Vì sao không ai muốn lãnh đạo bộ quốc phòng dưới quyền ông Trump?
Tìm kiếm được một nhân vật mà cả Tổng thống Donald Trump và Thượng viện ưng ý thay thế hẳn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis là việc không dễ dàng.
Tạp chí Foreign Policy dẫn lời một số nguồn tin cho biết, trong những tháng gần đây, ít nhất 4 ứng viên tiềm năng được tiếp cận cho vị trí lãnh đạo Lầu Năm Góc đều tỏ ra ngần ngại.
Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Nhà Trắng tháng 10/2018. (Ảnh: AP)
Danh sách này bao gồm Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ Tom Cotton và cựu Thượng nghị sĩ Jon Kyl, tất cả đều là người của đảng Cộng hòa. Tướng về hưu Jack Keane, Phó tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, cũng đã tự đưa mình khỏi danh sách cất nhắc.
Họ có lý do của mình, một phần là độ khó của công việc đảm trách. Nhưng các nguồn tin nhận định, tất cả dường như gắn với tính cách của vị Tổng tư lệnh Mỹ.
“Những hy sinh liên quan đến ngôi vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã ngăn cản hầu hết các ứng viên đủ năng lực”, Loren Thompson thuộc tổ chức cố vấn Viện Lexington nhận xét, nêu cụ thể vấn đề lương thấp mà không biết trước tương lai dài lâu ra sao. “Tính hay thay đổi của Tổng thống càng khiến cho các nhược điểm xấu thêm”.
Các quan chức Mỹ nói với báo Foreign Policy rằng, lựa chọn đầu tiên của Tổng thống Trump là Patrick Shanahan. Ông Shanahan là cấp phó của ông Mattis và hiện đang giữ vai trò quyền Bộ trưởng Quốc phòng.
Theo các nguồn tin, Shanahan sở hữu những phẩm chất quan trọng nhất với Tổng thống và các cố vấn cấp cao của ông, Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo: trung thành và tuân thủ.
Video đang HOT
“Pompeo, Bolton, [quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick] Mulvaney thích Shanahan, bởi vì ông ấy không có kinh nghiệm chính sách và cũng không phản đối họ”, một cựu quan chức cấp cao Mỹ đánh giá. “Nhà Trắng hài lòng khi giữ cho Shanahan tạm quyền. Với ông ấy ở vị trí lãnh đạo thì không có cơ hội cho bất kỳ sự phản đối nào từ Bộ Quốc phòng”.
Nhưng các nguồn tin cho rằng, việc chỉ định ông Shanahan vào chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng lâu dài – vốn cần phải được Thượng viện chấp thuận – nhiều khả năng sẽ gặp trở ngại từ Đồi Capitol. Nhiều nhà lập pháp đã lên tiếng chỉ trích ông Shanahan trong hội nghị an ninh Munich cuối tuần qua, theo một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ.
Khi Shanahan xác nhận với Thượng nghị sĩ Graham rằng ông sẽ xúc tiến kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Syria – một quyết định khiến tướng Mattis từ chức, Graham đã đáp lời: “Tôi từng là một người ủng hộ. Giờ tôi là một đối thủ”.
Theo một quan chức cấp cao, tại hội nghị, Graham nói với một số đại biểu tham dự rằng ông sẽ cố một lần nữa thuyết phục Jack Keane nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Đây không phải lần đầu các nhà lập pháp chỉ trích Shanahan. Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain – người từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cho đến khi qua đời năm ngoái – từng chế giễu vị cựu giám đốc Boeing và gần như phong tỏa việc phê chuẩn ông là Thứ trưởng Quốc phòng.
Thượng nghị sĩ James Inhofe, người kế nhiệm McCain, thì chê Shanathan là không khiêm tốn như người tiền nhiệm và tỏ ý không tin Tổng thống sẽ bổ nhiệm ông này giữ một vai trò lâu dài trong Nội các.
“Chúng ta cần một vị Bộ trưởng Quốc phòng, và tôi đoán chúng ta sẽ tìm được”, ông Inhofe nói với các phóng viên tại môt sự kiện ở Đồi Capitol ngày 12/2.
