Vì sao khoa học tranh cãi về COVID-19 và trộn vắc xin?

Theo dõi VGT trên

Các nhà khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không đồng ý trộn hai loại vắc xin COVID-19 khác nhau.

Nhưng vẫn là khoa học, tại châu Âu và Canada, họ cho rằng đây là cách hiệu quả phòng COVID-19.

Vì sao khoa học tranh cãi về COVID-19 và trộn vắc xin? - Hình 1

Một người phụ nữ tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer – Ảnh: AFP

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, và Thủ tướng Ý Mario Draghi là những người đi đầu trong việc tiêm kết hợp hai loại vắc xin khác nhau.

Sau khi cùng tiêm AstraZeneca trong mũi đầu tiên, bà Merkel và ông Trudeau tiêm mũi thứ hai bằng Moderna, còn ông Draghi chọn Pfizer.

WHO chưa “duyệt”

WHO đến nay chưa khuyến nghị cách kết hợp vắc xin này. Tuy nhiên cách sử dụng thuốc ngoài hướng dẫn (“off-label”) này đang thịnh hành ở Canada và 15 quốc gia châu Âu, cũng như bắt đầu thu hút chú ý ở Mỹ.

Cũng như châu Âu, người Mỹ hiện lo lắng về hiệu quả của việc dùng một loại vắc xin (như Johnson & Johnson) để ngừa biến chủng Delta.

Câu hỏi đặt ra là liệu cách tiếp cận này có an toàn và hiệu quả không? Còn câu trả lời dường như là… không biết.

Nếu cho rằng “khoa học” là chân lý, còn các “nhà khoa học” là người truyền đạt chân lý, vậy ở đây sẽ có hơn một chân lý, và có các nhóm truyền đạt chân lý khác nhau.

Hôm 22-7, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC) công bố báo cáo gây tranh cãi. Trong đó cho rằng việc trộn các loại vắc xin có thể tạo ra “phản ứng miễn dịch mạnh mẽ” ngừa COVID-19.

Báo cáo dẫn bằng chứng từ nghiên cứu về việc trộn vắc xin cho thấy việc kết hợp AstraZeneca (công nghệ vector virus) và các loại vắc xin công nghệ RNA thông tin (mRNA) tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại virus SARS-CoV-2, và tạo ra phản ứng tế bào T cao hơn so với một loại vắc xin.

Video đang HOT

Chuyên gia chính sách về bệnh truyền nhiễm của ECDC, ông Karam Adel Ali, khẳng định có phản ứng miễn dịch tốt xuất hiện trong các dạng tiêm kết hợp như trên.

Ông này cho biết dù việc tiêm kết hợp có sinh ra thêm một số phản ứng phụ, song nhìn chung quy trình trộn và kết hợp này được dung nạp tốt.

Cũng theo báo cáo trên, một số nghiên cứu khác gần đây cũng như Chính phủ Đức cho rằng “combo” hai liều vắc xin COVID-19 khác nhau có thể tạo miễn dịch mạnh mẽ hơn so với một loại.

Ví dụ khi chỉ dùng 2 liều cùng loại AstraZeneca, nghiên cứu của họ thấy ít hiệu quả hơn các loại vắc xin mRNA trong việc chống biến chủng Delta và Beta.

Vì sao khoa học tranh cãi về COVID-19 và trộn vắc xin? - Hình 2

Các nhà khoa học Anh cho rằng những người từng bị cảm lạnh có thể có khả năng chống chọi SARS-CoV-2 tốt hơn – Hình (minh họa): MOGILEV

“Chưa đủ bằng chứng”

Nhưng ở chiều ngược lại, một số nhà khoa học khác bày tỏ lo ngại về cách tiếp cận này.

Ông Daniel Lopez-Acuna, cựu giám đốc về xử lý khủng hoảng của WHO, đồng ý với quan điểm cho rằng “có quá ít bằng chứng cho thấy liệu trộn vắc xin có hợp lý hay không”.

Ông nói: “Chúng ta cần chấp nhận rằng mình đang ở một vùng xám, nhìn từ góc độ bằng chứng cần thiết để đưa ra một quyết định đúng đắn”.

