Vì sao IS trở thành nhóm khủng bố giàu nhất thế giới?
Từ một nhóm phiến quân phải nhận tiền tài trợ, giờ đây IS đã thu về hơn 3 triệu USD mỗi ngày từ các hoạt động phi pháp của chúng.
Ngày 16/9, tờ Independent của Anh dẫn lời các quan chức tình báo và chuyên gia quốc tế cho hay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang kiếm được hơn 3 triệu USD mỗi ngày để trở thành nhóm khủng bố giàu nhất trong lịch sử.
Các nguồn tin tình báo cho hay phiến quân IS hiện đang kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm giữa Syria và Iraq, nơi có tới 11 mỏ dầu ở cả hai nước. Với những mỏ dầu này, IS đang sử dụng mạng lưới buôn lậu có từ lâu đời để bán dầu cho các thương nhân thu về nguồn lợi khổng lồ.
Nhiều mỏ dầu ở Iraq và Syria hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của IS
Về hoạt động buôn lậu dầu mỏ này của IS, chuyên gia phân tích Denise Natali thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ nhận định: “Chúng kiếm được rất nhiều tiền từ nguồn tài nguyên này. Dù người Kurd đã tìm cách ngăn chặn đường dây buôn lậu, tuy nhiên nguồn dầu lậu vẫn đi qua biên giới dễ dàng bằng những khoản tiền hối lộ”.
Dầu thô mà IS bán ra thị trường có giá rẻ hơn mức trung bình rất nhiều, chỉ từ 25 đến 60 USD một thùng so với mức giá chung là hơn 100 USD. Mặc dù bán với giá rẻ như vậy, song lợi nhuận mà IS thu về từ dầu mỏ cũng đã vượt quá con số 3 triệu USD một ngày, theo ước tính của ông Luay al-Khatteeb, chuyên gia tại Viện Brookings Qatar.
Một quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho hay số lợi nhuận khổng lồ mà phiến quân IS thu về đã vượt qua “bất cứ nhóm khủng bố nào khác trong lịch sử”.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang gây sức ép buộc chính quyền người Kurd ở miền bắc Iraq cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan phải nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn hoạt động buôn lậu dầu mỏ của IS.
Các chiến binh người Kurd chiến đấu bảo vệ một mỏ dầu ở miền bắc Iraq khỏi phiến quân IS
Video đang HOT
Ngoài việc buôn lậu dầu mỏ với giá rẻ, IS còn kiếm được hàng trăm triệu USD từ hoạt động buôn bán cổ vật từ Iraq tới Thổ Nhĩ Kỳ, và buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục. Ước tính hiện có khoảng 3000 phụ nữ và trẻ em gái đã bị IS bắt cóc làm nô lệ tình dục và bị mua đi bán lại trong các nhà thổ.
Một quan chức tình báo Mỹ nói: “Các hoạt động kiếm tiền của IS không khác gì của một tổ chức mafia. Chúng được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống và được thực hiện bằng bạo lực và đe dọa”.
Trước khi tràn vào chiếm thành phố Mosul lớn thứ hai ở Iraq hồi tháng Sáu, IS đã tự quy định các mức thuế đối với hoạt động kinh doanh trong lãnh thổ do chúng kiểm soát và đe dọa những người không chịu nộp tiền.
Sau khi chiếm được Mosul bằng chiến dịch tấn công như vũ bão, phiến quân IS đã cướp hàng triệu USD tiền mặt và vàng từ các ngân hàng trong thành phố này.
Những tội ác của IS đã khiến cả thế giới kinh sợ
Một nguồn thu nhập đáng kể khác của IS là từ hoạt động bắt cóc đòi tiền chuộc. Hồi đầu năm, 4 con tin người Pháp và 2 công dân Tây Ban Nha bị IS bắt cóc đã được thả tự do sau khi chính phủ trả hàng triệu dollar tiền chuộc thông qua các nhà đàm phán trung gian.
Lúc nhóm phiến quân này mới được thành lập, chúng nhận được tiền tài trợ từ các ông trùm giàu có ở vùng Vịnh, tuy nhiên nguồn tài chính này đã bị cắt kể từ khi các hành động man rợ của IS khiến cả thế giới bị sốc và ghê tởm.
Hiện nay, sự lệ thuộc tài chính nặng nề vào hoạt động buôn lậu dầu mỏ cũng là một điểm yếu chí tử của phiến quân IS, bởi các mỏ dầu này có thể bị tê liệt trong các trận không kích của Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định ném bom vào các nhà máy khai thác dầu mỏ ở Iraq và Syria, nơi rất nhiều công nhân dân sự đang làm việc dưới sự kiểm soát của IS.
Theo Khampha
Vì sao IS liên tiếp chặt đầu con tin phương Tây?
Các quan chức ngoại giao và tình báo vẫn đang tìm cách lý giải động cơ của IS trong các vụ chặt đầu con tin liên tiếp.
Chỉ trong 3 tuần vừa qua, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã liên tiếp tung ra 3 đoạn video ghê rợn quay cảnh chặt đầu 3 con tin người Mỹ và người Anh mà chúng bắt được ở Syria. Trong cả 3 đoạn video này, điều dễ nhận thấy là cả 3 con tin xấu số đều tỏ ra bình thản một cách không ngờ trước cái chết đang chờ đợi mình.
