Vì sao Hoài Linh được vạn người yêu đến vậy?
Sở hữu 6 triệu fan trên mạng xã hội, nhưng danh hài Hoài Linh là trường hợp hiếm hoi không sở hữu lượng anti-fan.
Trong giới showbiz vẫn tồn tại nhiều thị phi. Mọi người thường “bằng mặt không bằng lòng”. Hiếm có nghệ sĩ nào được lòng cả khán giả và đồng nghiệp, khiến mọi người vừa yêu vừa kính. Duy chỉ có danh hài Hoài Linh là trường hợp ngoại lệ. Ngay cả những người khó tính nhất, khó gần nhất cũng sẽ dành những câu chữ chân thành để nói về anh.
Ăn mặc giản dị, ăn uống bình dân
Khó có thể phủ nhận sức hút của Hoài Linh với khán giả trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Nguyên nhân anh ngày càng thành công được lý giải là do những vai diễn ấn tượng và tính cách hài hước, bình dị giữa đời thường. Khác với những nghệ sĩ luôn chăm chút cho vẻ bề ngoài thì danh hài lại chẳng mấy bận tâm trang phục, phương tiện đi lại của mình. Không chọn đồ hiệu đắt tiền, anh thường mặc áo thun kẻ, quần cộc, có khi là quần vải sẫm màu. Thậm chí ngay bên trong cánh gà hay những lúc nghỉ giải lao giữa chương trình, anh vẫn ‘kè kè’ đôi dép xỏ ngón được người hâm mộ tặng.
Danh hài Hoài Linh có cuộc sống rất giản dị.
Không chỉ thế, nam danh hài còn ăn uống rất bình dân. Dương Triệu Vũ – em út của Hoài Linh chia sẻ: “Ngoài đời, anh ấy khoái ăn những thứ mình không cho là đồ ăn, không có chất như cá khô. Anh ấy thích ăn cơm với cá khô, hoặc mắm… những món khô khan và bình dân vậy đó. Đặc biệt, những món bổ dưỡng anh lại không ăn. Người ta tặng anh yến, bào ngư, vi cá… những anh không ăn, chỉ ăn cá khô”. Nhiều người trong những ê kíp làm việc cùng Hoài Linh cũng vô cùng yêu mến anh. Vì không như nghệ sĩ khác, nam danh hai rất dễ chịu chuyện ăn uống. Mỗi lần đi theo đoàn phim, Hoài Linh có gì là ăn nấy, không đòi hỏi hay ra vẻ. Thậm chí, anh còn không chịu được người khác “cơm bưng nước rót” cho mình. Đến giờ nghỉ giải lao, anh tự đến lấy phần cơm và ngồi bệt xuống đất ăn ngon lành, thoải mái.
Nhưng thiết nghĩ, NSƯT Hoài Linh cần nên sớm thay đổi thói quen ăn uống bình dị cũng như nên giãn bớt công việc của mình khi mới đây, danh hài trứ danh đã phải nhập viện cấp cứu bởi: nhiễm trùng đường ruột do ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, tiểu ra máu, sốt cao mê man…
Không chỉ ăn những món rất đỗi bình dị, Hoài Linh còn có cả ‘thế’ ăn rất đặc biệt. Nghệ sĩ sinh năm 1969 này không thể ăn khi ngồi trên bàn, mà phải ngồi chồm hỗm hay xếp bằng thì mới ăn ngon, vì vậy nên mỗi lần đi ăn tiệc đều như ‘cực hình’ với danh hài nổi tiếng. Kì lạ thay, chính anh cũng không hiểu tại sao mình lại có sở thích kỳ cục như vậy.
Chưa từng khoe biệt thự tiền tỉ, sau một ngày lao động mệt mỏi, Hoài Linh lại về căn nhà bình thường, nằm ngủ trên chiếc giường anh từng kể là đã tróc sơn, bóc vẩy và cách đất ba tấc.
Những lúc rảnh rỗi không tham gia chương trình, anh lại tìm về với thú vui điền viên vô cùng dân dã: trồng rau, nuôi gà, chơi chim… hoặc không, anh sẽ tìm tới những khu du lịch sinh thái để thư giãn, nghỉ ngơi chứ không bao giờ ‘lai vãng’ ở nhà hàng, vũ trường. Đặc biệt, danh hài rất thích đi câu cá.
