Vì sao không cần có chế tài riêng cho thầy cô?
Nhiều bạn đọc đưa ra nhiều lý do cả lý lẫn tình để cho thấy dự thảo nêu xử phạt thầy cô về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh là không cần thiết.
Trong tuần qua, nhiều vấn đề kinh tế- xã hội nóng hổi không chỉ trong nước mà cả quốc tế đã diễn ra.
Đã có chế tài cho hành vi xúc phạm người khác
Dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đưa ra mức phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo và cả người học. Trong đó, nếu ép học thêm, nhục mạ GV-HS thì có thể bị phạt hàng chục triệu. Bài viết “Xử phạt giáo viên: Quan hệ thầy trò sẽ ra sao?” đặt ra một câu hỏi nhức nhối về một vấn đề tưởng chừng không có gì để bàn cãi.
Nhiều bạn đọc cho rằng cái uy của người thầy đang ngày càng giảm sút. Bạn Lương Thanh Hùng góp ý: “Những quy định này phần nào gây khó cho giáo viên. Học sinh bây giờ giống như con ông trời, đụng vào là giáo viên chết trước”.
Bạn đọc Hoàng Quân phân tích: “Quan hệ thầy-trò không giống như những quan hệ khác nên việc áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền là không ổn. Mong rằng ngành giáo dục sẽ chấn chỉnh đạo đức nghề giáo bằng những quy chế của ngành, không cần thiết phải dùng đến chế tài xử phạt bằng tiền. Về phía trò cần biết tôn sư trọng đạo; về phía thầy phải có cách ứng xử phù hợp, các kiểu hành xử như đánh trò không còn phù hợp nữa”.
Bạn đọc Quý Anh đặt câu hỏi: “Nếu một giáo viên bị xử phạt thì hình ảnh của họ trong mắt học trò sẽ ra sao? Làm sao họ có thể đứng lớp để dạy học sinh được nữa? Ông bà ta thường nói “làm gì thì làm, đừng để mất mặt người ta”. Đạo đức nghề giáo phải được giám sát bằng những nội quy của ngành chứ không thể bằng kiểu xử phạt hành chính như thế này”.
Cụ thể hơn, bạn đọc Khải Ninh chỉ ra: “Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đã có chế tài trong Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội… rồi, không cần thiết phải quy định riêng cho ngành giáo dục nữa. Mức phạt cho hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là chỉ từ 100.000 đến 300.000 đồng, trong khi mức phạt cao nhất cho hành vi tương tự ở dự thảo xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục lên đến 20 triệu đồng. Nếu có chế tài riêng cho lĩnh vực giáo dục về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm sẽ làm rối thêm tình hình”.
Những bài báo thu hút sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.
Bất an với đòi nợ thuê
“Bảo vệ dân trước nạn đòi nợ thuê ở TP.HCM”; “Dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng tại TP.HCM”… là những bài viết làm nóng dư luận.Dịch vụ này đang phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, gây mất an toàn, trật tự xã hội. Siết chặt quản lý là vấn đề bắt buộc.
Bạn TrungCang cho rằng: “Cái gốc là làm sao để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn vay hợp pháp từ ngân hàng. Như vậy vay nặng lãi, tín dụng đen không còn đất sống. Người vay có khả năng chi trả nợ thì cần gì phải đòi”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có nhiều bạn đọc cho rằng cần đặt ngược vấn đề. “Trong các mối quan hệ làm ăn, việc doanh nghiệp này nợ xấu doanh nghiệp kia là khó tránh. Đôi khi không mượn tới lực lượng đòi nợ thuê là không xong. Vấn đề là phải quản lý để dịch vụ này không biến tướng thành xã hội đen, khủng bố con nợ” – bạn Quốc An góp ý.
“Đòi nợ phải mạnh tay nhưng cái cần hơn là phải hợp pháp” là quan điểm của bạn đọc KenTa.
Chấm dứt việc đòi giấy sao y vô tội vạ
Tuyến bài viết về tình trạng lạm dụng sao y: “Cán bộ phường mỏi tay ký sao y”, “Nộp hồ sơ trực tiếp, không cần sao y!”, “Hở chút đòi sao y: Phạt bạc triệu”… nhận được sự đồng tình của đông đảo bạn đọc.