Còn trong giới khoa học, TS Eric Feigl-Ding, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ (Federation of American Scientists), khẳng định với Yahoo News rằng chúng ta đang chìm trong một… màn sương mờ.

Phía WHO – cơ quan khuyến cáo nên dùng cùng một loại vắc xin cho cả hai liều, TS Soumya Swaminathan bày tỏ lo lắng.

Bà cho rằng có một xu hướng khá nguy hiểm khi mọi người đang không nắm dữ liệu trong tay, không có bằng chứng nào về việc trộn và kết hợp vắc xin.

Nhìn chung, điểm mấu chốt xuất hiện trong mọi tranh luận khoa học dạng này nằm ở “bằng chứng”.

Các nhà khoa học luôn thận trọng khi đưa ra đánh giá về một vấn đề chuyên môn. Sự phản bác của họ dành cho các nghiên cứu hay thực tiễn mới, trên thực tế dừng lại ở mức độ “chưa biết thì chưa dám nói”, chứ không hẳn khẳng định nghiên cứu và thực tiễn đó đúng hay sai. Vì vậy cụm từ “chưa có bằng chứng…” trở thành câu cửa miệng.

Richard Carpiano, giáo sư về chính sách công tại ĐH California (University of California, Riverside), phân tích với Yahoo News về sự thiếu chắc chắn có thể bị hiểu nhầm thành mong manh, mông lung.

“Chúng ta tìm tới các nhà khoa học, chuyên gia lâm sàng để có câu trả lời dứt khoát. Nhưng đây lại không phải cách mà khoa học bình thường vẫn hoạt động. Vì tình hình phát triển liên tục trong một loại virus mà chúng ta hiểu rất ít về nó chỉ một năm trước đây, cộng đồng khoa học đang vận động nhanh chóng để tìm hiểu nó, và các hướng dẫn ban hành thường xuyên được cập nhật. Đây thực sự là cách khoa học đang hoạt động như nó vốn phải thế”.

Tuy nhiên, đối với phần đông công chúng, việc cập nhật liên tục này có nguy cơ bị xem là các nhà khoa học, các quan chức y tế không hiểu họ đang làm gì”, ông nói.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19

Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, một số quốc gia đang từng bước cho phép tiêm mũi thứ hai bằng loại vaccine khác với mũi đầu tiên.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 1
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được tiêm mũi 2 bằng vaccine của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN

Lãnh đạo một số nước cũng đã được tiêm chủng theo mô hình kết hợp này, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa được tiêm mũi 2 bằng vaccine của hãng Moderna, hay Thủ tướng Italy Mario Draghi tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, sau khi tiêm mũi 1 là vaccine của hãng Astra Zeneca.

Sự thay đổi này được thực hiện sau khi một số nhà khoa học cho rằng việc tiêm kết hợp hai loại vaccine như vậy có thể nâng cao hiệu quả trong cuộc chiến chống đại dịch. Một số quốc gia đã lựa chọn hình thức kết hợp khi nguồn cung của một loại vaccine cụ thể bị cạn kiệt, trong khi loại khác lại có sẵn; hoặc loại vaccine đầu tiên không đem lại hiệu quả cao; hoặc do thận trọng, cân nhắc tới yếu tố an toàn khi một số loại vaccine gây ra phản ứng không mong muốn ở những người đã tiêm liều đầu tiên. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu buộc các nước phải cân nhắc tiêm kết hợp các loại vaccine khác nhau.

Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng việc tiêm hai loại vaccine khác nhau có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn, do vaccine kích thích các khu vực khác nhau của hệ thống miễn dịch hoặc "huấn luyện" nó nhận ra các phần khác nhau của mầm bệnh xâm nhập. Các nhà khoa học gọi đây là "tăng nguyên tố dị hợp". Đây không phải là ý tưởng mới, các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm phương pháp này trong cuộc chiến chống lại một số bệnh khác, như dịch Ebola.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 2
Một cụ bà được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Haxby, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chuyên gia cũng cho biết việc kết hợp vaccine COVID-19 không chỉ là sử dụng vaccine do hai hãng khác nhau sản xuất, mà còn là phối hợp hai cách kích hoạt phản ứng miễn dịch khác nhau, do công nghệ bào chế vaccine khác nhau. Chẳng hạn, vaccine của Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA. Đa số các loại vaccine COVID-19 còn lại được phát triển dựa trên công nghệ viral vector (như vaccine Sutnik V, vaccine của AstraZeneca hay Johnson&Johnson), có loại vaccine lại dựa trên protein. Theo các nhà khoa học, việc kết hợp các loại vaccine có công nghệ phát triển khác nhau có thể "kích hoạt" những khả năng khác nhau của hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể tốt hơn và tăng khả năng chống lại các biến thể.

