Vì sao Indonesia “thích” cho nổ tung tàu đánh cá trộm?
Indonesia sở hữu một trong những vùng biển giàu tài nguyên nhất thế giới nên việc phá hủy tàu cá công khai và phát trên TV là một hành động mang tính răn đe của quốc gia Đông Nam Á này.
Một tàu đánh cá bị cho nổ tan tành ngoài khơi Indonesia.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gọi hành động phá hủy tàu cá là “liệu pháp gây sốc”. Trước khi áp dụng chính sách này, mỗi ngày vùng biển Indonesia tiếp nhận 5.000 tàu “không mời mà đến”. Chỉ có 1/10 số này là có giấy phép hoạt động.
Sau khi Indonesia phá hủy 200 tàu cá săn trộm cá ngừ, thông điệp đã được những kẻ bắt cá tiếp nhận. Số lượng thuyền bè săn bắt trộm đã giảm 90%.
Cảnh tàu cá bị gắn thuốc nổ rồi vỡ vụn trong nháy mắt thực sự khiến người dân Indonesia rất thích thú. Những người mất nghiệp vì những kẻ săn trộm cá nhìn hình ảnh này với vẻ hả hê. Ông Arifsyah Nasution từ quỹ Hòa bình xanh nói rằng biện pháp của chính phủ Jarkata giúp bảo vệ môi trường.
Video đang HOT
Ngư dân phân loại cá tại Jakarta, Indonesia.
10 năm trước, ngành ngư nghiệp Indonesia thu hút hơn 6 triệu lao động. Tuy nhiên vì hoạt động săn bắt trộm diễn ra, chỉ khoảng 1 triệu ngư dân đủ sống vì hoạt động đánh bắt cá. Kẻ săn trộm bị chỉ trích vì tận diệt ở những vùng biển xa khiến lượng cá suy giảm nhanh chóng. Trong số những nước tham gia đánh bắt có cả quốc gia xa xôi như Nigeria.
Ngày 26.4 vừa qua, Hải quân Indonesia vừa thu giữ một loạt tàu cá vi phạm pháp luật, trong đó đáng chú ý có tàu cá Trung Quốc đang bị Interpol truy nã. Sắp tới, số tàu cá này sẽ tiếp tục “lên hình” và bị nổ tung trong chớp mắt.
Ngành đánh bắt cá ở Indonesia phát triển là do phương Tây rất chuộng cá của quốc gia này. Với lợi thế bờ biển dài, Indonesia đã đánh bắt quá nhiều khiến môi trường sinh thái bị gây hại nghiêm trọng. Nước nhập khẩu nhiều nhất hải sản từ Indonesia là Mỹ, tiếp sau đó là Nhật, EU. Những nước giàu có ăn cá còn nhanh hơn tốc độ chúng sinh sản. Chính điều này buộc các ngư dân nghèo khó hăng hái ra biển hơn và tận diệt đại dương nhanh hơn.
Hiện nay, số lượng cá trên trái đất đang bị suy giảm nhanh chóng. Theo Quỹ Động vật hoãng dã thế giới, lượng cá toàn cầu đã giảm trong hơn 40 năm qua.
Không ai cảm nhận thấy cuộc khủng hoảng cá rõ rệt như ngư dân Indonesia. Mỗi năm qua đi, số cá trên lưới của họ lại sụt giảm. Họ sợ rằng tương lai không xa, những lưới cá bắt lên chẳng có gì trong đó.
Theo Danviet
Indonesia đặt tên cho 14 đảo để khẳng định chủ quyền
Những hòn đảo nhỏ nằm ở biên giới với Timor Leste và Australia được Indonesia đặt tên để "chặn trước việc nước láng giềng tuyên bố chủ quyền".
Hệ thống phòng không Skyshield của Indonesia. Ảnh: IHS
Chính quyền địa phương Đông Nusa Tenggara (NTT) ở Indonesia đặt tên cho 14 đảo nhỏ, Jakarta Post hôm nay đưa tin. Frans Lebu Raya, Thống đốc NTT sẽ tuyên bố danh sách tên gọi trong lễ nhậm chức hôm 14/5.
Những hòn đảo này đã được cộng đồng địa phương đặt tên, nhưng chưa đăng ký với chính quyền. Phát ngôn viên hải quân Johan Hariyanto cho biết việc đặt tên cho các đảo vô danh sẽ củng cố thêm tuyên bố đường cơ sở về đảo của Indonesia. Điều này khiến hải quân Indonesia dễ dàng hơn khi bảo vệ vùng biển quốc gia.
Johan cũng cho biết NTT có 5 đảo nằm ngoài cùng vùng lãnh thổ của Indonesia, giáp với Australia và Timor Leste.
Indonesia có hơn 18.000 hòn đảo, trong đó chính phủ nước này đã đặt tên cho 8844 đảo. Trong số đảo được đặt tên, có 922 đảo có người ở.
Vị trí Đông Nusa Tenggara của Indonesia. Đồ họa: Google maps
Văn Việt
Theo VNE
Vì sao Indonesia ngại cho nổ tàu cá Trung Quốc Những mơ hồ trong chính sách đối ngoại khiến Indonesia không đưa ra được cách phản ứng phù hợp với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Hải quân Indonesia cho nổ tung tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép ở ở Tây Kalimantan. Ảnh: Reuters Mới đây, Indonesia đã thể hiện quyết tâm bảo vệ vùng biển chủ quyền của...