Quên ăn, quên ngủ vì công việc
Luôn mang tới tiếng cười cho khán giả truyền hình, nhưng có lẽ khi biết được lượng công việc khổng lồ của NSƯT Hoài Linh thì chẳng khán giả nào còn có thể cười nổi mà chỉ thấy xót xa.
Là một trong những nghệ sĩ hài có tần suất xuất hiện dày đặc nhất, Hoài Linh gần như ‘bán mạng’ trong công việc khi tham gia rất nhiều chương trình truyền hình với cương vị khác nhau: lúc là khách mời, khi thì làm giám khảo, không thì là MC dẫn chương trình. Bởi guồng quay bận rộn, anh thường ngủ tranh thủ, ăn vội vã ngay trong cánh gà, có khi phải quay chương trình qua đêm.
Video đang HOT
Cả đời lao tâm khổ tứ vì nghề nhưng điều Hoài Linh khát khao nhất không phải danh xưng hay tiền tài, bởi như các nghệ sĩ tâm sự, anh không có nhu cầu cao sang cho đời sống cá nhân nên bao tâm huyết anh dồn hết cho việc xây dựng nhà thờ Tổ nghiệp. Anh chạy show đến lao lực để lấy tiền thực hiện mà không nhận sự ủng hộ bằng tiền của các nghệ sĩ. Giờ đây, tâm nguyện đã thành, anh hạn chế làm giám khảo các gameshow để dành thời gian đào tạo lớp trẻ. Không chỉ truyền thụ về nghề, với những gì đang làm, Hoài Linh đang được coi là hình mẫu truyền thụ và lan tỏa cái đẹp về lối sống đến số đông công chúng.
Hoài Linh – Người đưa cuộc sống thật lên sân khấu
Không sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật nhưng Hoài Linh lại sở hữu tài năng thiên bẩm, từ ca, múa đến diễn kịch, đóng phim, làm giám khảo… Vốn là một nghệ sĩ múa, duyên hài lại đến với anh như một định mệnh, bởi ngoài đời, Hoài Linh là người có khiếu ăn nói, hài hước. Anh diễn hài mà như không diễn, như thể bê nguyên đời sống lên sân khấu vậy. Thế nên suốt hơn 20 năm qua, Hoài Linh đã tạo dựng cho mình một dấu ấn riêng khó trộn lẫn: Mộc mạc, gần gũi nhưng tinh tế trong diễn xuất và có chiều sâu. Nghệ sĩ hài Chí Tài kể rằng, Hoài Linh hiếm khi tập trước chương trình. Anh đọc kỹ kịch bản, tư duy về lối diễn và cứ thế bước ra sân khấu “chơi tay bo”. Anh bảo, tập trước sẽ làm người nghệ sĩ bị “chai” cảm xúc, diễn không còn xuất thần được nữa. Tuy nhiên, để làm được như Hoài Linh, phải có bản lĩnh, khả năng làm chủ sân khấu, vốn sống, vốn nghề nhanh nhạy.
Người trong nghề bảo, Hoài Linh được “Tổ đãi”. Nhưng có lẽ, chính vốn sống, sự trải nghiệm trong khó khăn và môi trường khác nhau đã tạo thành lớp “trầm tích” màu mỡ trong kinh nghiệm diễn xuất của anh. Từ lúc 13 tuổi, cậu bé Hoài Linh đã phụ mẹ buôn thúng bán mẹt ở trạm xe, rồi bắt ốc, hái rau mang ra chợ bán nuôi các em ăn học. Mẹ của danh hài từng chia sẻ rằng, là con trai trưởng trong gia đình đông chị em, khi đó ba anh lại không có nhà nên Hoài Linh luôn ý thức được trách nhiệm với gia đình. Hễ có tiền là lo cho mẹ, cho em nên trong nhà ai cũng kính trọng Hoài Linh vì sự gương mẫu và hết lòng. Sau này, khi bước chân vào sân khấu, lối sống này của Hoài Linh cũng được mang vào nghề. Đến như Đàm Vĩnh Hưng, kiêu ngạo, ít khi chịu thua một ai đó,vậy mà trước Hoài Linh, anh cũng phải lễ phép và khiêm nhường: “Đối với tôi, anh Linh quá hoàn hảo, không có gì để chê cả. Ai chứ với riêng Hoài Linh thì chỉ cần muốn gì thì tôi cũng sẵn sàng làm”.