Trong các đoạn video được IS tung lên YouTube, người xem có thể thấy rằng cả nhà báo Mỹ James Foley, Steven Sotloff và nhân viên cứu trợ người Anh David Haines đều rất bình tĩnh nói lời cuối cùng, trước khi tên sát thủ đứng đằng sau lạnh lùng cứa lưỡi dao vào cổ họ.
David Haines thể hiện sự bình thản đến dửng dưng trước khi bị chặt đầu
Có vẻ như ba nạn nhân xấu số trên đã bình thản chấp nhận số phận của mình, khiến nhiều người tin rằng hoặc là họ không biết điều gì sắp xảy ra, hoặc là sau một thời gian bị tra tấn, hành hạ trong nhà tù của IS, họ coi cái chết là một sự giải thoát nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những khổ đau mà họ phải chịu đựng trong tay bọn khủng bố.
Sau khi nhà báo Foley bị chặt đầu hồi tháng trước, những thông tin về ngày tháng khổ đau của anh và các con tin khác trong ngục tù của phiến quân IS đã được những người sống sót kể lại. Họ thường xuyên bị đối xử, đánh đập thậm tệ, và thậm chí còn bị đưa ra "hành quyết giả".
Những người từng bị giam chung với Foley kể lại rằng anh là nạn nhân bị đối xử tồi tệ nhất, và những trận đòn tra tấn, đánh đập, bỏ đói xảy ra với anh như cơm bữa.
Các chuyên gia tình báo nghiên cứu cả 3 đoạn video trên cho rằng IS đã cố tình khắc họa một cách cẩn thận sự bình thản của các con tin như một thông điệp mà chúng gửi tới thế giới. Một chuyên giaan ninh nhận định: "Chúng muốn nói rằng chống cự là vô ích, chúng mạnh hơn chúng ta rất nhiều, và ý chí sớm hay muộn rồi cũng bị khuất phục".
Phiến quân IS thường xuyên gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Iraq và Syria
Một số quan chức tin rằng các vụ chặt đầu trên được thực hiện theo cách mà các nạn nhân không ngờ tới. Một quan chức ngoại giao giấu tên nhận định 3 nạn nhân bị chặt đầu đều tưởng rằng đây là những vụ "hành quyết giả" như trước đây, điều đó giải thích cho thái độ bình thản đến dửng dưng của họ.
Ông Barak Barfi, người phát ngôn của gia đình nhà báo Sotloff cho hay những người từng bị IS bắt cóc và được giải cứu bằng tiền chuộc đã kể rằng bọn bắt cóc chuyên sử dụng những biện pháp đe dọa để khiến nạn nhân xuống tinh thần nhanh chóng.
Ông này nói: "Nếu đó là tôi, tôi sẽ chấp nhận số phận và muốn chấm dứt cơ ác mộng. Đó cũng chính là những gì tôi cảm thấy khi bị chiến đấu cơ ném bom ở ngoại ô Aleppo năm 2012. Tôi không sợ chết, mà chính điều bất an về số phận của mình mới làm tôi tê liệt".
Theo ông Barfi, cả ba nạn nhân trong các vụ chặt đầu trên đều đã phải chịu đựng những nỗi thống khổ "không nói nên lời" khi chứng kiến những con tin khác cùng buồng giam được trả tiền chuộc và thả tự do. Điều đó khiến họ cảm thấy mình bị bỏ rơi, và nó được thể hiện rõ ràng trong những lời cuối cùng của họ.
Mỹ tăng cường chiến dịch không kích nhắm vào IS ở Iraq và Syria
Hiện IS được cho là đang giam giữ khoảng 10 con tin nước ngoài tại Raqqa, thành trì của Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Bọn chúng có một nhóm chuyên phụ trách sản xuất các đoạn video quay cảnh hành hình con tin, và sau đó được xử lý bằng phần mềm để che giấu tung tích trước khi tung lên mạng.
Tại sao IS lại nỗ lực đến vậy để "khoe khoang" những vụ giết người ghê rợn của mình vẫn là một vấn đề đau đầu đối với cộng đồng tình báo phương Tây.
Một số quan chức tình báo cho rằng những đoạn video này là một cách để cảnh báo kẻ thù của IS, đặc biệt là quân đội Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường chiến dịch không kích ở miền bắc Iraq và sẽ mở rộng chiến dịch sang Syria.
Trong khi đó, một số chuyên gia khác tin rằng những vụ xử tử man rợ này được thực hiện để lôi kéo Mỹ vào một "cuộc chiến cuối cùng" với kẻ thù "truyền kiếp", và việc Mỹ hay IS đang "tính toán sai lầm" trong nước cờ này là câu hỏi sẽ sớm có câu trả lời.
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ New York Times, Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận rằng những đoạn video chặt đầu trên đã làm dấy lên làn sóng dư luận ủng hộ chiến dịch quân sự mới của Mỹ ở Trung Đông, điều mà ông đã cố gắng né tránh trong suốt 6 năm qua.
Ông Obama cho rằng việc IS tung những đoạn video chặt đầu đầy ghê rợn trên là một "tính toán sai lầm", và nhóm phiến quân này đã không lường trước được cách thức phản ứng tới đây của Mỹ.
Theo Khampha
Obama ra lệnh "đuổi cùng giết tận" khủng bố IS Chiến lược do ông Obama công bố thể hiện quyết tâm tiêu diệt đến cùng phiến quân IS của nước Mỹ. Ngày 11/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh mở rộng chiến dịch quân sự chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và cho phép tiến hành các cuộc không kích ở Syria để "đuổi cùng giết tận" nhóm...