Vì sao không được nhận trẻ ở chùa Bồ Đề làm con nuôi?
Muốn nhận cháu bé đang mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi nhưng gia đình anh Nguyên không biết làm cách nào. Nay các bé được chuyển về trung tâm bảo trợ xã hội, việc nhận con nuôi liệu có dễ hơn.
Gia đình anh Đăng Nguyên (Hà Nội) muốn nhận cháu bé Kiều Tâm Anh (bị bệnh ly thượng bọng bì nước) ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) làm con nuôi. Tuy nhiên thời gian vừa qua, vợ chồng anh đã gặp nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý. Bởi vậy, dù vợ chồng anh Nguyên cùng nhóm thiện nguyện EB muốn đưa cháu bé đi bệnh viện để chăm sóc tốt hơn nhưng cũng đành chịu.
Nhiều người thắc mắc, tại sao gia đình có điều kiện, có lòng từ thiện muốn nhận nuôi con nuôi mà khó như thế? Và mới đây, bé Tâm Anh đã được chuyển về Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An (ở Ba Vì, Hà Nội), vậy nguyện vọng nhận con nuôi của vợ chồng anh Nguyên có dễ thực hiện hơn? Phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình(Cục trưởng Cục Nuôi con nuôi – Bộ Tư pháp).
Chùa Bồ Đề nhận cũng sai, cho cũng sai
Theo ông Nguyễn Văn Bình, trước đây, gia đình nào muốn nhận nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề rất khó. Chùa Bồ Đề không có chức năng nuôi trẻ nên cũng không được phép cho ai nhận nuôi, ngoại trừ những trẻ còn cha mẹ đẻ hợp pháp. Những người cha mẹ đẻ này có thể quyết định cho con nuôi hay không. Khi đó, gia đình nhận nuôi con nuôi phải làm thủ tục qua chính quyền phường Bồ Đề.
“Với trẻ không có cha mẹ, chùa Bồ Đề nhận nuôi cũng sai mà cho đi cũng sai.” – Ông Cục trưởng nói.
Thời gian vừa qua, nhóm thiện nguyện muốn đưa bé Kiều Tâm Anh (cháu bé có giòi vì bệnh ly thượng bọng bì nước) đi bệnh viện mà không được cũng vì lẽ đó.
Bé Tâm Anh bị bệnh hiểm nghèo tại chùa Bồ Đề
Ông Bình cho hay, khi đó, cháu bé đang được nuôi ở chùa Bồ Đề. Mặc dù việc nuôi dưỡng không hợp pháp nhưng nhà chùa vẫn có nghĩa vụ chăm sóc cháu bé. Nếu thấy bệnh tình nguy hiểm, chùa Bồ Đề phải cho bé đi bệnh viện. Ai có lòng từ thiện thì xin chịu trách nhiệm thanh toán hóa đơn bệnh viện. Nếu nhà chùa không đồng ý, nhóm thiện nguyện khó có thể giúp cháu bé. Nhóm thiện nguyện không có trách nhiệm đối với cháu bé này nên không thể tự đưa bé đi viện.
Video đang HOT
Nhận nuôi trẻ chùa Bồ Đề đã dễ hơn?
Nhưng kể từ bây giờ, khi những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề đã được chuyển về trung tâm bảo trợ xã hội, gia đình nào muôn xin nhận con nuôi sẽ dễ dàng hơn.
Cục trưởng Cục Nuôi con nuôi cho biết, hiện tại, các gia đình muốn nhận con nuôi phải chờ cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ chuyển những đứa trẻ này về trung tâm bảo trợ xã hội. Khi đó, các gia đình sẽ nộp hồ sơ xin nhận con nuôi.
Với những bé không còn cha mẹ hay người thân, trung tâm bảo trợ được coi là người giám hộ. Giám đốc trung tâm sẽ xem xét có đồng ý cho các gia đình nhận con nuôi hay không. Nếu đồng ý, trung tâm sẽ cấp hồ sơ của trẻ cho gia đình nhận nuôi. Sau đó, gia đình mang hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và hồ sơ của đứa trẻ ra phường đăng ký.
