Vì sao không cần vội lo khi Trung Quốc có tên lửa S-400?
Theo chuyên gia J. Michael Cole, S-400 là một hệ thống vũ khí đáng gờm nhưng không nên vội lo ngại quá mức khi Trung Quốc mua hệ thống này.
S-400 khai hỏa trong đêm
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) đăng tải bài viết của J. Michael Cole – một chuyên gia thuộc tổ chức tư vấn Thinking Taiwan nhận định rằng: Không nên vội coi S-400 là “kẻ thay đổi cuộc chơi” bởi vẫn còn nhiều ẩn số xung quanh thương vụ S-400 giữa Nga – Trung Quốc.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Những phân tích lo ngại
Các thành phần của một tổ hợp tên lửa S-400 (Ảnh ausairpower.net)
Tuần trước, thông tin xác nhận rằng Trung Quốc đã giành được hợp đồng mua từ 4 đến 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 đã làm dấy lên lo ngại từ nhiều phía.
Các chuyên gia nhận định:
Hệ thống tên lửa mới sẽ cho phép Trung Quốc tấn công những mục tiêu trên không trong một phạm vi rộng lớn, bao phủ hầu hết các thành phố lớn của Ấn Độ, toàn bộ Đài Loan, cũng như những khu vực tranh chấp tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tuy nhiên, trước khi chúng ta gọi hệ thống S-400 là “Kẻ thay đổi cuộc chơi”, một vài nhận định phải đươc xem xét lại.
Hôm 13/4, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport thông báo rằng Moscow đã đồng ý bán cho Trung Quốc từ 4 đến 6 tiểu đoàn tên lửa S-400 với tổng giá trị gần 3 tỷ USD.
Sự xác nhận từ phía Rosoboronexport đã chấm dứt những suy đoán trong nhiều năm qua rằng liệu Nga có đồng ý bán hệ thống phòng không tiên tiến S-400 cho Trung Quốc?
Bởi Bắc Kinh là một “đối tác chiến lược” mà thỉnh thoảng lại “trở mặt” đối với người cung cấp cho mình những thiết bị quân sự tiên tiến.
Họ sao chép sản phẩm của Nga và tự sản xuất ra những bản sao của mình, một số thậm chí được đem xuất khẩu với mức giá mềm hơn.
Bản hợp đồng có lẽ được ký kết trong quý 4 năm 2014 và việc giao hàng sẽ được hoàn tất vào năm 2017.
Ngay sau khi thông tin được công bố, các nhà phân tích an ninh đã bắt đầu mô tả rất hùng hồn rằng Trung Quốc đã nắm trong tay một thứ vũ khí “có tiềm năng thay đổi cuộc chơi”.
Trong bài báo đăng ngày 18 tháng 4, trang mạng Denfese News đề cập rằng:
“Hệ thống tên lửa có phạm vi hoạt động tới 400 km đã lần đầu tiên cho phép Trung Quốc tấn công bất cứ mục tiêu nào trên không phận Đài Loan.
Không những vậy, nó có thể vươn tới những mục tiêu rất xa tận New Delhi, Calcutta, Hà Nội và Seoul.
Biển Hoàng Hải và Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc (ADIZ) ở biển Hoa Đông cũng nằm trong phạm vi được S-400 bảo vệ.
Video đang HOT
Trong trường hợp cần thiết, hệ thống này còn cho phép Trung Quốc tấn công bất cứ mục tiêu nào ở không phận Triều Tiên”.
Vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ ) do Trung Quốc đơn phương thiết lập ở Hoa Đông. Ảnh: BBC
Dẫn lời của Vasily Kashin, một chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược ở Moscow, bài báo nói thêm rằng:
S-400 “cũng cho phép Trung Quốc mở rộng phạm vi phòng không tới gần quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát ở Hoa Đông”.
Alexander Huang, một chuyên gia quân sự Đài Loan, nói với báo chí rằng hệ thống này sẽ “thách thức khả năng tiến hành các hoạt động phòng không của Đài Loan trong vùng ADIZ của mình, hiện bao trùm eo biển Đài Loan”.
Một phân tích khác khác nhận định, hệ thống S-400 sẽ cho phép Trung Quốc “khống chế vùng trời xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông”.
Vì sao không cần vội lo khi Trung Quốc có S-400?
Vấn đề là, những ẩn số vẫn còn xung quanh thương vụ S-400 giữa Nga – Trung Quốc khiến cho tất cả các phân tích trên trở nên thiếu chắc chắn.
Đầu tiên, chúng ta không biết Nga sẽ cung cấp cho hệ thống S-400 Trung Quốc loại đạn tên lửa nào.
