Vì sao không hút thuốc vẫn bị tắc nghẽn phổi mạn tính?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CODP) là tình trạng phổi suy nhược gây khó thở. 30% người không hút thuốc lá vẫn mắc căn bệnh này.
Đây là nguyên nhân tử vong nhiều thứ 4 tại Mỹ và thứ 3 tính trên toàn cầu. Cứ khoảng 10 người trên 40 tuổi, có một người gặp phải tình trạng này. Nó gây tắc nghẽn luồng khí và các vấn đề về hô hấp làm hạn chế các hoạt động hàng ngày của mọi người. Các triệu chứng phổ biến nhất của COPD là khó thở, ho mạn tính và có đờm .
Trước đây, hút thuốc và ô nhiễm không khí được cho là hai nguyên nhân chính hàng đầu dẫn đến tắc nghẽn phổi mạn tính. Nhưng khi tỷ lệ hút thuốc và ô nhiễm không khí giảm, số bệnh nhân vẫn gia tăng.
Nghiên cứu mới do chính phủ Mỹ tài trợ, đăng trên tạp chí The Journal of the American Medical Association ngày 9/6, phân tích hình chụp CT 6.500 phổi của người lớn tuổi, bao gồm cả người hút thuốc và người không hút thuốc, bị và không bị tắc nghẽn phổi mạn tính.
COPD gây ra tắc nghẽn luồng khí và các vấn đề về hô hấp làm hạn chế các hoạt động hàng ngày của mọi người. Ảnh: Shutterstock
“Kết quả cho thấy những người có đường thở nhỏ hơn có nguy cơ tắc nghẽn phổi mạn tính cao hơn nhiều so với những người có đường thở bình thường hoặc lớn hơn”, Benjamin Smith, Trung tâm y tế Irving thuộc Đại học Columbia, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cũng xem xét những người đã hút thuốc trong nhiều thập kỷ nhưng không bao giờ phát triển tình trạng này và thấy rằng họ có kích thước đường thở lớn hơn nhiều so với kích thước phổi.
Không khí chúng ta hít vào sẽ đi qua khí quản vào các đường dẫn khí nhỏ hơn gọi là phế quản và tiểu phế quản. Khi cơ thể phát triển, những đường dẫn khí này phát triển tương ứng với kích thước của phổi. Nhưng ở một số người, chúng trở nên nhỏ hơn hoặc lớn hơn gây ra chứng khó thở.
Ngoài ra, một khả năng khác là do quá trình phổi phát triển từ khi còn trong bụng mẹ, người mẹ hút thuốc lá, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bị nhiễm virus đường hô hấp ảnh hưởng đến sự phát triển đường thở ở trẻ.
Các bác sĩ nhận thấy thuốc giãn phế quản, một loại thuốc hít giúp thư giãn các cơ trong phổi và mở rộng đường thở phát huy tác dụng ở các bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mạn tính. Và nghiên cứu này giải thích cho điều đó.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân số 2019 là 4,2%, trong số những người bị bệnh có 37,5% người trưởng thành được ghi nhận là có các triệu chứng nghiêm trọng.
Người hút thuốc lá nên ăn gì để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể?
Cam, cà rốt, bông cải xanh,... là những thực phẩm có thể giúp tống nicotine ra ngoài.
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn thế giới. Nicotine có trong thuốc lá được tích lũy trong cơ thể chúng ta với số lượng lớn và gây ra nhiều bệnh, trong đó có ung thư.
Chính vì thế, để nicotine ra khỏi cơ thể là rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hút thuốc như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh tim mạch vành, đột quỵ,... Có một số thực phẩm lành mạnh giúp loại bỏ nicotine ra ngoài. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp tống nicotine ra ngoài, theo Boldsky.
Bông cải xanh, cam, cà rốt,... là những thực phẩm có thể tống nicotine ra ngoài. Ảnh: Internet
Cam
Cam là loại trái cây có thể phục hồi vitamin C trong cơ thể bị mất do hút thuốc, điều này có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và loại bỏ nicotine ra khỏi cơ thể.
Cà rốt
Trong cà rốt có chứa vitamin A, C, B và K giúp tăng cường hệ thống "phòng thủ" của cơ thể, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương của các dây thần kinh và da do hút thuốc.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa vitamin B5 và vitamin C, những hợp chất này giúp tăng cường trao đổi chất và giúp loại bỏ nicotine khỏi cơ thể. Đồng thời chúng còn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Kiwi
Kiwi chứa nhiều vitamin A, C và E. Tiêu thụ kiwi giúp phục hồi mức độ của các vitamin bị mất do hút thuốc và đẩy nicotine ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, inositol trong kiwi giúp chống trầm cảm.
Lựu
Lựu là loại trái cây có thể giúp cải thiện số lượng hồng cầu bị giảm do nicotine. Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa của quả lựu còn giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể chúng ta.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Sai lầm khi uống rượu mà hàng triệu người vẫn đang mắc phải Uống chung rượu với nước tăng lực, uống rượu khi bụng rỗng,... là một trong những sai lầm khi uống rượu mà hàng triệu người Việt vẫn đang mắc phải. Các sai lầm khi uống rượu dưới đây có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe như đau dạ dày, đầy bụng, nặng hơn là các tổn thương nội tạng. 1....