Theo chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, người dân khi nộp hồ sơ trực tiếp không nhất thiết phải đóng dấu sao y bản phôtô. Thế nhưng nhiều nơi vẫn đưa ra đòi hỏi này một cách phi lý gây phiền cho các bên. Nhiều bạn đọc đồng tình với tuyến bài khi cho rằng cần phải có chế tài đối với những cá nhân, đơn vị nơi đòi hỏi phải nộp bản sao y vô lý.
Bạn đọc VH bức xúc: “Đã nói cải cách hành chính thì phải cải cách từ nhận thức của cán bộ. Nhận thức ở đây là không làm phiền dân và phải nhất quán trong cách hiểu. Nơi nào cũng phải áp dụng đồng bộ”.
Bạn Hoàng Duy cho rằng: “Quy định đã có nhưng nhiều đơn vị hành chính luôn yêu cầu theo ý của họ, không đáp ứng thì họ không nhận hồ sơ nên người dân bắt buộc phải thực hiện thôi. Việc tuy nhỏ nhưng nếu không quán triệt thì sẽ còn mất thời gian và tiền bạc của dân nữa”.
Cơn ác mộng Palu
Tuần qua, thảm họa kép động đất, sóng thần xảy ra ở Indonesia vào ngày 28-9 đã khiến cả thế giới chao đảo trong sửng sốt và đau đớn.
Tính đến nay, hơn 1.400 người được xác định đã chết trong thảm họa sóng thần, động đất ở miền Trung đảo Sulawesi, Indonesia và còn tiếp tục gia tăng nhanh. “Thật kinh hoàng!” là điều mà nhiều bạn đọc phải thốt lên khi nhìn cảnh đổ nát của thành phố Palu. “ Palu: Lang thang giữa đổ nát tìm cái ăn”; “Indonesia đào hố chôn tập thể 300 nạn nhân động đất-sóng thần”… là những bài gây nhiều xúc cảm cho bạn đọc.
- “Thật quá đau lòng. Mong có nhiều sự trợ giúp về tài chính, y tế từ các nước để họ vượt qua biến cố này” - NguyenPhuong.
- “Quá nhiều yếu tố bất ngờ và bất khả kháng khiến Palu chìm trong thảm họa. Mong người dân Palu cố gắng cầm cự, hãy cố lên các bạn” – Quy Thanh.
- “Cơn ác mộng này rồi sẽ qua, xin hãy mạnh mẽ lên!” - Vĩnh Tiến.
LÊ HUY tổng hợp
Theo PLO
"Vẽ" quy định phụ cản trở phóng viên, nhà báo tác nghiệp
Mặc dù phóng viên đã xuất trình giấy giới thiệu ghi rõ nội dung làm việc của cơ quan nhưng cán bộ Chi cục quản lý thị trường Lạng Sơn không đồng ý làm việc.
Thời gian gần đây, phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến thực trạng buôn bán các sản phẩm thuốc bắc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan tại chợ Đông Kinh, TP.Lạng Sơn. Các cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần kiểm tra phát hiện và thu giữ với số lượng lớn.
Để làm rõ vấn đề và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát và quản lý đối với việc bày bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc này phóng viên Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt đã đến đặt lịch làm việc với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn.
Khi phóng viên đến trụ sở Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn thì được nhân viên bảo vệ yêu cầu lên Phòng văn thư để làm việc. Tại phòng văn thư, một nữ cán bộ tên Hiền yêu cầu PV ra khỏi phòng và đề nghị phóng viên xuất trình thẻ nhà báo.
Vị này liên tục yêu cầu: "Thẻ nhà báo đâu?", khi phóng viên xuất trình giấy giới thiệu thì nữ cán bộ này nói "Không có thẻ nhà báo phía chúng tôi không làm việc, đấy là quy định".
Bà Hiền yêu cầu phóng viên đọc kỹ thông báo dán ở trên và cho rằng dựa theo quy định của Luật Báo chí.
Khi Phóng viên đặt câu hỏi: "Chị căn cứ vào quy định nào để yêu cầu phóng viên phải có thẻ Nhà báo mới tiếp?", Bà Hiền liên tục nói "Luật báo chí quy định" và yêu cầu phóng viên tìm đọc, sau đó vị này đi vào phòng ngồi.
Sau một hồi trình bày phóng viên cũng không thuyết phục được vị cán bộ tên Hiền tiếp nhận giấy giới thiệu để sắp xếp lịch làm việc để cung cấp thông tin cho báo chí.
