Vì sao hồng cầu thiếu màu đỏ?!
Thiếu máu thông thường là tình trạng bệnh lý do cơ thể người bệnh thiếu số lượng hồng huyết cầu.
Thiếu máu cũng có thể là hậu quả của tình trạng tuy vẫn còn đủ tế bào máu nhưng lại thiếu huyết cầu tố – chất màu đỏ với chức năng tải dưỡng khí. Thiếu máu, thiếu chất hay thiếu lượng cũng thế, đồng nghĩa với tế bào thiếu dưỡng khí do máu chạy tới chạy lui nhưng chỉ trình diễn vì không mang theo dưỡng khí.
Thiếu máu là hậu quả đương nhiên trong trường hợp có lý do hoại huyết rõ ràng như sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tủy xương, bệnh huyết học, chấn thương… Theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu, thiếu máu chiếm tỉ lệ đáng lo ngại ở người dân chốn thị thành. Đáng nói hơn nữa là thiếu máu thuộc loại thiếu huyết cầu tố lại được phát hiện ở người không thiếu thốn cuộc sống vật chất. Trái lại, phần lớn nạn nhân là người đủ ăn đủ mặc, đủ kiến thức về biện pháp bảo vệ sức khỏe!
Thiếu máu là hậu quả đương nhiên trong trường hợp có lý do hoại huyết rõ ràng như sốt xuất huyết.
Đó là chuyện thống kê ở nước người. Ở xứ mình thì sao? Kết quả khám sức khỏe cho hàng ngàn công nhân viên còn rất trẻ cho thấy tỉ lệ thiếu huyết cầu tố, trong số đó 80% là nữ giới, cao gấp đôi tỉ lệ đã được công bố ở các nước châu Âu. Không thể xem thường bệnh thiếu máu, không chỉ vì hậu quả mà vì thường không dễ xác minh nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là thầy thuốc dễ bỏ sót bệnh, nhất là khi tình trạng thiếu máu thường diễn tiến âm thầm khiến ngay cả bệnh nhân cũng không mấy khi nghi ngờ. Các đối tượng dưới đây thường là miếng mồi ngon của tình trạng máu không đỏ như son:
Video đang HOT
- Người rong kinh hay có kinh kéo dài, đặc biệt ở phụ nữ trẻ chưa lập gia đình. Người bị rối loạn kinh nguyệt cần đến thầy thuốc để tầm soát nguyên nhân, thay vì xem đó là chuyện nhỏ.
- Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn không được chữa trị đến nơi đến chốn do người bệnh hễ vừa thấy thuyên giảm thì tự ngưng thuốc.
- Bệnh trĩ. Bệnh này tất nhiên gây mất máu, mặt khác còn do bệnh nhân không mấy người vui vẻ đến thầy thuốc vì vừa mắc cỡ vừa sợ đau.
- Lạm dụng thuốc cảm. Tình trạng này trầm trọng ở người dân chốn thị thành vì nạn nhân có thói quen nuốt nhanh viên thuốc cho rồi, thay vì áp dụng các phương pháp giải cảm không cần thuốc như xông hơi, tắm thuốc…
- Người phải hằng ngày sinh hoạt nhiều giờ trong văn phòng “hộp quẹt”, dù ở tầng trệt, đều là tấm bia rất gần của bệnh thiếu máu, nghĩa là mục tiêu béo bở của “hội chứng mệt mỏi kinh niên”.
Tế bào chắc chắn không thể khỏe nếu thiếu dưỡng khí. Vấn đề lại không chỉ có thế. Tế bào dễ phản ứng sai lệch khi ngộp! Hậu quả là trục trặc khâu thần kinh – nội tiết – biến dưỡng sớm muộn thì cũng chào hàng!
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Người lao động)
Đi đầu thanh toán bệnh lao
Dù là quốc gia ít người bệnh, song Canada đang được cộng đồng thế giới đánh giá rất cao bởi những đóng góp thiết thực vào phòng tránh bệnh lao, giúp ngăn ngừa hàng triệu ca mắc mới và giảm hàng trăm nghìn trường hợp tử vong mỗi năm.
Các bệnh nhân lao người Myanmar đang được điều trị tại một cơ sở y tế nằm trên khu vực biên giới giáp với Thái Lan
Phát biểu nhân Ngày Thê giới phòng chông bệnh lao (24-3), Bộ trưởng Phát triển quốc tế Canada Christian Paradis khẳng định, nước này đang đóng góp to lớn vào việc loại trừ các trường hợp tử vong vì bệnh lao cũng như các ca mắc lao mới. Nỗ lực của Canada góp phần từng bước đẩy lùi một trong những căn bệnh nguy hiểm mà hiện vẫn khiến hơn 9 triệu người mắc mới và khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới.
Một trong những đóng góp hiệu quả của Canada là tích cực hỗ trợ sáng kiến "Reach the Three Million" chữa trị cho 3 triệu người mắc bệnh lao trên thế giới chưa được điều trị. Sáng kiến này là một thành phần trong Đối tác chặn đứng bệnh lao (STBP) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm chẩn đoán những người mắc bệnh sớm nhất có thể, đảm bảo chữa trị kịp thời và triệt để cũng như duy trì tỷ lệ cao người được chữa khỏi bệnh.
Đáng chú ý là sáng kiến "Reach the Three Million" chủ yếu nhằm trợ giúp các đối tượng là người nghèo, người dễ bị tổn thương và khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế ở các nước đang phát triển trên thế giới. Từ năm 2010 tới nay, STBP với 109 dự án "Reach Three Millions" tại 44 nước đã xác định được thêm 210 nghìn trường hợp mắc bệnh lao, cứu sống 105 nghìn người và ngăn ngừa 2,1 triệu ca mắc mới.
Bên cạnh đó, Canada hiện cũng cũng đang dẫn đầu trong tài trợ cho Quỹ Phòng chống AIDS, lao phổi và sốt rét toàn cầu (GFATM). Đến nay, Canada đã cam kết đóng góp 2,1 triệu USD cho GFATM trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh truyền nhiễm này, góp phần tăng cơ hội, đặc biệt đối với người nghèo, được chẩn đoán và điều trị bệnh. Năm 2002, GFATM đã phát hiện và chữa trị cho 11,2 triệu trường hợp mắc lao, 64 ngàn bệnh nhân lao đa kháng thuốc vốn đang là thách thức lớn cho toàn cầu.
Bộ trưởng Christian Paradis nhấn mạnh, thông qua GFATM đến nay, Canada đã góp phần cứu sống 8,7 triệu người trước nguy cơ tử vong vì các căn bệnh AIDS, lao và sốt rét. Ông cũng cam kết Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ người mắc lao cũng như góp phần ngăn chặn sự lan rộng của căn bệnh chết người nhưng có thể chữa trị được.
Nỗ lực hiệu quả của các nhà tài trợ quốc tế cũng như Canada đã góp phần đáng kể vào chương trình chống lao toàn cầu do WHO phát động năm 1995 và tính tới nay đã điều trị thành công cho 56 triệu người bệnh và cứu sống 22 triệu người mắc lao. Tuy nhiên, phát biểu ngày 24-3, Tông Thư ky LHQ Ban Ki-moon cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiên chông bệnh lao cũng như trợ giúp quốc tế để đạt mục tiêu triệt tiêu hoàn toàn bệnh lao trên pham vi toan câu vào giữa thê kỷ 21.
Đạt nhiều thành tựu trong việc giảm thiểu cả số người mắc và người tử vong mỗi năm, song hiện Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất toàn cầu với trung bình khoảng 130 nghìn người mắc lao mới và 18 nghìn người chết mỗi năm. Bên cạnh triển khai các nỗ lực trong nước, Việt Nam cũng tham gia tích cực các chương trình, sáng kiến chống lao trên toàn cầu để phấn đấu đạt mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030, sớm hơn thế giới 20 năm.
Theo VNE
Vỏ chanh tác dụng còn hơn cả Viagra? Tôi 50 tuổi lúc đó tình dục đã yếu, tôi lấy vỏ chanh uống thử xem thấy thế nào. Uống ngày đầu tiên là đã có kết quả, từ ngày đó là cứ vậy tôi làm. Tôi đọc được bài thuốc dân gian này từ một quyển sách pho to có tên là Sách thuốc Thiên ân, do mẹ tôi sưu tầm và...