Vì sao Israel ném bom giết hàng trăm người Palestine?
Cuộc chiến hiện nay ở dải Gaza là một vòng xoáy bạo lực luẩn quẩn giữa Israel và phe Hamas.
Ngày 29/7, Israel phát động đợt không kích dữ dội nhất trong chiến dịch quân sự kéo dài suốt 3 tuần qua nhắm vào dải Gaza để “ngăn chặn các vụ tấn công bằng rocket” của phong trào vũ trang Hamas, hành động bị Tel Aviv coi là “động thái gây chiến”.
Hậu quả của chiến dịch quân sự quyết liệt do Israel phát động là hàng trăm dân thường Palestine, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, cùng nhiều chiến binh Hamas thiệt mạng, hệ thống cơ sở hạ tầng ở dải Gaza bị phá hủy, khiến thành phố đông đúc này gần như bị tê liệt.
Israel đang mở chiến dịch không kích dữ dội vào dải Gaza
Mặc dù phải hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận quốc tế với chiến dịch quân sự này, Israrel vẫn kiên quyết tiến hành đến cùng để đập tan khả năng quân sự của Hamas, làm suy yếu đáng kể tổ chức vũ trang này, bất chấp những hậu quả nặng nề về sinh mạng của dân thường.
Tại sao Israel lại phát động cuộc tấn công quy mô lớn như vậy vào dải Gaza sau một thời gian Israel và nhà nước Palestine gần như chung sống trong hòa bình? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải nhìn vào lịch sử của mảnh đất Palestine từ cách đây hàng ngàn năm.
Khoảng năm 200 trước Công nguyên, tổ tiên người Do Thái đến khai phá vùng đất Palestine rộng lớn nằm ở phía Tây bán đảo A-rập của người Canaen thuộc dòng Semite, vùng đất mà họ cho là được Chúa hứa ban tặng trong kinh Cựu ước.
Sau Thế Chiến I, người Do Thái mất tổ quốc phiêu bạt trên khắp thế giới trong khi Palestine được đặt dưới quyền ủy trị của Anh. Trải qua cuộc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế Chiến II, người Do Thái từ khắp nơi đổ về đây với giấc mơ khôi phục nhà nước của mình.
Làn sóng di cư ồ ạt của người Do Thái từ châu Âu trở về Palestine và mua sắm đất đai ở đây đã gây bức xúc cho cộng đồng người A-rập bản địa. Đến cuối năm 1947, Liên hợp quốc can thiệp bằng Nghị quyết 181/II, chia Palestine thành hai quốc gia, một cho dân Do Thái lập nhà nước Israel, một cho dân Hồi giáo Palestine thành lập nhà nước A-rập thống nhất, còn vùng đất thánh Jerusalem trở thành đặc khu quốc tế do Liên hợp quốc kiểm soát.
Israel nằm giữa Bờ Tây và dải Gaza của người Palestine
Nghị quyết này lập tức nhận được sự hoan nghênh của người Do Thái, và họ nhanh chóng tuyên bố thành lập Nhà nước Israel vào tháng 5/1948. Thế nhưng, các quốc gia A-rập xung quanh Palestine thì phản đối nghị quyết của Liên hợp quốc, vì họ cho rằng vùng đất này phải do một nhà nước Hồi giáo thống nhất quản lý.
Thế là chỉ một ngày sau khi nhà nước Israel thành lập, liên minh 5 nước Arập gồm Ai Cập, Jordan, Syria, Iraq và Lebanon đồng loạt nổ súng tấn công với danh nghĩa đồng minh bảo vệ người Hồi giáo Palestine.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh mẽ và ý chí bảo vệ nhà nước non trẻ, người Israel đã đánh tan chiến dịch tấn công này, sau đó phản công chiếm luôn lãnh thổ của người Palestine gồm Bờ Tây và dải Gaza, cao nguyên Golan của Syria, miền nam Lebanon và bán đảo Sinai của Ai Cập.
Dưới ách chiếm đóng của Israel, người dân Palestine vẫn quyết phát động phong trào đấu tranh để đòi thành lập một nhà nước Palestine độc lập. Năm 1958, tổ chức cách mạng Al-Fatah (hay còn gọi là phong trào Fatah) của người Palestine được thành lập, và đến năm 1964 thì Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ra đời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Yasser Arafat để dẫn dắt người dân Palestine đấu tranh đòi độc lập.
Đến năm 1988, Nhà nước Palestine được tuyên bố thành lập với sự ủng hộ của Liên hợp quốc. Thời kỳ mới của tiến trình hòa bình Trung Đông bắt đầu sau khi ông Arafat qua đời vào năm 2004 và ông Mahmoud Abbas được bầu làm Tổng thống Palestine.
Nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat
Hai năm sau, phong trào Hồi giáo Hamas, một nhóm vũ trang chủ trương đấu tranh đòi độc lập cho Palestine bằng con đường bạo lực bất ngờ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp trước đảng Fatah của cố Chủ tịch Arafat. Với kết quả này, một lãnh đạo của Hamas là Ismail Hanyah được giữ chức Thủ tướng Palestine, và chính phủ Palestine cũng toàn là người của Hamas.
