù hợp hoặc tư vấn thời điểm uống thuốc thích hợp.
Một điểm lưu ý quan trọng khi uống thuốc giảm đau là tuyệt đối không uống khi đói vì có thể gây viêm, loét, nặng hơn là xuất huyết, thủng đường tiêu hóa.
Sau khi uống thuốc giảm đau, nếu thấy những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn thì phải vào bệnh viện để cấp cứu. Ngoài ra, nếu uống thuốc xong mà cảm thấy đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói thì cũng phải nhập viện để kiểm tra đường tiêu hóa. Đối với người có bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, viêm gan, sau khi uống cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác khác lạ thì nên đến cơ sở y tế để khám.
Võ Thu
Theo giadinh.net
Nhà sản xuất thuốc giảm đau xin phá sản MỸ - Công ty dược phẩm Purdue Pharma LP nộp đơn xin tổ chức lại tập đoàn nhằm dàn xếp các vụ kiện cấp bang và liên bang đang chống lại mình. Tối 15/9, ban lãnh đạo Purdue Pharma LP, hãng dược phẩm sản xuất thuốc giảm đau kê đơn OxyContin đã họp và quyết định nộp đơn lên tòa xin phá sản...