Vì sao không nên đi bơi, chơi trò dưới nước khi bị tiêu chảy?
Các cơ quan y tế Hoa Kỳ vừa ban hành 1 cảnh báo khẩn cấp tới cộng đồng: nếu bị tiêu chảy hãy ngừng đi bơi. Cảnh báo này được đưa ra sau khi báo cáo cho thấy chỉ trong giai đoạn 2000-2014 đã có 8 người chết và 30.000 người bệnh vì các vi khuẩn trong bể bơi khách sạn.
Phần lớn nguyên nhân của tình trạng trên là do 1 ký sinh trùng có tên cryptosporidium (Crypto) , vốn có nhiều trong phân người – chiếm 89%.
Nó có thể sống sót trong bể bơi có mức clo bình thường. Do đó, người đang bị bệnh tiêu chyar không nên đi bơi.
“Chỉ cần nuốt 1 ngụm nước có Crypto là đủ khiến trẻ em và người lớn khỏe mạnh bị ốm trong nhiều tuần với các triệu chứng như tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn”, Michele Hlavsa, Giám đốc chương trình Bơi lội lành mạnh của TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết.
“Clo không thể giết chết Crypto nhanh chóng. Do đó, chúng ta cần giữ cho nước hồ bơi tránh xa loại vi khuẩn này. Đừng xuống nước và đừng để lũ trẻ đi bơi nếu đang bị tiêu chảy”.
Vi khuẩn Legionella (gây viêm phổi và các triệu chứng như cúm) và Pseudomonas (phát ban và viêm tai) là nguyên nhân tiếp theo gây ra các vụ dịch bệnh do bơi lội với 16% do Legionella và 13% do Pseudomonas.
Nếu bể bơi, bể sục và các sân chơi dưới nước không được làm sạch đúng cách, các vi khuẩn có thể phát triển và hình thành màng sinh học trên các bề mặt ẩm ướt. Legionella và Pseudomonas sống trong các màng bọc này và các chất khử trùng sẽ khó có thể tiêu diệt chúng.
Các cơ quan sức khỏe Hoa Kỳ phải báo cáo về an toàn bơi lội mỗi năm. Và ngày thứ 5 vừa qua, TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ đã tập trung vào các đợt ốm bùng phát trong 14 năm (2000-2014) tại nước này liên quan với bơi lội hoặc tắm ở các điểm nước được xử lý.
Trung bình mỗi năm có khoảng 15 vụ dịch như vậy với khoảng 1.800 người mắc bệnh.
493 vụ dịch đã được báo cáo trong 14 năm gây ra ít nhất 27.000 ca bệnh và 8 ca tử vong.
Video đang HOT
Hơn một nửa vụ dịch xuất hiện vào mùa hè, mùa cao điểm của bơi lội.
CDC khuyến cáo các đơn vị quản lý bể bơi cần duy trì các phương pháp làm sạch thích hợp với lượng chất khử trùng đủ để ngăn vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho người bơi.
CDC cũng cho rằng những người đi bơi và cha mẹ trẻ nhỏ đóng vai trò hàng đầu trong ngăn ngừa bùng phát ký sinh trùng Crypto.
Nhân Hà
Theo Dân trí
5 dấu hiệu viêm ruột thừa sớm nhất bạn phải đi khám ngay
Dưới đây là chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu về những dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa để chúng ta kịp thời phát hiện, tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa sớm nhất
Đau ruột thừa thừa xuất hiện ở độ tuổi 12 đến 22 nhưng nó vẫn xuất hiện ở tất cả các độ tuổi khác.
Đau bụng
Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên nhất khi ruột thừa bắt đầu viêm. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải. Cơn đau này ban đầu chỉ hơi âm ỉ và khi bệnh trở nặng thì mới đau dữ dội. Do đó, lúc đầu đa phần mọi người ai cũng chủ quan và nhầm tưởng chỉ là đau bụng thông thường. Đó là lý do mà đã có rất nhiều ca tử vong vì ruột thừa bị vỡ không kịp cấp cứu.
Đặc biệt, cơn đau bụng do đau ruột thừa sẽ tăng dần từ đau âm ỉ cho đến đau dữ dội mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Vì vậy, khi bụng bị đau thì bạn cần theo dõi xem diễn tiến bệnh thế nào và có kèm theo các triệu chứng sau hay không để kịp thời chữa trị.
