Vì sao Hy Lạp sắp vỡ nợ vẫn cố bảo vệ Nga?
Chính phủ Hy Lạp mới đây đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với châu Âu là sẵn sàng tuyên bố vỡ nợ, đồng thời ra sức bảo vệ Nga.
Hy Lạp sẵn sàng đương đầu với cảnh vỡ nợ
Chính phủ Hy Lạp đã sẵn sàng công bố hiện trạng vỡ nợ công trong trường hợp nếu đến cuối tháng 4 vẫn không có khả năng đàm phán với các chủ nợ quốc tế, – tờ Financial Times đưa tin.
Báo dẫn nguồn tin trong Chính phủ cho biết rằng, nội các Hy Lạp quyết định từ chối trả khoản nợ 2,5 tỷ euro cho IMF vào tháng 5 và tháng 6, nếu như không đạt thoả thuận với các chủ nợ, trong chừng mực kinh phí Nhà nước dành để trả lương và trợ cấp hưu đang cạn kiệt nhanh chóng.
Theo lời vị đại diện Chính phủ Hy Lạp, đất nước không còn lối thoát nào khác ngoài việc mặc định vỡ nợ nếu châu Âu từ chối chuyển tiền từ quỹ tài chính để giúp đỡ. Ông này mô tả tình hình rằng, hiện nay đất nước mình “đã đi vào bước đường cùng rồi”.
Báo lưu ý rằng động thái mặc định vỡ nợ của Hy Lạp chắc chắn sẽ là cú sốc đối với toàn bộ khu vực đồng euro, bởi tuyên bố về vỡ nợ có thể là một phần của chiến lược nhằm đạt điều kiện vay thuận lợi hơn.
Có tin Chính phủ các nước thuộc khu vực đồng euro cũng đã chuẩn bị kịch bản tình huống bất thường khẩn cấp trong trường hợp diễn ra mặc định vỡ nợ của Hy Lạp.
Trước đó các phương tiện truyền thông đưa tin rằng EU đang chuẩn bị kế hoạch bí mật để loại Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro. Theo báo trên, những kế hoạch như vậy được đưa ra trong văn kiện do Bộ Tài chính Phần Lan, phối hợp với Đức soạn thảo.
Các trang mạng Nga ngày 10/4 dẫn nguồn The Times cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị một “Kế hoạch bí mật loại Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)” trong trường hợp Athens tuyên bố vỡ nợ vào tháng 5.
Liệu có cuộc chia tay của Hy Lạp và Liên minh châu Âu?
Video đang HOT
Văn kiện soạn thảo ngày 27/3 viết: “Với sự đồng thuận ngầm của các nước khác trong Eurozone, đã bắt đầu tiến trình mà cuối cùng có thể dẫn đến việc loại Hy Lạp khỏi Eurozone”. Tác giả của nó cảnh báo, trong quý I này cần thông qua “những quyết định chính trị rất khó khăn”.
Phần Lan tin tưởng rằng, nhờ các biện pháp cải cách trong vòng ba năm qua của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), “đồng euro có thể vượt qua bão táp sau khi Hy Lạp từ chối đồng tiền chung châu Âu” và nền kinh tế EU sẽ nhanh chóng tăng trưởng trở lại.
Hy Lạp dự kiến đàm phán với Eurogroup nhằm tiến hành cuộc họp các bộ trưởng tài chính vào ngày 24/4 ở Riga để giải ngân khoản tiền cuối cùng trị giá 7,2 tỷ euro trong chương trình cho vay của EU.
Nếu cuộc họp này đạt được thỏa thuận thì đến tháng 6, các cuộc họp tiếp theo sẽ được mở nhằm tiến hành đàm phán tái cơ cấu nợ nước ngoài của Hy Lạp, đã lên tới mức 324 tỷ euro (178% GDP).