Không chảnh choẹ kiêu kì mà cực gần gũi, thân thiện
Nghệ sĩ càng nổi tiếng thì càng biết giữ hình ảnh. Và một trong những cách giữ hình ảnh là chọn bạn mà chơi, chọn người chụp ảnh cùng. Không chỉ thế, không phải ai họ cũng thân thiện và trò chuyện một các thoải mái. Khán giả và đồng nghiệp dù ngưỡng mộ hay yêu mến nhưng lại giữ một khoảng cách nhất định. Dù rất muốn đến xin chụp ảnh hay xin chữ kí cũng ngại ngần bởi vẻ cao sang đó. Hoài Linh lại khác. Khán giả hễ thấy anh là “dính như ruồi”. Người thì ôm, người thì cười nói rôm rả, người lại chụp ảnh tưng bừng. Khán giả yêu cầu gì, Hoài Linh cũng chiều. Anh thương họ như người thân.
Nhận xét về tính cách của danh hài Hoài Linh, ca sĩ Thanh Duy bật mí: “Nghệ sĩ hài vốn là người sống vui vẻ, lạc quan nhưng với chú Hoài Linh, sân khấu và đời sống là hai mảng màu đối lập. Trên sân khấu, chú mang đến tiếng cười cho người, cho đời, vậy mà trong cuộc sống riêng, chú là người rất nội tâm và ẩn sau đó là sự cô đơn. Xem chú ở các vai diễn rồi gặp bên ngoài, nhiều người có thể sẽ phải bất ngờ về chú: Điềm đạm, gần gũi và rất thương anh em nghệ sĩ, như là người thân của mọi người chứ không đơn thuần là một ngôi sao. “Nghệ sĩ nổi tiếng thì có nhiều nhưng để được nhiều người quý, trân trọng thì hiếm lắm. Khi bạn là ngôi sao, sẽ có nhiều người vây quanh và điều đó đôi khi không tốt. Vì nó lẫn lộn thật – giả và dễ khiến người ta bị ảo tưởng về bản thân. Nhưng tôi nhận thấy, chú càng nổi tiếng thì lại càng dung dị, khiêm nhường. Chú làm cho chúng tôi cảm được chân tình của chú, cái đó không lừa dối được đâu. Thế nên, ai cũng coi chú hoặc là thần tượng, hoặc là hình mẫu cần hướng tới”, ca sĩ Thanh Duy nói.
Ca sĩ Hồ Quang Tám cũng là một người khá thân thiết với danh hài Hoài Linh hàng chục năm nay. Anh bảo, cái đáng quý của Hoài Linh là anh không bao giờ phân biệt “sao lớn, sao bé”. Nhiều nghệ sĩ có chút tiếng tăm là sang chảnh vô cùng, không chịu đứng chung sân khấu với những ai mới vào nghề. Thậm chí, chỉ chụp hình chung thôi họ cũng không đồng ý, coi như thể đó là sự xúc phạm bản thân hay “lăng xê chùa” cho người khác. Nhưng anh Hoài Linh thì không bao giờ có tư tưởng đó trong đầu, dù tên tuổi của anh lừng lững trong giới sân khấu. Tôi học được ở anh một câu: “Tất cả khán giả đã cho mình nồi cơm thì phải biết ơn họ mà sống cho xứng đáng với tình yêu ấy. Cũng như anh, tôi học cách sống chan hòa, chân thành với mọi người, không bon chen và tích cực làm việc thiện”.
Kỷ niệm của ca sĩ Hồ Quang Tám với Hoài Linh được anh chia sẻ cũng khá thú vị. “Ra Hà Nội thì bao giờ cũng “cơm em nấu vẫn là ngon nhất”. Nếu anh không qua nhà thằng em được thì tôi nấu cơm mang đến khách sạn cho anh. Vì Hoài Linh ăn uống giản dị lắm, chỉ bát dưa với mấy quả cà kho quẹt là xong bữa. Thế nên, anh hiếm khi đến nhà hàng hay la cà nhậu nhẹt”.