Tên lửa tầm xa 40N6 có tầm bắn theo thiết kế là 400km. Tuy nhiên, theo chuyên gia Roger Cliff thuộc Viện Project 2049, chưa rõ liệu tên lửa tầm xa 40N6 có được bán cho Trung Quốc, đó là chưa nói đến việc tên lửa này có được phép xuất khẩu hay không.
Ngoài tên lửa 40N6 còn có tên lửa tầm trung 48N6, với tầm bắn tối đa 250km.
Nếu Trung Quốc không bố trí tất cả các tổ hợp S-400 ngay dọc bờ biển và biên giới nước này thì dù Moscow có đồng ý bán tên lửa 40N6, các hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cũng khó mà bao phủ toàn bộ các thành phố và khu vực mà bài báo đề cập.
Ví dụ, quần đảo Senkaku cách bở biển Trung Quốc 200 hải lý về phía đông (xấp xỉ 370km) nên nó nằm ngay sát giới hạn tầm bắn tối đa của tên lửa 4N06.
Để bao phủ không phận Đài Loan, hệ thống S-400 phải được trang bị tên lửa tầm xa 40N6 và phải được triển khai dọc bờ biển thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa sát bờ biển sẽ khiến nó phải chịu những hạn chế lớn.
Theo Cliff, vài năm trước , một trạm radar được bố trí sát bờ biển không thể quan sát được bất cứ mục tiêu nào ở tầm cao dưới 3,6 km, cách xa 250km.
Đó là một quy luật vật lý đơn giản – trái đất hình cầu. Để tăng khả năng phát hiện mục tiêu, hệ thống cần được chuyển vào sâu hơn trong đất liền và được đặt trên một nền đất cao.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 khai hỏa (Ảnh: Russian Defense Policy)
Một hạn chế khác là sức tấn công của các tên lửa đất đối không khi đạt tới tầm bắn tối đa, đặc biệt để tiêu diệt các mục tiêu cơ động.
“Nếu khoàng cách lớn nhất tên lửa 48N6 có thể bay tới là 250km, cơ hội bắn hạ thành công mục tiêu ở khoàng cách đó rất thấp, trừ phi các mục tiêu đều bay thẳng và luôn ở một độ cao nhất định trong toàn bộ thời gian hành trình”.
“Nói cách khác, hiệu quả của tên lửa 48N6 trong phần lớn không phận Đài Loan, ngoại trừ phía tây bắc hòn đảo, vẫn còn nhiều nghi vấn” – Cliff nói.
Còn đối với tên lửa 4N06, nó không những gặp phải những vấn đề tương tự như trên mà còn tạo ra một loạt các vấn đề mới.
Một trong số đó là sự đe dọa đối với máy bay Trung Quốc nếu xảy ra đụng độ khi S-400 bao phủ toàn bộ không phận Đài Loan.
Do đó, để đảm bảo S-400 không bắn nhầm quân mình, Trung Quốc sẽ phải “tuân theo một hành lang ra vào được định trước” trong vùng tác chiến của tên lửa kéo dài nhưng không vượt khỏi đường trung tuyến phân chia là eo biển Đài Loan.
Ngoài ra, để đương đầu với chiến đấu cơ của không quân Đài Loan, máy bay của không quân Trung Quốc cần phải được tự do cơ động.
Trong khi đó, điều này sẽ khiến radar Trung Quốc gặp nhiều khó khăn để nhận diện địch – ta.
“Liệu quân đội Trung Quốc (PLA) có thật sự muốn những tên lửa đất đối không nguy hiểm này bay trong không phận có sự hiện diện của các chiến đấu cơ Trung Quốc không?” – Cliff đặt câu hỏi.
Ông đồng thời nhắc lại rằng hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ từng bắn nhầm 2 chiến đấu cơ phe mình trong một cuộc giao chiến.
“Điều đó có nghĩa, các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 hay HQ-9 sẽ không tấn công các mục tiêu nằm ngoài một khoảng cách nhất định từ bờ biển Trung Quốc” – Cliff nói.
Điều đó cũng chỉ ra rằng S-400 sẽ được sử dụng cho mục đích phòng thủ hơn là phong tỏa, tấn công không phận của các quốc gia khác hay trong các khu vực tranh chấp.
Nói cách khác, PLA không cần tới S-400 để thực hiện nhiệm vụ như vậy.
Kịch bản Đài Loan được thảo luận ở trên làm nổi bật những vấn đề tương tự mà PLA sẽ phải đương đầu khi sử dụng S-400 để tấn công chống lại các quốc gia khác trong khu vực.
Dựa trên phân tích trên, có thể thấy khá rõ rằng khả năng hệ thống S-400 đe dọa các quốc gia láng giềng Trung Quốc đã bị thổi phồng và nó còn phụ thuộc rất lớn vào địa điểm triển khai của các tổ hợp tên lửa mà chúng ta không thể biết được.