Chuyên gia Dipyaman Ganguly thuộc Viện Sinh hóa Ấn Độ tin rằng việc kết hợp 2 loại vaccine "có thể trở thành một lá chắn tốt hơn" chống lại các thể virus đột biến. Trong tương lai, cách tiếp cận này có thể dẫn đến sự ra đời của các dòng vaccine "đa năng", đủ sức bảo vệ con người trước những biến thể khác nhau.

Trong khi đó, chuyên gia Zhou Xing, nhà miễn dịch học tại Đại học McMaster ở Canada, nhấn mạnh ngoài những lợi ích tiềm năng về miễn dịch học, việc kết hợp hai loại vaccine gần giống nhau cũng "mang lại sự linh hoạt cần thiết khi nguồn cung cấp vaccine không đồng đều hoặc hạn chế".

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 3
Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Từ tháng 2/2021, nhóm các nhà nghiên cứu vaccine của Đại học Oxford (Anh) đã bắt đầu thực hiện thử nghiệm, theo đó các tình nguyện viên được tiêm mũi thứ nhất vaccine của AstraZeneca và mũi thứ hai của Pfizer nhằm xác định mức độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm kết hợp vaccine. Từ tháng 4, thêm vaccine của Moderna và Novavax cũng được đưa vào nghiên cứu. Chủ nhiệm công trình nghiên cứu này, Phó Giáo sư về nhi khoa và tiêm chủng tại Đại học Oxford Matthew Snape cho biết trọng tâm của nghiên cứu là tìm hiểu xem các loại vaccine phòng COVID-19 sẵn có liệu có thể được sử dụng một cách linh hoạt hơn, kết hợp hai loại vaccine khác nhau cho 2 mũi tiêm, hay không. Dữ liệu sơ bộ từ nghiên cứu này cho thấy người được tiêm 2 loại vaccine khác nhau có khả năng cao xuất hiện phản ứng phụ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bao gồm sốt, mệt mỏi và đau đầu, so với nhóm tiêm đủ liều của một loại vaccine. Các nhà nghiên cứu cho rằng các tác dụng phụ có thể là dấu hiệu của phản ứng miễn dịch mạnh và hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, chế độ điều trị không phù hợp sau khi tiêm có thể dẫn tới một số bất lợi ngắn hạn.

Phó Giáo sư Matthew Snape kỳ vọng nếu nghiên cứu có thể chứng minh rằng việc tiêm chủng kết hợp này tạo ra phản ứng miễn dịch tốt như việc tiêm chủng tiêu chuẩn và không làm tăng đáng kể các phản ứng đối với vaccine, sẽ có nhiều người hoàn thành kế hoạch tiêm chủng phòng COVID-19 sớm hơn. Điều này cũng sẽ hỗ trợ hệ thống y tế ứng phó trong trường hợp thiếu hụt bất kỳ loại vaccine đang được sử dụng.