Phong trao Fatah, lưc lương nong côt trong PLO, phan đôi va không hơp tac vơi Chinh phu cua Hamas. Mâu thuân nội bộ giưa Hamas va Fatah trở nên rât gay găt, gây can trơ lơn trong viêc tiên tơi đam phan hòa bình vơi Israel.
Mâu thuẫn này bùng nổ thành những cuộc xung đột vũ trang giữa Hamas và Fatah vào năm 2007, và sau nhiều vụ đụng độ ác liệt, phong trào vũ trang Hamas đã giành được quyền kiểm soát dải Gaza, trong khi Bờ Tây nằm dưới sự quản lý của Fatah, khiến Palestine lại một lần nữa rơi vào tình trạng chia cắt.
Tình hình ngày càng tồi tệ hơn sau khi Israel và Ai Cập quyết định xây hệ thống hàng rào bê tông phong tỏa biên giới với dải Gaza sau khi Hamas kiểm soát vùng đất này vào năm 2007. Trong năm qua, Ai Cập cũng đã thắt chặt hơn nữa an ninh dọc biên giới với dải Gaza, đánh sập hàng trăm đường hầm buôn lậu xuyên qua biên giới vốn là nguồn cung cấp thuế quan trọng đối với Hamas.
Bức tường bê tông kiên cố mà Israel xây dựng dọc biên giới với dải Gaza
Việc hàng loạt đường hầm vận chuyển hàng hóa buôn lậu này bị phát hiện và đánh sập đã đẩy phong trào Hamas vào một cuộc khủng hoảng tài chính vô cùng nghiêm trọng. Hamas đã nhiều lần yêu cầu Israel và Ai Cập tháo dỡ hệ thống phong tỏa này, nhưng không được đáp ứng.
Tức giận, các chiến binh Hamas quyết định sử dụng những giàn rocket tự chế dội vào các vùng lãnh thổ của Israel. Mặc dù những vụ tấn công bằng rocket này không gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, và nhiều quả rocket bị hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel phát hiện và phá hủy trên không, nhưng chúng lại gây ra tâm lý vô cùng căng thẳng trong binh sĩ và dân thường Israel.
Hamas cho rằng việc Israel phong tỏa biên giới trên bộ, trên không và cảng biển của họ là một hành động chiến tranh, bởi vậy những vụ tấn công bằng rocket của họ là hoàn toàn xác đáng. Về phần mình, Israel lại coi những vụ nã rocket vào dân thường và binh lính của họ do Hamas thực hiện là sự thách thức không thể chấp nhận được, và Tel Aviv quyết tâm dập tắt phong trào này.
Một giàn phóng rocket tự chế của chiến binh Hamas
Nói cách khác, Israel phát động chiến dịch quân sự tấn công dải Gaza vì các chiến binh ở Gaza dùng rocket tấn công họ, còn lý do của những vụ phóng rocket này lại là do Israel phong tỏa Gaza. Đây là một vòng xoáy bạo lực luẩn quẩn không lối thoát, đẩy vùng đất Gaza với gần 2 triệu dân vào vũng bùn lầm than.
Trong cuộc chiến khốc liệt này, dù ai đúng ai sai thì dân thường vô tội vẫn là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Phong trào Hamas không phải là quân đội của một quốc gia, họ chiến đấu với binh lính Israel bằng chiến thuật chiến tranh du kích, đánh nhanh rút gọn bằng cách lợi dụng hàng chục cây số đường hầm mà họ đào xuyên biên giới để tổ chức các trận phục kích.
Các chiến binh Hamas không có doanh trại riêng mà ở lẫn với dân thường. Bởi vậy, để tiêu diệt được các chiến binh và thủ lĩnh Hamas, Israel đành phải “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, phóng tên lửa, ném bom xuống nhưng ngôi nhà trong khu dân cư mà họ biết là có thành viên Hamas đang ẩn náu.
Hamas sử dụng những đường hầm như thế này để tấn công binh sĩ Israel
Nhưng họ cố tình quên đi rằng xung quanh đó còn có hàng chục, hàng trăm người dân bình thường khác. Những vụ không kích vào bệnh viện, trường học, trạm điện đã gây thiệt hại nặng nề cho dải đất Gaza, biến khu vực này thành đống đổ nát dưới hàng tấn bom và đạn pháo của Israel.
Sự phong tỏa của Israel đối với dải Gaza trong gần 2 năm qua đã đẩy người dân ở đây vào cảnh khốn cùng, và giờ đây chiến dịch tấn công do họ phát động càng khiến cho thảm cảnh trở nên tồi tệ hơn. Các bệnh viện ở đây thiếu thuốc men trầm trọng, kể cả những vật dụng y tế đơn giản như bông băng cũng không có đủ cho bệnh nhân dùng.