Tất cả những suy đoán gây hoang mang đều dựa vào giả thuyết Bắc Kinh sẽ sử dụng S-400 như là một hệ thống phòng không “tấn công”.
Nhiều khả năng, PLA sẽ bố trí tổ hợp S-400 gần với các mục tiêu có giá trị cao trên khắp lãnh thổ Trung Quốc, như các thành phố lớn, các căn cứu quân sự lớn..
Có thể chúng ta sẽ không nhìn thấy chúng dọc bờ biển Trung Quốc hoặc ngay sát biên giới của nước này với các nước láng giềng.
Theo Trí Thức Trẻ
Hệ thống S-400 'bất lực' trước tên lửa Minuteman-III của Mỹ
Dù S-400 được đánh giá là hệ thống phòng thủ hàng đầu của Nga, tuy nhiên khi phải đối đầu với tên lửa Minuteman-III, S-400 khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Theo RT, ngày 23/3 Quân đội Mỹ đã bất ngờ thử nghiệm thành công tên lửa Minuteman III từ một căn cứ ở California. Theo một tuyên bố của Không quân Mỹ, tên lửa Minuteman III đã được trang bị một "phương tiện tái sử dụng thử nghiệm" thay vì một đầu đạn nhiệt hạch.
"Với các vụ phóng như thế này, chúng tôi không chỉ kiểm tra các quy trình và hệ thống vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà còn chúng tôi còn cho thế giới thấy rằng Minuteman III có khả năng tấn công bất kỳ đâu với độ chính xác cao", Trung tá Tytonia Moore, từ Đơn vị tên lửa số 90, cho biết và nhấn mạnh thêm, hiện Minuteman III nằm ngoài khả năng đánh chặn của mọi hệ thống phòng thủ trên thế giới.
Theo những thông tin được công khai, Minuteman-III là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM), áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, do hãng Boeing của Mỹ sản xuất.
Minuteman-III là loại tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bắn tối đa lên tới 13.000km với tốc độ 7km/s. Với tốc độ này, Minuteman-III hiện được coi là tên lửa ICBM có tốc độ bay nhanh nhất thế giới.
Theo một số nguồn tin quân sự, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1.000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này. Minuteman-III áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87.
Với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu rất thấp, từ 85 - 450m. Cùng với tốc độ cực nhanh, độ chính xác cao và sức công phá khủng khiếp của mình, Minuteman-III thực sự là cơn ác mộng cho bất kỳ đối thủ nào.
Tuy nhiên thông tin Trung tá Tytonia Moore đưa ra về tên lửa Minuteman III trái ngược với tuyên bố của Nga về hệ thống phòng không S-400 của nước này. Theo đó, hồi tháng 9/2014, RIA dẫn lời Tham mưu trưởng Không quân Nga Vadim Volkovitsky cho rằng, sức mạnh của Minuteman-III chưa đủ để khiến Nga sợ bởi chỉ với hệ thống phòng không S-400 đã có thể bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào trên không. Trong ảnh: Tên lửa Minuteman-III.
S-400 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công phòng không vũ trụ hiện tại và tương lai, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo, mục tiêu siêu thanh và máy bay giám sát radar và máy bay điều khiển...
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không được trang bị bao gồm: Radar tầm xa 64N6, 76N6 và các radar mới có cự ly phát hiện lên đến 600 km; radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, tên lửa phòng không 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E.
Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Ưu điểm chính của S-400 là khả năng hủy diệt mục tiêu. S-400 có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao.
S-400 được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300. Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng.
Tham mưu trưởng Không quân Nga Vadim Volkovitsky đã tự tin cho rằng, hiện trên thế giới không có hệ thống tên lửa phòng không nào có tính năng kỹ thuật tốt hơn S-400. Tuy nhiên, trong khi so sánh S-400 và tên lửa Minuteman III của Mỹ, Tướng Vadim Volkovitsky đã quên rằng S-400 chỉ có thể bắn hạ mục tiêu với tốc độ tối đa là 5000m/s, trong khi đó tốc độ của Minuteman III đạt tới 7000m/s.
Vì vậy, để S-400 hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Minuteman III hoàn toàn không phải là vấn đề dễ dàng như Nga từng tuyên bố.
Theo Đất Việt
Cách Mỹ diệt gọn hệ thống S-300/400 của Nga Sau khi Nga nối lại thương vụ S-300 với Iran, Tướng Martin Dempsey (Mỹ) cho biết hệ thống phòng không S-300 không ảnh hưởng đến khả năng tấn công Iran của Mỹ. Tuyên bố được Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đưa ra hôm 16/4 tại một cuộc họp báo, theo đó Washington đã đoán trước...