Tuy nhiên các chủ nợ cho rằng, dự trữ tiền mặt của Hy Lạp chỉ đủ tới giữa tháng 5 nên vào tháng 6, Hy Lạp có thể nảy sinh những khó khăn lớn hơn về thanh khoản. Nếu 2 vòng đàm phán trên không đạt được thỏa thuận cuối cùng thì đương nhiên Hy Lạp sẽ phải tuyên bố vỡ nợ.
Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là Athens dường như cũng không mấy lo lắng trước viễn cảnh này. Họ một mặt vẫn tiếp tục đàm phán với châu Âu nhưng mặt khác tiếp tục có những tuyên bố và hành động quyết liệt nhằm bảo vệ Nga trước các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu.
Vì sao Hy Lạp sắp vỡ nợ vẫn kiên quyết bảo vệ Nga
Vừa qua tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã sang thăm Nga trong 2 ngày 8 và 9 tháng 4. Ông đã tuyên bố rằng, 2 nước có mối quan hệ sâu sắc vì cuộc đấu tranh chung, cũng như vì những giá trị tinh thần truyền thống chung. Và mối quan hệ này vẫn được 2 dân tộc gìn giữ, bất kể những hoàn cảnh khác nhau.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hội đàm với Tổng thống Nga Putin
Theo thông tin trước đó, Thủ tướng Hy Lạp vả Tổng thống Nga sẽ thảo luận về các biện pháp tăng kim ngạch thương mại hai nước. Theo ông Vladimir Putin, trong giai đoạn 2009-2013, kim ngạch hàng hóa đã tăng gấp đôi, tuy nhiên trong năm vừa qua đã giảm xuống gần 40%.
Các phương tiện truyền thông châu Âu coi chuyến thăm Nga của Thủ tướng Hy Lạp – đại diện tiêu biểu cho trường phái “chống thắt lưng buộc bụng” – là một hành động “thiếu khôn ngoan”. Thậm chí đại diện của Liên minh châu Âu đã lên tiếng “đe dọa” nước này chớ có dựa dẫm vào Nga để đối đầu với EU.
Theo một trong những phán đoán của truyền thông phương Tây, Thủ tướng Hy Lạp và tổng thống Nga có thể đã thỏa thuận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với nhập khẩu trái cây của nước này. Một giả thuyết khác là Hy Lạp dự định đề nghị Nga viện trợ kinh tế.
Chưa ai biết những thỏa thuận bí mật đằng sau chuyến thăm này nhưng trước hết trước đó ông Tsipras đã tuyên bố thẳng thừng là biện pháp trừng phạt Nga là “con đường chẳng dẫn tới đâu” mà chỉ phá hoại hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, trong thời đại toàn cầu hóa.
Ông còn cam kết rằng mình sẽ cố gắng hết sức đưa sự hợp tác thương mại giữa Nga và Hy Lạp đạt đến một cấp độ mới. “2 nước chúng ta có thể sở hữu sự hợp tác đáng kể, mở ra cho Hy Lạp cơ hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang Liên bang Nga”.
Trong chuyến đi đến Moscow dự hội nghị quốc tế về vấn đề an ninh, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos ngày 15-4 cũng tuyên bố, nước này sẽ huy động “mọi nỗ lực” để hủy bỏ biện pháp trừng phạt chống Nga của Liên mih châu Âu.
Hy Lạp làm căng với EU là do có Nga chống lưng?
Theo đánh giá của ông, hiện tại đang mở ra “những triển vọng mới dành cho hợp tác song phương” của các nước, tuy nhiên tiến trình này bị cản trở bởi biện pháp trừng phạt của EU nhằm chống Nga. Bộ trưởng Kammenos đưa ra cam kết, ” chúng tôi sẽ huy động mọi nỗ lực để hủy bỏ những hạn chế đó”.