Ngoài nghiên cứu tại Anh, các nhà nghiên cứu Nga cũng đang thử nghiệm kết hợp giữa vaccine Sputnik V và sản phẩm của AstraZeneca. Hầu hết các nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng một số đã đưa ra kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn. Một nghiên cứu của Viện Y tế Carlos III (Tây Ban Nha) công bố tháng trước cho thấy những người được tiêm vaccine của AstraZeneca mũi đầu và vaccine của Pfizer mũi thứ hai có kháng thể chống virus SARS-CoV2 tốt hơn (gấp 7 lần) những người chỉ tiêm vacccine của AstraZeneca. Hiện Tây Ban Nha đã cho phép những người dưới 60 tuổi tiêm kết hợp hai loại vaccine này.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 4
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Bremen, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Một số quốc gia châu Âu như Đức, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha và Italy cho phép những người tiêm một liều vaccine của AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 bằng một loại vaccine khác, đặc biệt trong trường hợp có liên quan đến chứng rối loạn đông máu hiếm gặp. Hiện Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho phép kết hợp 2 liều vaccine của hãng Pfizer và Moderna trong những tình huống đặc biệt, chẳng hạn như khi thiếu vaccine hoặc người được tiêm không rõ nguồn gốc của mũi tiêm đầu. Từ đầu tháng 6, nước này cũng triển khai cuộc thử nghiệm lâm sàng tiêm liều tăng cường bằng vaccine khác cho người trưởng thành và đang chờ kết quả. Canada khuyến nghị các tỉnh bang nên tiêm vaccine khác (của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna) cho liều thứ hai nếu mũi đầu là vaccine của AstraZeneca.

Tại châu Á, để đối phó với việc chậm giao vaccine của AstraZeneca, Hàn Quốc tuần trước đã thông báo rằng các nhân viên y tế đã tiêm liều đầu tiên của loại vaccine đó có thể nhận mũi thứ hai là của hãng Pfizer. Ấn Độ, Malaysia cũng cân nhắc áp dụng biện pháp tương tự.

Trung Quốc cũng đang xem xét tiêm kết hợp các loại vaccine khác nhau để cải thiện hiệu quả của vaccine được sản xuất trong nước. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Cao Phúc cho rằng một lựa chọn khác để khắc phục vấn đề hiệu quả là đan xen sử dụng các liều vaccine ứng dụng công nghệ khác nhau. Đây cũng là lựa chọn mà các chuyên gia y tế nước ngoài đang nghiên cứu.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Cailungo, San Marino, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Bên cạnh việc tiêm 2 loại vaccine khác nhau, một số nước, trong đó có Thái Lan và Chile, cũng đang cân nhắc tiêm liều tăng cường cho những người đã đủ 2 mũi vaccine để nâng cao khả năng miễn dịch nhằm đối phó với các biến thể mới của virus. Theo chiến lược mới, mũi tiêm đầu tiên có thể là vaccine của AstraZeneca, kế đến là của hãng Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, và liều tăng cường có thể là của Novavax.

Với những thử nghiệm bước đầu trên, giới khoa học cho rằng về ngắn hạn, việc kết hợp tiêm các loại vaccine khác nhau có thể là giải pháp tình thế nên được cân nhắc, trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nguồn cung vaccine đang ảnh hưởng tới tiến độ tiêm chủng ở nhiều nước. Còn về lâu dài, vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu và đánh giá khả năng bảo vệ thực tế của mô hình tiêm kết hợp vaccine này. Các nghiên cứu sẽ phải tập trung theo dõi các nhóm lớn được tiêm hai loại vaccine kết hợp, đối chiếu với nhóm tiêm một loại để đưa ra đánh giá cụ thể.

Các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu những biến thể của virus SARS-CoV-2 có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các loại vaccine khác nhau. Về lâu dài, các nhà sản xuất cũng sẽ phải nghiên cứu điều chỉnh để vaccine có thể ứng phó tốt với các biến thể mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạchNghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạch
12:48:54 10/01/2025
Thách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông TrumpThách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông Trump
20:11:16 10/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắngThảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắng
09:15:57 11/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngụcThảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngục
10:00:11 10/01/2025
Tòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nayTòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nay
20:05:13 10/01/2025
Nga bình luận sau khi bị Mỹ áp lệnh trừng phạt ngành công nghiệp xương sốngNga bình luận sau khi bị Mỹ áp lệnh trừng phạt ngành công nghiệp xương sống
14:21:05 11/01/2025
Hé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại MỹHé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại Mỹ
21:04:14 10/01/2025
Cận vệ Tổng thống đề nghị tránh đổ máu trong nỗ lực bắt giữ ông Yoon Suk YeolCận vệ Tổng thống đề nghị tránh đổ máu trong nỗ lực bắt giữ ông Yoon Suk Yeol
20:26:26 10/01/2025