Nhưng trước hết, trung tâm bảo trợ phải ra thông báo tìm thân nhân. Nếu hết thời hạn mà không có người nào đến nhận, Sở Tư pháp sẽ thông báo về việc cho phép nhận con nuôi. Các gia đình trong nước được ưu tiên nhận con nuôi, sau đó mới đến gia đình nước ngoài.
“Nếu nhiều gia đình cùng xin nhận một đứa trẻ làm con nuôi, cơ quan chức năng sẽ chọn gia đình nào có điều kiện tốt nhất, không chỉ về kinh tế mà cả giáo dục, môi trường…” – Ông Cục trưởng nói thêm.
Luật Nuôi con nuôi quy định, Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Theo quy định, người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. Người nuôi con nuôi phải hoàn tất 2 bộ hồ sơ. Hô sơ cua ngươi nhân con nuôi gồm có: Đơn xin nhận con nuôi, chứng minh nhân dân, lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình,… Hô sơ cua ngươi đươc nhân lam con nuôi gồm có: giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, hai ảnh toàn thân, biên bản xác nhận của UBND nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. Lệ phí nhận con nuôi (nếu có) là 400.000đ. Miễn lệ phí đối với người nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi. Nhiều người cũng đặt câu hỏi những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề lâu nay có được khai sinh hay không. Theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi và báo chính quyền, sau 30 ngày thông báo, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh. Nơi đăng ký khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo Dantri
Hành trình mua bán cháu bé tại chùa Bồ Đề
Nguyễn Thị Thanh Trang đã nhờ mẹ đẻ cháu bé làm các thủ tục "rút" cháu bé ra khỏi chùa, sau đó mới giao cho Nguyệt nuôi dưỡng. Thực tế, Trang đã bán đứa bé cho Phạm Thị Nguyệt lấy 35 triệu đồng.
Sự biến mất bất thường của cháu bé
Vụ việc mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) được phát giác từ tố cáo của anh Nguyễn Thành Long (trú tại quận Long Biên, Hà Nội). Theo đó, cuối năm 2013, biết được trường hợp một cháu bé bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề, vợ chồng anh Long đã quyết định nhận cháu bé này làm con đỡ đầu và đặt tên là Cù Nguyên Công. Vợ chồng anh Long thường xuyên qua chùa Bồ Đề thăm cháu bé và thỉnh thoảng được nhà chùa cho phép đón cháu về nhà chăm sóc.
Những ngày cuối năm 2013, khi cháu Công đang ở nhà cùng vợ chồng anh Long, anh Long nhận được điện thoại của Nguyễn Thị Thanh Trang, khi ấy là người quản lý khu nhà nuôi dưỡng các cháu bé bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề. Trang yêu cầu vợ chồng anh Long đưa cháu về chùa ngay vì sắp có đoàn kiểm tra.
Đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang (phải) và Phạm Thị Nguyệt. (Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp)
Ít ngày sau, vợ anh Long đến chùa để đón cháu Cù Nguyên Công đưa đi chữa bệnh thì nhận được thông tin cháu bé đã được mẹ đẻ đón về. Cảm thấy có chuyện bất thường vì ban đầu, anh Long được biết cháu Công bị bỏ rơi ở cổng chùa, vợ chồng anh Long đã gặng hỏi. Lúc này, Trang cho biết, ông bà ngoại của cháu bé phát hiện ra việc con gái mình đã sinh con sau đó gửi vào chùa nên bắt con gái phải đến chùa xin con về.
Càng thêm nghi ngờ, vợ chồng anh Long đã nhiều lần đi tìm cháu bé và đã tìm được nhà của mẹ đẻ cháu Công là T.T.T.H. (SN 1989, quê ở tỉnh Phú Thọ). Tuy nhiên, H. lại nói rằng cháu Công đã được trả về cho bố đẻ của cháu.
Đến tháng 2/2014, anh Long nhận được điện thoại của môt phu nư tên Nguyệt thông báo rằng chị ta đang nuôi cháu Cù Nguyên Công. Anh Long đề nghị cho địa chỉ để anh gửi sữa và đồ dùng cho cháu Công nhưng Nguyệt từ chối. Nghi ngờ có khuất tất trong vụ việc, anh Long đã làm đơn tố cáo tới cơ quan công an.