Người dân ở dải Gaza chỉ trông chờ vào một nhà máy điện duy nhất chạy bằng dầu, và khi một quả bom của Israel rơi xuống đây, toàn bộ dải đất bị mất điện hoàn toàn, và ước tính phải mất một năm nữa mới có thể khắc phục được những hư hỏng của nhà máy điện.
Không rõ hiệu quả của chiến dịch quân sự của Israel trên dải đất Gaza đến đâu, song trên mặt trận truyền thông, Tel Aviv đang hứng chịu thất bại nặng nề trước sự chỉ trích dữ dội của dư luận quốc tế. Truyền thông thế giới thường xuyên cập nhật tin tức thiệt hại về người và tài sản ở dải đất Gaza, đặc biệt là những hình ảnh trẻ em bị chết, bị vùi lấp, bị thương do bom đạn đã khiến hàng triệu người trên thế giới xúc động.
Rõ ràng chiến dịch tấn công hiện nay của Israel vào dải Gaza chỉ càng làm vòng xoáy bạo lực càng thêm đẫm máu mà không giải quyết được bất cứ vấn đề gì. Chỉ khi các bên chịu ngồi lại đàm phán với nhau để tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, dải đất Gaza mới có thể mờ về một tương lai bình yên.
Theo Khampha
Israel không kích dữ dội Gaza để tiếp thị vũ khí?
Cuộc chiến với Hamas ở dải Gaza là cơ hội để Israel tiếp thị về hiệu quả của các hệ thống vũ khí.
Trong những ngày gần đây, Israel đang thực hiện chiến dịch không kích dữ dội nhất vào dải Gaza khiến hàng trăm người thiệt mạng để đối phó với những cuộc tấn công bằng rocket do các chiến binh Hamas bắn vào lãnh thổ nước này.
Theo các nhà quan sát quốc tế, cuộc chiến mà Israel đang leo thang ở dải Gaza có nhiều đặc điểm chung với 2 cuộc chiến trước đó vào năm 2008 và 2012.
Cuộc chiến này, một lần nữa, khiến rất nhiều dân thường Palestine thiệt mạng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khi quân đội Israel liên tục tấn công và nã đạn vào các khu dân cư.
Trong cuộc chiến lần này, lần đầu tiên rocket của phong trào Hamas có thể bắn sâu vào trong lãnh thổ Israel đến vậy, tuy nhiên chúng hầu như không gây nhiều thiệt hại bởi hầu hết đều bị đánh chặn bởi hệ thống Vòm Sắt do Israel phát triển.
Một hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel
Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) được thiết kế nhằm chống lại các tên lửa và pháo mặt đất do Hamas bắn ra từ Gaza, và hệ thống này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế. Các hãng tin lớn như CNN, BBC, Sky News, New York Times và Telegraph liên tục cập nhật thông tin về sự thành công của hệ thống phòng thủ tên lửa này.
Thậm chí những tờ báo thương mại lớn như Blooberg hay Wall Street Journal cũng hết sức quan tâm đến hệ thống phòng thủ tên lửa đã chứng minh được hiệu quả trong chiến đấu này.
Tỉ lệ thành công của hệ thống Vòm Sắt này được một số hãng tin tường thuật gần như trực tiếp, mặc dù vẫn còn một vài nghi ngờ về tính chính xác và hiệu năng sử dụng của nó.
Sự thành công của hệ thống Vòm Sắt được Israel quảng bá nhằm mục đích làm yên lòng người dân trong nước, đồng thời quảng bá một cách hiệu quả với thế giới về hệ thống phòng thủ tên lửa mới này.
Theo như Israel tuyên bố, hệ thống Vòm Sắt là một công cụ hữu hiệu để ngăn chặn khủng bố địa phương và quốc tế. Nó được thiết kế để có thể bảo vệ một cách hữu hiệu các khu dân cư, những công trình công cộng, sân bay dân sự và các tòa nhà của chính phủ.
Hiện tại, có 7 nước trong đó có Mỹ và Hàn Quốc, đang quan tâm và tỏ ý muốn mua một vài biến thể của hệ thống Vòm Sắt này. Khi mà nền kinh tế Israel phụ thuộc khá lớn vào ngành công nghiệp quốc phòng thì cuộc chiến ở dải Gaza lần này là một cơ hội tốt để Israel có thể kiếm được bội tiền từ việc bán ra hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt.
Bên cạnh đó, Israel cũng đã thành công trong việc duy trì nguồn tài trợ kinh phí phát triển hệ thống Vòm Sắt này từ phía Mỹ.
Theo Khampha
23 ngày giao tranh ở dải Gaza, trên 1.280 người chết Ít nhất 54 gười chết trong các cuộc tấn công của Israel dọc theo dải Gaza vào ngày 30.7, nâng tổng số người thiệt mạng ở Palestines trong suốt 23 ngày giao tranh lên trên 1.280. Khói đen trên bầu trời sau khi quân đội tấn công vào thành phố Gaza vào ngày 29.7 - Ảnh: AFP Những vụ tấn công ngày 30.7...