Tin đang nóng

Doãn Hải My trúng gió khi đi làm về lúc nửa đêm, Đoàn Văn Hậu có phản ứng khiến vợ đẹp không thể hiểu nổiDoãn Hải My trúng gió khi đi làm về lúc nửa đêm, Đoàn Văn Hậu có phản ứng khiến vợ đẹp không thể hiểu nổi
15:58:22 11/01/2025
Hành động của đứa trẻ 14 tuổi trong thang máy khiến ai nấy nổi da gà: Kiểu gia đình nào nuôi dạy nên đứa con thế này?Hành động của đứa trẻ 14 tuổi trong thang máy khiến ai nấy nổi da gà: Kiểu gia đình nào nuôi dạy nên đứa con thế này?
17:07:42 11/01/2025
Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!
17:11:41 11/01/2025
HOT: Cú trượt tay rồi xóa vội khiến Rosé (BLACKPINK) lộ chuyện hẹn hò bí mật?HOT: Cú trượt tay rồi xóa vội khiến Rosé (BLACKPINK) lộ chuyện hẹn hò bí mật?
17:05:12 11/01/2025
Siêu thảm đỏ Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh gợi cảm át Bạch Lộc - Baifern, đôi Dương Tử và Vương Hạc Đệ skinship đại náo MXHSiêu thảm đỏ Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh gợi cảm át Bạch Lộc - Baifern, đôi Dương Tử và Vương Hạc Đệ skinship đại náo MXH
20:22:40 11/01/2025
Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?
17:56:22 11/01/2025
Người dân TPHCM than trời vì kẹt xe cả ngày lẫn đêmNgười dân TPHCM than trời vì kẹt xe cả ngày lẫn đêm
18:27:24 11/01/2025
Đam mê giúp nam ca sĩ 5 con của showbiz Việt giữ phong độ ở tuổi 46Đam mê giúp nam ca sĩ 5 con của showbiz Việt giữ phong độ ở tuổi 46
17:23:56 11/01/2025

Tin mới nhất

Ukraine kêu gọi NATO triển khai quân

Ukraine kêu gọi NATO triển khai quân

21:21:18 11/01/2025
Việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh NATO đưa quân đến rất quan trọng, cho thấy sự thay đổi của cuộc chiến và nhu cầu của Ukraine khi căng thẳng với Nga leo thang gần đây.
Mỹ lợi bất cập hại nếu dùng sức ép quân sự ở Panama và Greenland

Mỹ lợi bất cập hại nếu dùng sức ép quân sự ở Panama và Greenland

21:08:09 11/01/2025
Các nhà phân tích cho rằng, việc Washington sử dụng biện pháp quân sự để giành quyền kiểm soát kênh đào Panama và đảo Greenland sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ nhiều hơn là Trung Quốc.
Tổng thống Zelensky: Ukraine muốn chấm dứt xung đột trong năm 2025

Tổng thống Zelensky: Ukraine muốn chấm dứt xung đột trong năm 2025

20:41:39 11/01/2025
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố điều quan trọng nhất đối với Ukraine là đạt được hòa bình sau nhiều tháng xung đột.
Ông Trump phản ứng khi bị tuyên án ngay trước lễ nhậm chức

Ông Trump phản ứng khi bị tuyên án ngay trước lễ nhậm chức

20:39:03 11/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết sẽ kháng án sau khi bị tuyên án không hình phạt trong vụ án chi tiền bịt miệng.
Romania trở thành 'cường quốc khí đốt mới' của EU

Romania trở thành 'cường quốc khí đốt mới' của EU

19:45:05 11/01/2025
Với sản lượng từ Neptun Deep và mỏ Ana, cùng với nguồn cung hiện có, Romania không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa khoảng 12 tỷ mét khối hàng năm mà còn có thể xuất khẩu lượng dư thừa sang các nước láng giềng.
Đằng sau những tuyên bố gây sốc của ông Trump về Greenland và Kênh đào Panama