Giới quan sát cho rằng, sở dĩ Hy Lạp thẳng thừng từ chối các điều khoản thỏa thuận với châu Âu và mạnh miệng bảo vệ Nga là do những khoản lợi khổng lồ mà nước này sẽ nhận được từ Moscow và Bắc Kinh nếu ly khai châu Âu, trong đó có những khoản vay với điều kiện ưu đãi
Ngày 1-1 năm nay, Nga đã chính thức trở thành chủ tịch ngân hàng BRICS với số vốn 50 tỷ USD và quỹ đầu tư BRICS cũng với số tiền tương đương. Ông Putin đã từng cam kết sẽ biến ngân hàng này trở thành đối thủ của các cơ cấu tài chính nằm dưới sự chi phối của Mỹ và châu Âu như IMF, WB hay ECB.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều khả năng nếu Hy Lạp tuyên bố vỡ nợ và rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu, Athens sẽ là khách hàng đầu tiên – một khách hàng đầy giá trị của ngân hàng này.
Nhóm BRICS có thể sử dụng ngân hàng này như một công cụ đắc lực để lôi kéo Hy Lạp, mở đường thu hút thêm quốc gia đang bất mãn với EU là Thổ Nhĩ Kỳ và “nhử thêm” hàng loạt nước đang phải chịu chính sách “thắt lưng buộc bụng” từ những điều khoản vay của EU như Tây Ban Nha và Italia.
Ngoài ra, Trung Quốc với túi tiền không đáy và những khoản chi khổng lồ để xây dựng quan hệ ở châu Âu cũng có thể là một cứu cánh cho Hy Lạp.
Bởi vậy, Athens không hề lo ngại trước tương lai vỡ nợ, ngược lại, châu Âu mới là bên phải lo lắng trước viễn cảnh Hy Lạp và một số quốc gia EU khác ngã vào vòng tay đầy tham vọng của Moscow và Bắc Kinh.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
EU bí mật chuẩn bị loại Hy Lạp khỏi Eurozone?
Trang mạng Nga ngày 10/4 dẫn nguồn "The Times" cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị một "kế hoạch bí mật loại Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)" trong trường hợp Athen vào tháng 5 tuyên bố vỡ nợ.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis (phải) và Chủ tịch Nhóm Eurozone Jeroen Dijsselbloem trong cuộc gặp tại Athens. Ảnh: TTXVN
Theo báo trên, những kế hoạch như vậy được đưa ra trong văn kiện do Bộ Tài chính Phần Lan, phối hợp với Đức soạn thảo. Tác giả của nó cảnh báo trong mùa Xuân này cần thông qua "những quyết định chính trị rất khó khăn". Văn kiện đề ngày 27/3 viết: "Với sự đồng thuận ngầm của các nước khác trong Eurozone, đã bắt đầu tiến trình mà cuối cùng có thể dẫn đến việc loại Hy Lạp khỏi Eurozone".
Phần Lan tin tưởng nhờ các biện pháp cải cách trong vòng 3 năm qua của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), "đồng euro có thể vượt qua bão táp sau khi Hy Lạp từ chối đồng tiền chung châu Âu". Trước đó có tin nói, Hy Lạp dự kiến đàm phán với Eurogroup nhằm tiến hành cuộc họp các bộ trưởng tài chính vào ngày 24/4 ở Riga để giải ngân khoản tiền cuối cùng trị giá 7,2 tỷ euro trong chương trình cho vay của EU và đến tháng 6, tiến hành đàm phán tái cơ cấu nợ nước ngoài của Hy Lạp đã lên tới mức 324 tỷ euro (178% GDP). Tuy nhiên các chủ nợ cho rằng dự trữ tiền mặt của Hy Lạp chỉ đủ tới giữa tháng 5 nên vào tháng 6, Hy Lạp có thể nảy sinh những khó khăn lớn hơn về thanh khoản.
TN
Theo Báo Tin tức
Vì sao bọn khủng bố tấn công trường đại học Kenya? Ngày 5-4, các máy bay Kenya đã ném bom hai trại của tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Shabab ở Somalia. Đây là đòn đáp trả quân sự quy mô đầu tiên của Kenya kể từsau vụ trường đại học ở TP Garissa bị tấn công hôm 2-4 (vụ tấn công đẫm máu nhất ở Kenya sau vụ Al Qaeda tấn công đại...