Nôn
Khi bị viêm dạ dày, buồn nôn và nôn là dấu hiệu thường đi sau cơn đau bụng. Buồn nôn cũng có thể xảy ra do các vấn đề khác, nhưng nếu buồn nôn, đi kèm nôn và đau bụng thì không nên chủ quan vì khả năng bạn bị viêm ruột thừa là rất cao.
Chán ăn
Khi ruột thừa bị viêm, người bệnh sẽ bắt đầu thấy chán ăn ngay. Bạn sẽ không thấy đói, mất cảm giác thèm ăn, có ăn cũng không thấy ngon miệng, thậm chí là sợ thức ăn. Dấu hiệu này thường thể hiện rất rõ và khoảng 74 - 78% người bệnh đều có dấu hiệu này.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Viêm ruột thừa tương tự với các bệnh rối loạn tiêu hóa nên dễ dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện. Có người thì bị tiêu chảy liên tục nhưng cũng có người lại bị táo bón nặng. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, khó tiểu, tiểu dắt.
Sốt
Sốt là dấu hiệu xuất hiện khá muộn và báo hiệu cho biết bệnh viêm ruộtthừa đã chuyển sang giai đoạn khá nặng. Tuy nhiên, cơn sốt thường không quá cao, thông thường chỉ trong khoảng 37,2 - 38,3 độ C nên rất nhiều người bệnh chủ quan. Thế nhưng, theo lời khuyên của bác sĩ, nếu bạn đau bụng bên phải lại chán ăn và xuất hiện sốt thì cần đi khám ngay để không quá muộn nguy hiểm đến tính mạng bạn nhé.
Thành bụng căng cứng
Đây gần như là dấu hiệu nặng của tình trạng viêm ruột thừa. Khi cơn đau bụng đã tăng lên đến mức dữ dội, thành bụng có cảm giác căng cứng lại, sờ vào cũng thấy bị căng cứng.
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Người ta nghĩ rằng viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do tích tụ nhiều chất dịch nhầy trong lòng ruột thừa hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy hay phân trở nên cứng, giống như đá và làm tắc nghẽn lỗ thông.
Hiện tượng phân cứng như đá được gọi là &'sỏi phân' (phân có kích thước bằng hạt đậu, cứng và bị can xi hóa gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừavà manh tràng). Có thể có hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa.
Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xãy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm.
Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm trùng sẽ lan rộng vào trong ổ bụng.
Tuy nhiên hiện tượng nhiễm trùng này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa. Đôi khi viêm ruộtthừa có thể tự khỏi mà không cần phẩu thuật nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng không lan rộng vào ổ bụng. Viêm, đau và các triệu chứng sẽ biến mất. Trường hợp này có thể gặp ở những người già và được sử dụng kháng sinh.
Những bệnh nhân này có thể một thời gian lâu sau khi bị viêm ruột thừa sẽ đến gặp bác sĩ vì một khối ở vùng bụng dưới phải do kết quả của hiện tượng tự &'chữa lành' của cơ thể.
*Lưu ý khi bị đau ruột thừa
- Các dấu hiệu trên có thể dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hoá hay ngộ độc. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ viêm ruột thừa khác với trúng độc ở chỗ là bụng đau âm ỉ và tăng dần, còn ngộ độc hay đau do rối loạn tiêu hoá sẽ bị đau quặn ngay lập tức. Bên cạnh đó, khi bị ngộ độc, các dấu hiệu trên thường xuất hiện cùng lúc, còn nếu bị viêm ruột thừa, các dấu hiệu sẽ xuất hiện lần lượt, từ nhẹ đến nặng.
- Viêm ruột thừa thực sự rất nguy hiểm bởi nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây vỡ ruột, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy, tốt nhất, khi xuất hiện các dấu hiệu đầu, các bạn nên đi khám ngay, đừng để đến khi gặp các dấu hiệu nặng như sốt hay thành bụng căng cứng mới đi điều trị nhé.
Theo www.phunutoday.vn
6 lưu ý khi dùng đũa để không gây hại sức khỏe Bạn không dùng đũa đúng cách coi chừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dùng đũa không đúng cách hại sức khỏe. Không dùng quá lâu Đũa dùng quá lâu sẽ dẫn tới ung thư gan Nếu dùng đũa không đúng cách quá thời gian cho phép có thể sinh sản ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh...