Vì sao hơn 90% ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam là người trẻ tuổi?
ThS. BS. Nguyễn Hồng Hà lý giải ly do đa số các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam là người trẻ tuổi, trái ngược hoàn toàn với Trung Quốc và Italy.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội chiều 20/3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung phát biểu: “Qua phân tích tình hình tại Hà Nội, chúng tôi thấy đối tượng nhiễm đang ngược lại với Trung Quốc và Italy, khi tỷ lệ người trẻ bị nhiễm cao hơn, chiếm trên 90%, độ tuổi trung bình nhiễm là 34 tuổi”.
Lý giải điều này, ThS. BSCKI Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, có thể thấy, phần lớn các ca bệnh nhiễm virus corona tại Việt Nam trong thời gian gần đây là du học sinh về nước, nằm trong độ tuổi từ 18- 35 tuổi.
Còn lại các bệnh nhân khác đa dạng về độ tuổi từ dưới 10 tuổi đến trên 60 tuổi và số ca tự lây nhiễm chéo trong cộng đồng rất thấp do chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm tìm ra và cắt các nguồn nhiễm.
Trái ngược với Trung Quốc, Italia, các ca nhiễm ở Việt Nam đa số là người trẻ tuổii
Theo các công bố về dịch tễ của Trung Quốc, đối tượng người cao tuổi có tỷ lệ qua đời cao hơn bình thường. Họ cho rằng, khi bị lây nhiễm, bệnh nhân cao tuổi sẽ suy giảm sức đề kháng, dễ dẫn tới các biến chứng viêm phổi cấp cùng các bệnh lý nền sẽ nặng lên, khó cứu chữa.
Tuy nhiên, bác sỹ Hồng Hà phản bác: “Đó chỉ là một góc độ kết luận dựa trên số liệu các ca nhiễm của Trung Quốc. Xét về mặt y học, dịch bệnh Covid-19 là phản ứng của virus xâm nhập, nên sẽ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người, kể cả những người trẻ tuổi khi mắc cũng có biểu hiện biến chứng rất nặng”.
Mặc dù người trẻ có lợi thế thể trạng tốt, ít các bệnh lý nền nên việc miễn dịch và tự sản sinh ra các loại kháng thể nhiều hơn các đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi. Đồng thời, các biến chứng phổi sẽ ít hơn nên hồi phục nhanh chóng trong quá trình điều trị.
“Dù vậy, chúng ta không nên chủ quan nghĩ mình còn trẻ mà lơ là trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Vì trên thế giới ghi nhận không ít các bệnh nhân trẻ tuổi từ 10-35 tuổi có biến chứng viêm phổi nặng, tổn hại đến sức đề kháng và chậm tái tạo tế bào dẫn đến thiệt mạng. Các bệnh nhân càng có nhiều bệnh lý nền thì tỷ lệ thiệt mạng sẽ cao hơn, không phân biệt ở nhóm độ tuổi nào, nhất là người trẻ”, bác sĩ Hồng Hà khuyến cáo.
Video: Khu vực phố Trúc Bạch bỏ cách ly sau 14 ngày
HÀ CƯỜNG
Giá gia cầm hôm nay 21/3: Hồi Tết còn lời trăm triệu, giờ thua lỗ mất nhà, trốn nợ
Giá gia cầm hôm nay 21/3 tại các vùng vẫn chưa có dấu hiệu tăng thêm. Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, sau thời gian dài gà, vịt mất giá, nhiều chủ trang trại thua lỗ hàng trăm triệu đồng, có hộ phá sản còn bị chủ nợ siết nhà, "sổ đỏ", phải trốn đi làm ăn xa.
Do việc bán buôn (bán xô đàn) gặp khó khăn, nhiều chủ trại đã phải chủ động mổ gà, vịt mang ra chợ bán.
Mất nhà vì gà, vịt
Là một trong những hộ nuôi nhiều vịt bầu, super ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên), mới đây, gia đình bà Phạm Thị Thắm đã phải xuất bán đàn vịt hơn 7.000 con với giá 24.000 đồng/kg vì hai vợ chồng bà không còn đủ sức để cầm cự thêm.
"Lứa vịt này vợ chồng tôi chịu lỗ hàng trăm triệu đồng. Bán vịt xong mà lòng đau xót quá", bà Thắm chia sẻ.
Trước khi thua lỗ với nghề chăn nuôi vịt, gia đình bà Thắm đã từng thất bại trong chăn nuôi lợn. Đến giờ cả số tiền nợ cũ cộng với khoản nợ mới phát sinh, vợ chồng bà Thắm đang phải gánh lên đến hàng tỷ đồng.
"Nhà, đất vườn mang gán cho người ta rồi mà vẫn không đủ trả nợ, chúng tôi thực sự trắng tay, cùng đường rồi", bà Thắm ngậm ngùi.
Tại các vùng ở khu vực miền Trung, miền Nam, giá gia cầm cũng đang trong tình cảnh khá thê thảm. Tâm sự với chúng tôi, bà con chăn nuôi gà, vịt tại một số vùng của Triệu Sơn (Thanh Hóa) và Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, không chỉ mất giá mà việc tiêu thụ các sản phẩm gia cầm cũng rất chậm.
Trước Tết Nguyên đán vừa qua, ông Nguyễn Trọng Nam ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) là một những hộ có lãi hàng trăm triệu đồng nhờ xuất bán đàn gà đúng thời điểm giá cao nên đắt hàng, lái tranh nhau mua.
Thấy lãi nhiều, vợ chồng ông lại đổ tiền vào xây thêm chuồng trại, mua hàng vạn con giống về nuôi. Nhưng ai ngờ, đến giờ gà được tuổi bán lại gặp dịch bệnh Covid-19, vật nuôi ế ẩm khó tiêu thụ khiến gia đình ông chịu thua lỗ nặng nề.
"Chưa năm nào giá gia cầm lại rẻ và khó bán như năm nay. Hiện, gà đa (giống gà Dabaco), bà con nuôi đến hơn 100 ngày tuổi mà lái trả có 40.000 - 45.000 đồng/kg, các loại gà khác cũng từ 50.000 đồng trên 60.000 đồng/kg, thậm chí giá gà thịt công nghiệp còn rẻ hơn cả rau, khoảng 10.000 đồng đến 13.000 đồng/kg...", ông Nam ngậm ngùi nói.
Cùng trong tình cảnh tương tự, nhiều chủ trại gia cầm tại các tỉnh miền Bắc và miền Nam đang tỏ ra rất lo lắng và bức xúc trước tình hình giá cả mặt hàng gà, vịt quá thấp, thậm chí có trái lái còn chê hàng không mua, càng làm cho bà con chịu thua lỗ nặng.
"Vịt nuôi đủ tuổi bán không xuất đi được vẫn phải giữ lại cho ăn mà giá cám lại tăng cao hơn khiến chúng tôi phải chịu thiệt hại thêm cả triệu đồng tiền thức ăn mỗi ngày, đau xót quá", bà Phạm Thị Tĩnh ở Nam Sách (Hải Dương) nói.
Bà Tĩnh cho biết thêm, hiện, gia đình bà Tĩnh đang nuôi trên 2.000 vịt super, đến giờ đàn vật nuôi đã quá 60 tuổi nhưng nhiều lái đến ép giá thấp dưới 25.000 đồng/kg, lại còn chê hàng, không chịu bắt xô (bắt cả đàn) làm cho vợ chồng bà rất bức xúc.
"Lúc giá vịt tăng cao, chúng tôi không gọi các lái cũng tự tìm đến tranh nhau mua, đến giờ giá hàng giảm, chả có lái nào đến, có người gọi điện thoại đến cùng chỉ hỏi thăm và chê hàng, thê thảm quá", bà Tĩnh ngậm ngùi.
Giá gia cầm hôm nay tại các vùng vẫn ở mức thấp, giá vịt thịt hôm nay dao động từ 28.000 đồng đến 36.000 đồng; giá gà thịt hôm nay ở mức từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng/kg, tùy loại.
Sau nhiều ngày giữ nuôi cầm cự đàn vịt chờ giá, cuối tháng 2 vừa rồi ông Phạm Nho Thanh ở Thạch Thành (Thanh Hóa) phải chấp nhận xuất bán đàn vịt hơn 7.000 con cho lái buôn với giá 24.000 đồng/kg. Tính ra lứa vịt này gia đình ông chịu lỗ hàng trăm triệu đồng.
"Chúng tôi kiệt sức nên đành phải bán tống, bán tháo ngày nào tốt ngày đó" ông Thanh nói.
Vừa bán xong đàn vịt, tiền cầm chưa nóng tay các chủ nợ, đại lý cám ở địa phương đã liên tục gọi thúc nợ vợ chồng ông Thanh. Dù vậy, số tiền ít ỏi mà gia đình vừa có được cũng không thấm vào đâu so với hàng tỷ đồng công nợ mà vợ chồng ông đang gánh.
Để có tiền trang trải cuộc sống gia đình và tiếp tục trả nợ, vào những ngày này, vợ chồng ông phải đi làm phụ xây cho các chủ thầu nhỏ ở xã.
"Bao năm chăn nuôi giờ phải bỏ nghề cũng đau xót lắm nhưng đành chấp nhận thôi, càng nuôi càng nợ nhiều, chúng tôi cùng đường rồi", ông Thanh ngậm ngùi nói.
Chưa thể phục hồi
Khẳng định với chúng tôi, nhiều lái buôn và chủ trại gia cầm cho rằng, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện tại thì càng khiến cho thị trường gia cầm khó khăn, mất giá.
"Chỉ đến khi nào hết dịch bệnh, các trường học, khu công nghiệp, khu du lịch hoạt động lại bình thường thì may ra giá gia cầm mới có thể phục hồi trở lại", bà Phạm Thị Ngọc, một lái buôn chuyên cung cấp gà, vịt cho các trường học, bếp ăn tập thể ở Nghệ An khẳng định.
Ông Nguyễn Thành Phong: 'TP HCM chủ quan sẽ gục ngã như Italy' Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu từng xã, phường, quận, huyện có kịch bản ứng phó dịch Covid-19, để không mất kiểm soát như ở Italy. Họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 19/3, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong dẫn nội dung bài viết Bệnh viện Italy gục ngã trước Covid-19 để đưa ra những kinh...