Đằng sau những tuyên bố gây sốc của ông Trump về Greenland và Kênh đào Panama

19:33:58 11/01/2025
Tổng thống đắc cử Trump cũng nêu rõ hơn nhiều về vai trò của Trung Quốc tại Panama, nơi ông cho biết các tàu treo cờ Trung Quốc hiện diện ở cả hai đầu kênh đào và cần phải bị lực lượng Mỹ ngăn chặn.
Nga tiết lộ "nước cờ" quân sự chiến lược của Mỹ ở Greenland

Nga tiết lộ "nước cờ" quân sự chiến lược của Mỹ ở Greenland

19:22:57 11/01/2025
Quan chức Nga cho rằng Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay tại Greenland để có thể làm căn cứ cho máy bay chiến đấu mang theo vũ khí hạt nhân.
Ai sẽ đại diện cho Hàn Quốc tại lễ nhậm chức của ông Trump ở Mỹ?

Ai sẽ đại diện cho Hàn Quốc tại lễ nhậm chức của ông Trump ở Mỹ?

19:22:08 11/01/2025
Nghị sĩ Kim Dae-sik thuộc PPP cũng được Thượng nghị sĩ John Cornyn mời tham dự và sẽ có cuộc gặp với ông Cornyn cùng Thượng nghị sĩ Ted Cruz.
Thiên nhiên 'nổi giận'

Thiên nhiên 'nổi giận'

19:18:35 11/01/2025
Sở Cứu hỏa và Bảo vệ rừng California cho biết hỏa hoạn ban đầu bùng phát tại khu vực Pacific Palisades ở ngoại ô thành phố Los Angeles vào sáng 7/1, sau đó liên tiếp xuất hiện các vụ cháy lớn khác tại bang này.
Thủ tướng Nhật Bản công bố hàng loạt dự án tại Indonesia

Thủ tướng Nhật Bản công bố hàng loạt dự án tại Indonesia

19:12:55 11/01/2025
Từ năm 2017, Tokyo đã cấp hơn 189 tỷ yen tiền vay cho hai giai đoạn đầu tiên của dự án xây dựng Cảng Patimban, nhằm giảm bớt gánh nặng vận chuyển hàng hóa tại cảng chính của đất nước là Tanjung Priok ở Jakarta.
Điều ít biết về chiếc tivi nặng nhất thế giới

Điều ít biết về chiếc tivi nặng nhất thế giới

19:10:19 11/01/2025
Không rõ có bao nhiêu chiếc TV PVM-4300 đã được sản xuất, nhưng với độ hiếm đặc biệt của nó, rất có thể chiếc PVM-4300 của Shanks là chiếc duy nhất còn tồn tại trên thế giới.
Trung Quốc giới hạn thời gian chơi game của trẻ em trong kỳ nghỉ

Trung Quốc giới hạn thời gian chơi game của trẻ em trong kỳ nghỉ

18:56:55 11/01/2025
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy hệ thống cấp phép và kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc đang dần kìm hãm sự phát triển của thị trường trò chơi điện tử trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Án mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹ

Án mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹ

Pháp luật

21:17:51 11/01/2025
Theo người thân, trước khi xảy ra vụ án mạng anh trai sát hại hai vợ chồng em gái ở Khánh Hòa, gia đình này đã có mâu thuẫn về khối tài sản hàng chục tỷ đồng do mẹ ruột để lại.
Pháo nổ thủng trần nhà, bé trai 13 tuổi ở Bình Dương bị bỏng nặng

Pháo nổ thủng trần nhà, bé trai 13 tuổi ở Bình Dương bị bỏng nặng

Tin nổi bật

21:04:21 11/01/2025
Bé trai là học sinh lớp 7 tại TP Dĩ An (Bình Dương) vào phòng ngủ nghịch pháo, không may viên pháo phát nổ làm em bị bỏng nặng.
5 triệu người xem Quang Hải nhảy múa khi vừa bước xuống từ xế hộp bạc tỷ, ôm con nhún nhảy dưới gốc bưởi

5 triệu người xem Quang Hải nhảy múa khi vừa bước xuống từ xế hộp bạc tỷ, ôm con nhún nhảy dưới gốc bưởi

