Vì sao ít người Mỹ có mặt trong Hồ sơ Panama?
Hãng TASS dẫn bài báo của tờ New York Times (NYT) giải thích về việc chỉ có một số rất nhỏ các công dân Mỹ có mặt trong Hồ sơ Panama về hoạt đồng rửa tiền, trốn thuế bất hợp pháp do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố vào cuối tuần qua.
Vì sao ít người Mỹ có mặt trong Hồ sơ Panama
Theo đó, tại Mỹ rất dễ để đăng ký thành lập một công ty đầu tư (tài chính) nước ngoài, do vậy người Mỹ sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động rửa tiền phi pháp ngay tại sân nhà hơn là sang tận Panama.
Tờ báo viết: “Theo tài liệu được công bố khoảng 3.500 chủ sở hữu cổ phần tại các công ty đầu tư tài chính nước ngoài (theo đăng ký) cung cấp cho Công ty luật Mossack Fonseca tại Panama địa chỉ tại Mỹ.
Tuy vậy điều đó không có nghĩa, những người này đều là công dân Mỹ. Hồ sơ lưu trữ bản copy của ít nhất 200 hộ chiếu Mỹ, mà nhiều người trong số đó theo tờ McClatchy (chủ sở hữu nhiều tờ báo lớn tại Mỹ) là những người cao tuổi (đã về hưu). Họ sử dụng các công ty đầu tư nước ngoài để mua bất động sản ở Mỹ Latinh”.
Theo nhận định của McClatchy và đối tác khác của ICIJ là Tập đoàn truyền thông Fusion trong tài liệu công bố Hồ sơ Panama nhìn chung không nhấn mạnh tới mối liên hệ của các chính trị gia hay các nhân vật quyền lực của Mỹ với Hãng luật Mossack Fonseca.
Một trong những nguyên nhân cho tình huống kỳ lạ này có thể là do tại Mỹ việc thành lập một công ty tài chính nước ngoài tương đối dễ dàng. “Người Mỹ không cần phải tới tận Panama. Tại Mỹ cũng tồn tại một thiên đường các công ty tài chính (bất hợp pháp) hoạt động bí mật như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới” – NYT trích nhận định của nhà kinh tế học James Henry đến từ Hiệp hội các chuyên gia phi chính phủ về lĩnh vực Thuế Tax Justice Network.
NYT cũng xác nhận không nằm trong số các phương tiện truyền thông được ICIJ cho phép truy cập xem tài liệu bị rò rỉ của Mossack Fonseca. Tờ báo tỏ ra tiếc nuối vì không được tiếp cận với tài liệu gốc, do đó không có cơ hội đề xuất ý kiến của mình liên quan đến nội dung tài liệu.
Hồ sơ Panama.
Video đang HOT
Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) có trụ sở tại Washington hôm chủ nhật (ngày 3/4) đã công bố một phần tập tin bao gồm hơn 11,5 triệu file tài liệu bí mật có liên quan tới các tài sản phi pháp của hàng loạt cựu lãnh đạo và các nguyên thủ trên thế giới đang nắm quyền hiện nay.
Tuy nhiên, toàn bộ nội dung tập tin không được công bố. “Chúng tôi không tiết lộ toàn bộ cơ sở dữ liệu và cũng không có dự định đó trong tương lai” – người định đầu ICIJ Gerard Ryle khẳng định.
Tài liệu bị rò rỉ có chứa thông tin về tài sản phi pháp ở nước ngoài của hơn 140 chính trị gia tới từ 50 quốc gia khác nhau cũng như các nhân vật nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa và thể thao.
Lãnh đạo Vương quốc Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và một số quốc gia khác đã yêu cầu truyền thông cung cấp bản sao “Hồ sơ Panama” để họ tiến hành điều tra thêm và áp dụng các biện pháp thích hợp (nếu cần thiết) chống lại hoạt động trốn thuế phi pháp.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga được tái thiết từ hãng tin Itar-TASS cũ. Đây là một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, có bề dày 100 năm lịch sử. Hãng này liên kết với hơn 80 hãng thông tấn nước ngoài khác và là một trong những hãng thông tấn uy tín trên thế giới.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Vì sao chưa xuất hiện người Mỹ nào trong Hồ sơ Panama?
Hàng loạt chính trị gia, người giàu, người nổi tiếng đang đứng ngồi không yên vì dính vào vụ lộ Hồ sơ Panama. Tuy nhiên một điều lạ là chưa có cái tên nào tại Mỹ được nhắc đến sau sự kiện chấn động này.
Chưa có cái tên nào tại Mỹ được nhắc đến sau vụ lộ hồ sơ Panama - Ảnh minh hoạ: Reuters
Vừa qua, Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) phối hợp cùng hàng trăm hãng truyền thông trên thế giới tung ra hơn 11,5 triệu tài liệu liên quan đến hoạt động của công ty luật Mossack Fonseca (Panama), chuyên tư vấn và mở các công ty bình phong (offshore) cho giới nhà giàu.
Việc rất nhiều nhân vật cực kỳ quyền lực, nổi tiếng và giàu có đua nhau mở công ty offshore trong bí mật khiến người ta không thể không nghi ngờ việc này là để che giấu những khoản tiền "bẩn", trốn thuế và rửa tiền.
Hàng loạt cái tên đã được nêu ra, trong đó có anh rể của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Argentina, Quốc vương Ả Rập Xê Út... Mới đây, Thủ tướng Iceland là ông Sigmundur Gunnlaugsson cũng đã phải nộp đơn xin từ chức vì không chịu nổi áp lực từ dư luận sau khi tên ông xuất hiện trong Hồ sơ Panama.