Người đỡ đầu mát tay
Hoài Linh còn được biết đến là người đỡ đầu rất mát tay cho những nghệ sĩ trẻ. Lớp nghệ sĩ thành danh nhờ vào bàn tay nhào nặn của nam danh hài đến thời điểm này có thể kể đến như Đàm Vĩnh Hưng, Trường Giang, Hoài Lâm…
Việc một nghệ sĩ trẻ đi lên từ mối quan hệ với đàn anh đàn chị không phải chuyện quá lạ ở làng giải trí Việt. Nhưng cái hay và đáng nể của Hoài Linh là anh không đẩy học trò của mình ra showbiz để chạy show kiếm tiền với chút danh tiếng từ người đỡ đầu. Ngược lại, danh hài dành thời gian để rèn giũa, khiến những viên kim cương thô ráp trở nên sáng bóng và có giá trị hơn.
Niềm tự hào lớn nhất của Hoài Linh chính là Đàm Vĩnh Hưng. Những ngày đầu chập chững vào nghề, Hoài Linh đã chỉ cho Mr. Đàm thấy những điểm yếu, điểm mạnh trong giọng hát, cách khắc phục cũng như phát huy sở trường, sở đoản của mình. Bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Đàm Vĩnh Hưng là CD đầu tay “Tình ơi! Xin ngủ yên” cũng có sự hỗ trợ không hề nhỏ của Hoài Linh cả về tài chính lẫn tinh thần. Sau này, ông hoàng của làng nhạc Việt đã không ít lần lên báo bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng của mình dành cho Hoài Linh.
Tương tự với Hoài Lâm, sau khi vất vả để được Hoài Linh đồng ý đỡ đầu, anh phải ở nhà của cha nuôi để rèn luyện với nghề hát và diễn. Nhờ cha đỡ đầu, Hoài Lâm còn được đi theo Đàm Vĩnh Hưng để tích lũy kinh nghiệm trình diễn.
Trong lĩnh vực sân khấu, một đàn em của Hoài Linh là Trường Giang cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ đàn anh trong những ngày đầu lập nghiệp. Khi Trường Giang dần có nền tảng vững chắc, Hoài Linh không ngần ngại đứng chung sân khấu cùng đàn em và cùng cống hiến những màn diễn ăn ý, pha trò dí dỏm, duyên dáng. Sau thời gian, Trường Giang đã dần trở thành cái tên ăn khách của sân khấu kịch.
Quyền lực ngầm của Hoài Linh trong làng giải trí
Hoài Linh được mọi người yêu mến bởi lối sống bình dân, giản dị nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc anh thiếu quyền lực. Trái lại, danh hài hiện là một trong những đàn ông quyền lực nhất showbiz – dù anh không thể hiện điều đó bao giờ.
Hoài Linh là cái tên được bầu show trọng dụng vì có thể bảo chứng cho thành công về mặt doanh thu. Từ đó, các con nuôi hay anh em được danh hài đỡ đầu cũng gặp khá nhiều thuận lợi. Ngoài việc nhận được nhiều lời mời đi diễn, không bị chèn ép cát-xê, họ luôn được xếp lịch diễn theo ý muốn chứ không bị ép buộc như các nghệ sĩ trẻ khác.
Quyền lực của Hoài Linh còn được thể hiện ở việc lịch quay các bộ phim hay chiến dịch quảng cáo anh tham gia đều được sắp xếp trùng khớp với thời gian biểu của danh hài. Nếu anh bận, cả ê-kíp sẽ tạm nghỉ và chờ đợi. Các diễn viên khác cũng phải “căn” lịch của mình theo thời gian biểu của Hoài Linh khi cùng cộng tác.
Theo GĐVN
Việt Hương: 'Mỗi khi rảnh, tôi đều nghĩ đến chồng con'
Nữ danh hài cho biết do tính chất công việc và địa lý nên thời gian chị ở Mỹ không nhiều, mỗi khi có dịp chị luôn dành thời gian bên chồng, con.
