Vì sao khách Campuchia đến Việt Nam đông?
Campuchia là một trong ba nước có khách đến Việt Nam đông nhất trong 8 tháng qua, sau Hàn Quốc và Mỹ.
Theo Tổng cục du lịch, chỉ trong tháng 8, khách Campuchia đến Việt Nam tăng tới 205% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19). Tính chung 8 tháng qua, trong các thị trường khách Đông Nam Á đến Việt Nam, Campuchia dẫn đầu với 82.000 lượt người, tiếp sau là Singapore (68.000), Thái Lan (61.000), Malaysia (52.000)…
Điểm đến TP.HCM được người nước ngoài tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua. Ảnh NGUYỄN MINH TÚ
Tuy nhiên, theo các công ty du lịch ở TP.HCM, hiện không có công ty nào làm tour đón khách Campuchia. “Khoảng 10 năm trước công ty chúng tôi có tour này vào mỗi cuối tuần nhưng sau đó không triển khai nữa, do giá tour quá thấp, không lời và lượng khách quá ít. Phải trên 15 khách mỗi tour chúng tôi mới làm được nhưng có hôm chỉ 10 người. Khách đi đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài, hành trình Nha Trang – Đà Lạt – TP.HCM 5 ngày 4 đêm”, ông Trương Đức Hải, Giám đốc một công ty du lịch ở TP.HCM nói. Ông cho biết thêm, khách Campuchia đến Việt Nam đông chủ yếu đi khám chữa bệnh ở TP.HCM, thăm thân và buôn bán qua biên giới. Số ít kết hợp du lịch tự túc, đến Vũng Tàu hoặc Đà Lạt.
Nhiều nước Đông Nam Á có mặt trong top 10 khách đến Việt Nam đông nhất kể từ khi Việt Nam mở cửa đón du khách hồi tháng 3 năm nay. Dẫn đầu là Hàn Quốc với 367.000 lượt, chiếm 26% trong tổng số 1,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam; theo sau là Mỹ với 140.000 lượt, chiếm gần 10%. Các vị trí tiếp theo gồm Campuchia, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Malaysia và Đài Loan.
10 nước có lượng khách đến Việt Nam đông nhất 8 tháng qua
Trong top 10 trên không có thị trường khách nào đến từ các quốc gia châu Âu, dù Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho nhiều nước trong khối EU. Tốc độ hồi phục của thị trường khách này chậm, lượng khách đến Việt Nam yếu, chẳng hạn khách Đức trong tháng 8 đạt 11.000 lượt, giảm 34% so cùng kỳ 2019; khách Anh 13.000 lượt, giảm 57%; Pháp 11.000 lượt, giảm 60%… Hồi phục yếu nhất là thị trường khách Đông Bắc Á do khu vực này vẫn áp dụng chính sách phòng chống dịch nghiêm ngặt. Ngoài ra, khách từ thị trường Nga giảm tới 93%, chỉ còn 2.700 lượt.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhu cầu tìm kiếm thông tin khách sạn, resort ở Việt Nam tăng cao trong tháng qua khi tăng 7 lần so thời điểm tháng 3, còn tìm kiếm về hàng không quốc tế đến Việt Nam tăng 3 lần. Các quốc gia tìm kiếm thông tin Việt Nam nhiều nhất là Mỹ, Singapore, Úc, Ấn Độ… và các điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An…
Hành trình 'săn' ảnh cá heo trên dòng sông Mê Kông có gì thú vị?
Nói về cá heo ở biển thì không hiếm nhưng cá heo sống ở nước ngọt thuộc loài quý hiếm và đang được WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên) đưa vào sách đỏ để bảo vệ trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Tác giả trên hành trình 'săn' ảnh cá heo trên dòng sông Mê Kông. Ảnh ALEX HO
Tuần rồi, tôi có việc phải đi công tác ở các tỉnh BanLung và Kratie (Campuchia) nên đã lên Sở GT- VT TP.HCM đăng ký để chạy xe hơi từ Việt Nam sang Campuchia, qua cửa khẩu Lệ Thanh ở tỉnh Gia Lai.