Tuy vậy, chưa có cái tên nào từ Mỹ được nhắc đến trong vài ngày qua, theo NBC News ngày 5.4. Dù vậy, theo các chuyên gia, điều này không có nghĩa là người Mỹ minh bạch và tuân thủ luật pháp hơn các nước khác.
Có hàng ngàn công ty hoạt động kiểu như Mossack Fonseca tại Panama - Ảnh: Reuters
Ở đâu cũng có công ty offshore
Giám đốc điều hành Viện chính sách kinh tế và thuế Mỹ (ITEP) Matt Gardner cho rằng có đến hơn 11,5 triệu tài liệu của hồ sơ Panama và giới truyền thông cùng ICIJ sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể kiểm tra hết.
Bên cạnh đó, có khả năng người Mỹ còn làm việc với các hãng luật khác. Tại Mỹ và nhiều nước khác, các hãng luật như Mossack Fonseca có mặt rất nhiều, từ lớn tới nhỏ, luôn sẵn sàng tạo các vỏ bọc cho giới nhà giàu giấu tài sản, trốn thuế.
Hơn nữa, các công ty offshore này không hề phạm pháp. Người đồng sáng lập Mossack Fonseca, ông Ramon Fonseca nói rằng công ty của ông không vi phạm pháp luật và không phải chịu trách nhiệm về việc phạm pháp của các khách hàng.
"Có hàng trăm, hàng ngàn công ty như thế này tại Mỹ và trên thế giới. Và các công ty này cũng giống như Mossack Fonseca, hoàn toàn không hề phạm luật", luật sư về thuế và ngân sách Ana Owens tại Tổ chức nghiên cứu lợi ích công tại Mỹ (PIRG) giải thích.
Bà Owens dẫn ví dụ về trường hợp tương tự xảy ra vào năm 2015, chính quyền liên bang đã không thể buộc một công ty ở bang California nhận tội gian lận dù nắm giữ bằng chứng phạm tội tài chính của các công ty liên quan đến công ty này, báo Portland Business Journal cho biết.
Mỹ cũng được coi là thiên đường thuế đối với giới nhà giàu. Trong hình là quần đảo Virgin thuộc Mỹ - Ảnh: Shutterstock
Mỹ cũng là thiên đường thuế
Một lý do khác được nêu ra giải thích cho việc chưa có cái tên người Mỹ nào được nhắc đến sau khi Hồ sơ Panama được công bố là vì Mỹ cũng là thiên đường thuế. Do đó, giới nhà giàu Mỹ không lý do gì phải sang Panama để mở công ty để trốn thuế.
Theo NBC News, hai bang Delaware và Nevada cùng Quần đảo Virgin (Mỹ) là những nơi có quy định về thuế rất thoáng và mức thu thuế cũng thấp, giúp thu hút giới nhà giàu đến đây "giấu tiền".
Tổ chức Mạng tư pháp về thuế (Anh) năm 2015 công bố chỉ số bí mật tài chính (FSI), theo đó Mỹ được coi là thiên đường thuế xếp thứ 3 thế giới, chỉ sau Thuỵ Sĩ và Hồng Kông. Còn Panama thì xếp vị trí thứ... 13.
Vì vậy, nhiều người Mỹ không cần phải đi mở công ty offshore ở nước ngoài do mức thuế ở Mỹ cũng không quá cao so với các nước phát triển khác, theo chuyên gia tài chính quốc tế Lee Sheppard của tổ chức nghiên cứu Tax Analysts (Mỹ).
Tuy nhiên, một số tập đoàn khổng lồ của Mỹ như Apple hay Google vẫn tìm cách giảm gánh nặng về thuế bằng hình thức lập các công ty con ở nhiều nước có mức thuế thấp hơn Mỹ như các thiên đường thuế ở Caribê hay các nước thiếu việc làm như Ireland, theo cựu uỷ viên Cục thuế nội địa Mỹ (IRS) Larry Langdon.
Theo ông Langdon, việc điều tra các công ty Mỹ phá luật, trốn thuế càng ngày càng khó vì ngân sách bị cắt giảm, buộc IRS phải "ưu tiên" giới nhà giàu. Tổ chức PIRG cũng đang phải lập ra một dự luật trình lên Quốc hội Mỹ để giúp thu thập dữ liệu về các hoạt động giấu tiền của giới nhà giàu. Nếu dự luật được thông qua, người Mỹ sẽ khó khăn hơn trong việc trốn thuế, theo bà Owens.
Trong khi đó, giám đốc ITEP Matt Gardner nhận định việc người Mỹ xuất hiện trong Hồ sơ Panama nếu có, cũng chỉ là một phần của mạng lưới rất lớn và đây là vấn nạn chung.
"Đây không phải là câu chuyện của riêng Panama. Đây là lời cảnh tỉnh đối với Mỹ về những thiệt hại khó tin được giấu đằng sau các công ty vỏ bọc", ông Gardner nói.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Hàng trăm nhà báo "xử" Hồ sơ Panama như thế nào? Marina Walker vẫn nhớ lúc nghe tin một nguồn tuyên bố có trong tay lượng tài liệu mật lớn chưa từng có, bà tự hỏi có đúng như vậy không. Và sự thật đúng là thế. Marina Walker hiện là Phó Giám đốc Hiệp hội Các nhà báo Điều tra quốc tế (ICIJ), là người đồng quản lý Dự án về các thông...