Sau live show đầu tiên trong sự nghiệp, Việt Hương lao vào công việc, trả nợ lịch quay game show và đóng phim điện ảnh. Ngày Tết Dương lịch, nữ danh hài tạm gác công việc, về Mỹ đoàn tụ với chồng con. Sau đó, chị tiếp tục trở lại Việt Nam tranh thủ ghi hình trong những ngày cuối năm.
Từ xứ sở cờ hoa, "vợ Sáu Bảnh" kể lại không khí Tết của kiều bào hải ngoại.
Tết tây và Tết ta, Việt Hương đều về Mỹ với chồng con. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc.
'Tết cổ truyền, nhà tôi không thiếu bánh chưng, bánh tét đãi khách'
- Tết Tây và Tết ta, Việt Hương đều dành thời gian cho gia đình. Những ngày này có ý nghĩa thế nào với chị?
- Dù lịch trình có bận rộn thế nào, hàng năm không riêng gì Tết mà những dịp kỷ niệm đặc biệt, tôi đều dành cho gia đình. Do tính chất công việc và địa lý nên thời gian tôi ở nhà không nhiều, mỗi khi có dịp tôi luôn hướng đến chồng, con.
Năm mới là thời gian để nghỉ ngơi đồng thời cả nhà cùng nhau thực hiện những gì trong năm chưa làm được. Tết Nguyên đán của người Việt Nam, càng nhiều điều phải làm trong dịp này.
- Gia đình Việt Hương ở Mỹ đón Tết truyền thống ra sao?
- Tôi luôn dành trọn những ngày này cho gia đình sau một năm lao động cực lực. Tết truyền thống của gia đình tôi cũng giống nhiều nhà khác ở Mỹ. Gần Tết, gia đình sẽ tập trung vào việc trang hoàng nhà cửa, sắm Tết. Trước khi tôi quay về Mỹ, người thân cũng gửi những món ăn truyền thống như củ kiệu, dưa hành... mang theo.
Những ngày đầu năm, nhà tôi thường đến thăm hỏi bà con, bạn bè đồng nghiệp và cùng nhau tổ chức những buổi tiệc nhỏ ấm cúng.
Tết dù có ở Việt Nam hay ở Mỹ, tôi lúc nào cũng phải chuẩn bị những món quà đậm chất quê nhà. Không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, bánh mứt để bạn bè, đồng nghiệp khi đến sẽ thưởng thức được những hương vị của ngày Tết truyền thống.
- Nhìn lại năm 2016, chị đánh giá thế nào về những gì mình đã làm và chưa làm được?
- Năm 2016 của tôi rất nhiều cảm xúc sẽ không bao giờ quên. Điều làm được đầu tiên chính là quyết định táo bạo với live show kỷ niệm hơn 20 năm theo nghệ thuật. Lần đầu tiên đưa một live show hài kịch ra sân vận động.
Chưa kể chương trình là một chuỗi tiết mục liên tiếp nhau không ngừng đan xen nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như múa, xiếc, ảo thuật, nhào lộn, ca hát, diễn xuất... Ngoài ra, tôi còn mở rộng công tác từ thiện ra đến khu vực miền Bắc.
Live show đầu tiên trong sự nghiệp của Việt Hương gặp phải cơn mưa quái ác nhưng khán giả đã không bỏ ra về vì thương nghệ sĩ dầm mình trong mưa. Ảnh: Nguyễn Thành.
- Tuy gây tiếng vang mạnh với live show đầu tiên trong sự nghiệp nhưng nhiều ý kiến cho rằng nhờ cơn mưa níu chân khán giả chứ kịch bản chưa thật sự thu hút. Chị nghĩ sao?
- Thường một tác phẩm nghệ thuật ra đời đều có nhiều ý kiến xung quanh. Đối với Hương, show là sự đầu tư không chỉ về tiền bạc mà cả công sức của ê-kíp trong gần một năm từ lúc lên ý tưởng. Sau khi live show diễn ra, tôi nhận được nhiều sự khen ngợi của khán giả cũng như truyền thông.
Cơn mưa kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ suốt chương trình diễn ra là điều không may nhưng lại khá may mắn. Tôi luôn ghi nhận ý kiến của mọi người để những lần sau cải thiện, khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh của mình.