Ban Lung và Kratie cũng là các tỉnh được THACO (Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải) của Việt Nam đầu tư trang trại với hơn 38.000 hecta để trồng chuối xuất khẩu, nên 2 bên đường chúng tôi chạy xe bạt ngàn rừng chuối đang đến mùa thu hoạch.
Cá heo trên dòng sông Mê Kông. Ảnh HỒ MINH QUÂN
Tôi đến Kratie, dừng lại ở khách sạn có tên là Mekong Dolphin, có biểu tượng những chú cá heo. Tôi tò mò hỏi những người ở đây thì được biết nơi đây chính là khu vực có loài cá heo nước ngọt quý hiếm mang tên Irrawaddy Dolphin.
Quá đỗi tuyệt vời khi nghe được thông tin như vậy và không bỏ lỡ cơ hội nên tôi liên hệ ngay với địa phương để sắp xếp một chuyến đi "săn" ảnh loài cá heo quý hiếm này.
Tác giả (bên trái) trên Hành trình "săn" ảnh cá heo trên dòng sông Mê Kông. Ảnh ALEX HO
Cá heo trên dòng sông Mê Kông. Ảnh HỒ MINH QUÂN
Sau khi chạy xe dọc theo sông Mê Kông (ở tỉnh Kratie) khoảng 20 km, tôi lên xuồng máy chạy ngược dòng sông Mekong khoảng 45 phút nữa ra đến một số doi đất nằm giữa dòng sông ngồi đợi cá heo xuất hiện.
Tôi ngồi đợi khoảng gần 1 giờ, tưởng không thấy gì thì chợt chú lái xuồng đập vào người tôi, chỉ tay về phía trước, cá heo nước ngọt nổi lên rồi. Không phải 1 con mà hình như cả đàn có đến 3, 4 con đang lặn ngụp cách xuồng khoảng 30 m.
Cá heo trên dòng sông Mê Kông. Ảnh HỒ MINH QUÂN
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy tận mắt loài cá huyền thoại gần đến như vậy, cảm giác thật tuyệt vời. Mặc cho con thuyền lắc lư, ánh nắng buổi trưa chói chang trên đầu, tôi bấm máy ảnh liên tục để ghi lại những hình ảnh này. Tôi chỉ tiếc là đàn cá heo chỉ bơi lặn chứ không nhảy lên như một số người đã thấy trước đây. Nhưng đối với tôi và các bạn đi cùng, khoảnh khắc này cũng đã tuyệt vời rồi!
Những chú cá heo tinh nghịch bơi có lúc gần sát xuồng khiến mọi người ồ lên. Mặt trời đứng bóng cũng là lúc đàn cá di chuyển đi khá xa và chúng tôi trở về trong niềm vui khó tả.
Cá heo trên dòng sông Mê Kông. Ảnh HỒ MINH QUÂN
Hy vọng trong tương lai gần, loài cá heo nước ngọt sông Mê Kông sẽ phát triển nhiều hơn để mọi người có thể dễ dàng nhìn ngắm loài cá đáng yêu này trên chính dòng sông Mê Kông ở Việt Nam.
Cá heo sông Mê Kông thuộc loài động vật có vú và cho con bú như các loài thú trên bờ. Chúng chỉ sinh sản mỗi lần 1 con với thời gian mang thai gần 12 tháng nên tỷ lệ phát triển số lượng là rất thấp.
An Giang: 26 người được 'giải cứu' từ casino Campuchia về Việt Nam 26 công dân này đã được nhập cảnh tại cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sau khi đặt chân sang Việt Nam, nhóm người này được kiểm tra nhanh sức khỏe và làm các thủ tục nhập cảnh. Trưa 1.9, Trung tá Trần Hòa Hiệp - Đồn trưởng Đồn biên phòng của khẩu quốc tế Tịnh Biên, Bộ đội Biên...