Sao thể thao

21:02:33 11/01/2025
Tối qua 10/1, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB chủ quản Công an Hà Nội thi đấu ở Philippines, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã được trở về đoàn tụ với gia đình sau chuỗi ngày đằng đẵng liên tục đi xa thi đấu
Jennifer Lopez và Ben Affleck thân thiết trở lại sau vụ cháy ở Los Angeles

Jennifer Lopez và Ben Affleck thân thiết trở lại sau vụ cháy ở Los Angeles

Sao âu mỹ

21:00:36 11/01/2025
Jennifer Lopez cảm thấy nhẹ nhõm sau khi Ben Affleck và các con của anh an toàn sau vụ cháy rừng tàn khốc ở Los Angeles.
Cô gái trẻ bị Ngọc Sơn, Tố My nhắc nhở khi hát 'Thương lắm mình ơi'

Cô gái trẻ bị Ngọc Sơn, Tố My nhắc nhở khi hát 'Thương lắm mình ơi'

Tv show

20:57:50 11/01/2025
Vì quá nhập tâm khi thể hiện Thương lắm mình ơi , thí sinh Solo cùng bolero bị Ngọc Sơn nhắc nhở vì không giữ cao độ tốt khi hát.
'Đường Tăng' Từ Thiếu Hoa gây sốc với màn biểu diễn nhiều tranh cãi

'Đường Tăng' Từ Thiếu Hoa gây sốc với màn biểu diễn nhiều tranh cãi

Sao châu á

20:55:29 11/01/2025
Từ Thiếu Hoa vẫn mặc áo cà sa nhưng khi ông hát, nữ nghệ sĩ Anna Kim (47 tuổi), đệ tử của Hầu Diệu Hoa múa phụ họa, thường xuyên làm động tác ve vãn, mời gọi nam nghệ sĩ 67 tuổi.
3 tuổi là 'cỗ máy in tiền' trong tháng 2/2025, lộc rót vào nhà, giàu số 2 không ai số 1

3 tuổi là 'cỗ máy in tiền' trong tháng 2/2025, lộc rót vào nhà, giàu số 2 không ai số 1

Trắc nghiệm

20:53:33 11/01/2025
Tử vi 12 con giáp dự báo rằng vận trình của 3 tuổi này trong tháng 2/2025 có sự thăng hoa rực rỡ, tiền tài đổ về như nước.
Kpop dần 'mất chất' vì có nhiều thần tượng người ngoại quốc

Kpop dần 'mất chất' vì có nhiều thần tượng người ngoại quốc

Nhạc quốc tế

20:52:46 11/01/2025
Sự vươn xa của Kpop trên toàn cầu khiến các công ty giải trí tập trung vào khán giả quốc tế, nhưng điều này lại khiến Kpop dần mất chất bởi nhiều thành viên nhóm nhạc không phải là người Hàn Quốc.
Nghệ An: Vợ chặn ô tô, tố chồng "con ốm mà đi với người phụ nữ khác"

Nghệ An: Vợ chặn ô tô, tố chồng "con ốm mà đi với người phụ nữ khác"

Netizen

20:48:13 11/01/2025
Một người phụ nữ được cho là chặn ô tô do chồng mình điều khiển chở người phụ nữ khác. Sự việc khiến giao thông qua khu vực ùn ứ.
Robert Pattinson đến Hàn Quốc quảng bá bom tấn 'Mickey 17'

Robert Pattinson đến Hàn Quốc quảng bá bom tấn 'Mickey 17'

Hậu trường phim

20:46:30 11/01/2025
Tài tử Robert Pattinson theo lịch dự kiến sẽ đến Hàn Quốc - quê nhà của đạo diễn Bong Joon Ho vào ngày 20.1 để quảng bá cho bom tấn anh đóng chính là Mickey 17 .
Hứa Minh Đạt tiết lộ Lâm Vỹ Dạ từng nổi giận, đập điện thoại vì ghen

Hứa Minh Đạt tiết lộ Lâm Vỹ Dạ từng nổi giận, đập điện thoại vì ghen

Sao việt

20:43:46 11/01/2025
Trước khi có tổ ấm viên mãn khiến nhiều người ngưỡng mộ như hiện tại, Hứa Minh Đạt và Lâm Vỹ Dạ từng trải qua không ít khó khăn.