Bản thân Shanahan có vẻ như rất muốn làm lãnh đạo Lầu Năm Góc. Trong một chuyến công du gần đây tới Trung Đông và châu Âu, ông nói với các phóng viên rằng mình “hạnh phúc khi phụng sự đất nước trong bất kỳ khả năng nào mà Tổng thống yêu cầu tôi thực hiện”.
Các gương mặt nổi trội khác cũng có lý do riêng.
Tom Cotton được cho là không muốn từ bỏ vị trí quyền lực của ông ở Thượng viện, đặc biệt là lại dưới quyền một Tổng thống mà có thể không giành được thêm một nhiệm kỳ nữa. Thượng nghị sĩ bang Arkansas này có thể cảm thấy rằng làm lãnh đạo Lầu Năm Góc có thể sẽ ảnh hưởng đến tham vọng trở thành Tổng thống của chính ông.
Thanh Hảo
Theo Thanhnien
Mỹ sẽ yêu cầu đồng minh đưa "hàng trăm quân" tới Syria
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng Mỹ đang tìm cách để đồng minh triển khai hàng trăm quân tới Syria sau khi Mỹ rút quân khỏi quốc gia Ả rập này.
Lực lượng Mỹ ở Syria
Phát biểu trong một cuộc hội thảo tại Hội nghị An ninh Munich 2019 hôm qua (15/2), ông Graham tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford sẽ kêu gọi các đối tác của Washington đưa lực lượng tới Syria.
Ông Graham cũng cho rằng Mỹ sẽ xem lại việc để lại một số quân ở Syria nếu các đồng minh của Washington đồng ý việc triển khai nhằm giúp tạo ra một vùng đệm gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghị sĩ Mỹ nói rằng ông đã thảo luận kế hoạch Syria với Tổng thống Donald Trump và Tướng Joseph Votel - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ.
"Tôi hy vọng Tổng thống Trump sẽ gặp một số người trong các bạn, yêu cầu giúp đỡ và các bạn sẽ đồng ý" - ông Graham nói.
Ông Trump đã ra lệnh rút tất cả 2.000 quân Mỹ khỏi Syria vào tháng 12 năm ngoái giữa lúc Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị một hoạt động chống lại chiến binh người Kurd do Mỹ hậu thuẫn ở phía bắc Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã chỉ trích ý tưởng các lực lượng châu Âu vẫn ở lại Syria sau khi Mỹ rút quân, ông cho rằng nhiệm vụ chống IS nên được "tiến tới và và chấm dứt cùng nhau"
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian mô tả cách tiếp cận của Mỹ ở phía đông bắc là một "điều bí ẩn".
"Không thể có quân Pháp mà không có người Mỹ ở đó" - một nguồn tin chính phủ Pháp cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Didier Reynders nói rằng Mỹ đã nói với các đối tác liên minh rằng các lực lượng của Bỉ sẽ rời Syria "trong vài tuần chứ không phải vài tháng".
Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ chỉ ra rằng không có đồng minh nào của Mỹ đưa ra "cam kết cụ thể... liệu họ sẽ ở lại hay rời đi khi chúng tôi rút quân".
Mặc dù "rất cần có một sự sắp xếp an ninh hoặc một cơ chế", nhưng chưa có giải pháp cụ thể nào được tìm ra để "giải quyết khoảng trống an ninh" - quan chức trên nói thêm.
Mỹ và đồng minh đã tấn công vào các vị trí họ cho là của khủng bố IS ở bên trong Syria từ tháng 9/2014 mà không được phép của chính phủ Syria hay Liên hợp quốc.
Hải Yến
Theo GD&TĐ/ Press TV
Tổng thống Trump ấn định ngày quét sạch IS tại Syria Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chính thức đánh bật toàn bộ các tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khỏi lãnh thổ Syria vào tuần sau. Tổng thống Trump phát biểu tại Washington D.C ngày 6.2 REUTERS Phát biểu trong diễn đàn quốc tế về cuộc chiến chống IS ở thủ đô Washington D.C ngày 6.2,...