Sự việc xảy ra tương tự với phóng viên báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tại Phú Thọ khi phản ánh về vụ cháy lớn xảy ra tại Công ty TNHH Yakjin thuộc KCN Thụy Vân (TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) thiêu rụi hoàn toàn 3 xưởng và nhà vật liệu nguy cơ 5000 công nhân có thể mất việc.
Bên ngoài Công ty TNHH Yankin Việt Nam nằm trong KCN Thụy Vân.
Sau thông tin phản ánh ban đầu, để tìm hiểu rõ về công tác PCCC của công ty TNHH Yakjin, phóng viên đã đến liên hệ với Ban quản lí các khu công nghiệp Phú Thọ về vấn đề trên.
Tuy nhiên, khi PV được đưa lên giới thiệu làm việc với ông Đào Tiến Dũng - Phó Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ thì nhận được câu trả lời là không làm việc vì không có thẻ phóng viên và thẻ nhà báo.
Mặc dù phóng viên đã trình giấy giới thiệu của cơ quan cũng như chứng minh thư nhân dân khẳng định mình đủ điều kiện để tác nghiệp, lấy thông tin, tư liệu để viết bài, ông Dũng vẫn không làm việc với lí do trên. Khi phóng viên hỏi đây là quy định của UBND tỉnh Phú Thọ hay Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ, ông Dũng chỉ nói là làm theo quy định.
Một lần nữa ông Dũng khẳng định, chỉ làm việc với những người có thẻ phóng viên và thẻ nhà báo theo quy định dù chẳng biết là quy định của cơ quan nào của tỉnh Phú Thọ.
Thực tiễn hoạt động báo chí, nhiều phóng viên, nhà báo đang bị cản trở, gây khó khăn khi đi làm việc tại một số cơ sở. Điển hình, khi nhà báo đến làm việc, nhất là về vấn đề tiêu cực, các cơ sở thường đòi hỏi phải có giấy giới thiệu và thẻ Nhà báo.
Đặc biệt, cách đây chưa lâu, tại Thông tư 01/2014/CA của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao đã đưa vào quy định nhà báo đến dự phiên tòa phải có cả thẻ Nhà báo và Giấy giới thiệu. Quy định này đã gây dư luận không đồng tình từ báo giới và dư luận xã hội.
Tờ giấy thông báo được dán bên ngoài phòng Văn thư, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn.
Thực tế tại nhiều cơ quan, đơn vị khi nhà báo muốn làm việc với lãnh đạo thường bị yêu cầu quay trở lại cơ quan xin giấy giới thiệu.
Hoặc khi đã có giấy giới thiệu thì yêu cầu xuất trình thẻ nhà báo. Trong khi đó, Nghị định 159/2013/NĐ-CP, ký ngày 12.11.2013, có hiệu lực vào ngày 1.1.2014, đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ Nhà báo.
Với lý giải tương tự, trong Nghị định 159, danh xưng "phóng viên" được đặt bên cạnh danh xưng "nhà báo" và được bảo vệ như nhau trước những hành vi cản trở trái pháp luật, uy hiếp tính mạng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu.
Theo Luật báo chí mới tại khoản 12, điều 9 quy định: nghiêm cấm hành vi "đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật".Nghị định 159 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2014 mở rộng đối tượng được bảo vệ trong khi tác nghiệp báo chí bao gồm hai đối tượng "nhà báo" và "phóng viên". Nhà báo là người hoạt động báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ. Phóng viên là những người hoạt động báo chí, đưa tin viết bài, chụp ảnh được cơ quan báo chí cử đi tác nghiệp báo chí mà chưa có thẻ nhà báo.Trong Nghị định 159, Điều 7 về Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí, ghi rõ:Khoản 1, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.Khoản 2, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.Khoản 3, phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động của nhà báo, phóng viên; Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.Với Nghị định mới này, Nhà nước đã nâng cao biện pháp bảo vệ nhà báo, đồng thời công nhận và bảo vệ lực lượng phóng viên tác nghiệp báo chí chưa có thẻ nhà báo trong hoạt động báo chí.
Theo Danviet
Nỗi khổ người cha có con là sinh viên theo "Hội Thánh Đức Chúa Trời" Ông N.V.T. từ Hải Dương lên Hà Nội tìm kiếm vì biết tin con gái theo "Hội Thánh Đức Chúa Trời" nhưng ông đã không những không thể khuyên nhủ được con trở lại trường ĐH mà người con gái còn bỏ trốn, hoàn toàn cắt đứt liên lạc với đấng sinh thành. Giáo lý "Hội Thánh Đức Chúa Trời" gieo rắc qua...