Hương show hơn 2 tiếng và 15.000 khán giả vẫn ở lại, đó là tình cảm vô giá mà suốt đời tôi sẽ luôn khắc ghi trong lòng. Tôi sẽ cố gắng thực hiện thêm một live show nữa để "đền" khán giả và chắc chắn lần này sẽ suôn sẻ.
Chọc cười khán giả trên sân khấu, sẻ chia khó khăn ngoài đời
- Trong khi nhiều đồng nghiệp tận dụng tên tuổi, sức hút để làm live show kiếm tiền thì Việt Hương lại chi mạnh cho khán giả xem miễn phí. Nhưng lại có ý kiến cho rằng Việt Hương làm thế để duy trì danh tiếng đấy?
- Live show miễn phí là kế hoạch ấp ủ trong nhiều năm. Tôi từng nhận được những vé xe nghệ thuật miễn phí và khi ấy còn là sinh viên tôi đã rất hạnh phúc. Tôi hiểu cảm giác lúc đó của mọi người, vì vậy khi làm live show, tôi quyết định tặng vé cho các bạn sinh viên.
Tin đồn lúc nào cũng có, nên tôi chọn cách tập trung vào công việc để cống hiến cho nghệ thuật, cho đam mê và hơn hết là phục vụ khán giả thân thương đã dành tình cảm cho mình.
Việt Hương và chồng con ngồi trên xe tải để lên Lạng Sơn phát quà cho học sinh nghèo.
Ảnh: Duy Nhất.
- Năm vừa qua, công tác thiện nguyện của Việt Hương còn mở rộng ra cả miền Bắc. Những chuyến đi này cho chị những trải nghiệm gì?
- Mỗi chuyến đi từ thiện luôn cho tôi nhiều cảm xúc và những trải nghiệm mới. Năm qua tôi mở rộng công tác thiện nguyện ra đến khu vực miền Bắc.
Có đi rồi mới thấy người dân vẫn còn đang khó khăn, ngay cả chuyện di chuyển cũng là một hành trình gian nan với đoạn đường nhiều cây số đường gập ghềnh, có nguy cơ té ngã bất cứ lúc nào. Cả đoàn người phải dồn hết trên một chiếc xe chở hàng để có thể di chuyển đến nơi.
Vào đến nơi thì lại càng đau hơn khi nghe những câu chuyện về cuộc sống, về hoàn cảnh của người dân. Có những gia đình phải chạy ăn từng bữa chứ đừng nói đến những việc khác, có gia đình gánh nặng đè lên một người vì các thành viên trong khác đang bệnh tật hoặc còn quá nhỏ.
Năm nay và nhiều năm sau nữa chắc chắn tôi sẽ luôn tiếp tục hành trình thiện nguyện sâu và rộng hơn nữa với nhiều hoạt động như làm đường, xây cầu, học bổng... Tôi mong không chỉ tạo niềm vui cho mọi người trên sân khấu mà ngay cả ngoài đời cũng san sẻ bớt phần nào khó khăn của người dân.
- Kế hoạch của chị khi trở lại Việt Nam trong năm 2017?
- Khi trở lại Việt Nam, đầu tiên tôi tổ chức chuyến đi hành hương lễ chùa cho bà con nghèo. Năm nay có lẽ số lượng sẽ nhiều hơn vì mọi người mong muốn đi khá nhiều.
Ngoài ra, tôi cũng sẽ tham gia những chương trình mới có format khá hay, đóng một phim điện ảnh chuyển thể từ vở kịch nổi tiếng.
Nếu như điều kiện cho phép có thể tôi sẽ triển khai thực hiện một bộ phim do mình đứng ra sản xuất.
Theo Zing
Danh hài Vân Dung: 'Bên cạnh 7 người đàn ông thì tôi là người đàn ông thứ 8' Vân Dung tự nhận, trong dàn Táo quân toàn nam thì chị là người đàn ông thứ 8. Và sở dĩ chưa từng cô đơn cũng vì "tôi là đàn ông chứ có phải đàn bà đâu". Chục năm nay, Vân Dung tự cho phép mình được nghỉ Tết như công chức. Cứ làm việc hết 28 Tết là chị nghỉ. Không nhận...