Qua điều tra, đến ngày 3/8, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp 2 đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, trú tại Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê ở Yên Khánh, Ninh Bình; hiện trú tại Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) về hành vi mua bán trẻ em.
Lật tẩy thủ đoạn mua bán trẻ em
Quá trình điều tra, cơ quan công an làm rõ, cháu Cù Nguyên Công là con đẻ của T.T.T.H. và người yêu tên T. (quê Tuyên Quang). Hai người có quan hệ yêu đương và H. mang thai cháu Công. Ngày 26/10/2013, hai người vào một nhà nghỉ ở Phú Diễn, Từ Liêm, bàn bạc sẽ đưa H. đến bệnh viện sinh con sau đó đem vào chùa gửi. Tuy nhiên, ngay đêm hôm đó, H. chuyển dạ và sinh cháu Công ngay trong nhà vệ sinh của nhà nghỉ.
Chiều hôm sau, hai người bắt taxi, bế cháu bé sang chùa Bồ Đề. Tại đây, hai người được ni sư Đàm Lan hướng dẫn xuống gặp Nguyễn Thị Thanh Trang, quản lý khu nuôi trẻ em mồ côi. Cả hai đã viết giấy gửi trẻ kèm theo bản photo chứng minh nhân dân. Sau đó, thỉnh thoảng H. có đến chùa Bồ Đề thăm con nhưng không đủ điều kiện nhận con về nuôi nên chỉ mua quà cáp, đường sữa.
Cuối năm 2013, đầu năm 2014, Trang quen biết với Phạm Thị Nguyệt. Biết Nguyệt muốn tìm con nuôi, Trang đã tìm cách bán cháu Cù Nguyên Công cho Nguyệt.
Để thực hiện trót lọt phi vụ này, Trang bố trí cho Nguyệt giả làm chị dâu của mình đang đi tìm con nuôi. Trang bố trí cho Nguyệt gặp H., thuyết phục chị này đồng ý cho cháu Công làm con nuôi mình. Trang hướng dẫn H. làm các thủ tục rút cháu Công ra khỏi chùa, sau đó giao cho Nguyệt nuôi dưỡng.
Sau khi đón cháu Công về, Nguyệt đã trả cho Trang 35 triệu đồng. Số tiền này, Trang "bồi dưỡng" cho H. 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, thời gian sau, bị vợ chồng anh Long vặn hỏi về cháu Công, Trang đã lập mưu để "hoàn tất" phi vụ này. Biết vợ chồng anh Long đã gặp được H., Trang chỉ đạo H. nói dối là đã trả con cho bố đẻ cháu.
Mưu mô hơn, sau đó Trang đã bày cho Nguyệt đến gặp H., yêu cầu H. viết giấy tường trình với nội dung đã quan hệ bất chính với chồng của Nguyệt và có thai, nay gia đình biết nên đã bàn giao con lại cho gia đình Nguyệt.
Theo cơ quan điều tra, H. cũng không biết đứa con đẻ của mình Nguyệt đang nuôi dưỡng đã chết vào cuối tháng 6/2014. Về thông tin cháu Công đã tử vong, cơ quan công an cho biết đang khẩn trương xác minh, nếu cần thiết sẽ sử dụng các biện pháp pháp y.
Cũng theo cơ quan điều tra, Nguyệt đã từng có 2 đời chồng và đều đã bỏ. Nguyệt nhận nuôi đến 3 đứa trẻ. Ngoài cháu Công đã chết, hiện vẫn còn 2 cháu bé nữa được Nguyệt nuôi tại nhà trọ. Cơ quan điều tra đang làm rõ mục đích nuôi trẻ của Nguyệt.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Sư Đàm Lan: 'Không thể nói buông tay là buông được ngay' "Thực ra các cháu đã ở với nhà chùa một thời gian lâu, có con ở 10 năm rồi nên không thể nói buông tay ra là buông được ngay đâu", sư Đàm Lan cho hay. Thông tin về vụ mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề vẫn đang tiếp tục gây rúng động. Liên quan đến hàng trăm bé...