Vì sao HLV ngoại khó thành công ở V-League?
Việc HLV Chung Hae-seong rời CLB TP HCM thêm một lần nữa cho thấy các HLV ngoại rất khó thành công tại V-League.
HLV Chung Hae-seong rời CLB TP HCM sau hơn 1 năm làm việc
Nguyên nhân của thực trạng này là gì khi nó dường như không đơn thuần xuất phát từ vấn đề chuyên môn?
V-League không phải là đất lành với HLV ngoại
Sau vòng 11 V-League 2020, HLV Chung Hae-seong đã chính thức nói lời chia tay CLB TP HCM. Ông Chung sau đó được mời giữ chức Giám đốc kỹ thuật tại đội bóng chủ sân Thống Nhất nhưng ông đã từ chối. Chỉ trong 3 năm, riêng CLB TP HCM đã khiến 3 HLV nước ngoài mất việc. Trước đó, HLV Alain Fiard (Pháp) và HLV Toshiya Miura (Nhật Bản) cũng phải ra đi trong thất bại.
Hồi đầu mùa giải năm nay, CLB Thanh Hóa sau khi để thua 3 trận liên tiếp cũng đã sa thải HLV người Ý Fabio Lopez. Trước đó, chính đội bóng xứ Thanh cũng nói lời chia tay HLV Mihail Cucchiaroni (Romania) hay HLV Ljupko Petrovic (Serbia). Hiện nay, V-League 2020 chỉ còn duy nhất HAGL đang dùng thầy ngoại – HLV Lee Tae-hoon. Mặc dù vậy, ông Lee không thể giúp đội bóng phố Núi trở thành một thế lực và dấu ấn chiến thuật cũng nhạt nhòa.
Nhìn rộng hơn, trong lịch sử V-League, có rất nhiều nhà cầm quân ngoại quốc tới hành nghề nhưng chỉ 2 người thực sự thành công. Đó là HLV Arjhan Somgamsak (vô địch V-League 2003, 2004 cùng HAGL) và Henrique Calisto (vô địch V-League 2005, 2006 cùng Đồng Tâm Long An). Thành tích cao nhất cho một HLV ngoại tại V-League kể từ năm 2006 chỉ là ngôi Á quân (HLV Chung Hae-seong, mùa 2019 cùng TP HCM; HLV Petrovic, mùa 2016 cùng Thanh Hóa). Chỉ tính riêng 10 năm qua, có 23 nhà cầm quân nước ngoài tới V-League và 16 người trong số đó không thể trụ lại quá 1 mùa giải.
Chuyên gia Lê Thế Thọ cho rằng, điều này hết sức bình thường bởi những HLV ngoại đa phần có phong cách chuyên nghiệp còn các CLB Việt Nam lại chưa đáp ứng được yêu cầu đó. “Ở nước ngoài, HLV được toàn quyền chuyên môn còn ở Việt Nam thì không. Ông bầu, nhà tài trợ vẫn thường có thói quen chỉ đạo chiến thuật, tác động nhân sự”, ông Thọ nhận xét.
“Cầu thủ nước ngoài tập ra tập, chơi ra chơi nhưng cầu thủ Việt Nam vừa tập vừa chơi. Rồi cả việc phối hợp giữa các bộ phận, các cá nhân có trách nhiệm ở một đội bóng cũng kém nghiêm túc. Chuyện đến muộn là bình thường nhưng người nước ngoài họ không thế, họ yêu cầu phải đúng giờ. Lâu ngày sẽ nảy sinh chuyện phản ứng hoặc chống đối ngầm. Nhưng suy cho cùng, cả hệ thống bóng đá Việt Nam đều thiếu chuyên nghiệp chứ chẳng riêng các CLB, thế nên để thay đổi thì không dễ”, ông Thọ nói thêm.
Video đang HOT
Cũng theo chuyên gia Lê Thế Thọ, một nguyên nhân nữa là các HLV ngoại tới Việt Nam làm việc đa phần không thuộc hàng xuất sắc. “Nếu họ giỏi thì họ đã không thất nghiệp ở đất nước của họ, họ đã tìm tới những nền bóng đá cao hơn, phát triển hơn. Tổng hòa hai yếu tố tôi vừa nêu thì sẽ hiểu tại sao V-League không phải là đất lành với HLV ngoại”, ông Thọ nói.
Trong khi đó, HLV Triệu Quang Hà đánh giá, yếu tố văn hóa là rào cản lớn nhất khiến HLV ngoại khó thích ứng tại V-League. “Giữa văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông có sự khác biệt lớn. Sự khác biệt về văn hóa sẽ tạo ra khoảng cách giữa HLV và cầu thủ, HLV và ê kíp hỗ trợ”, ông Hà nói và phân tích thêm: “Các HLV ngoại đa phần đều không nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ tối đa từ lãnh đạo đội bóng cũng như các trợ lý người Việt và thậm chí cả cầu thủ”.
Tác động tiêu cực tới bóng đá Việt Nam
Việc không thể tiếp nhận các HLV ngoại đương nhiên sẽ có tác động tiêu cực tới bóng đá Việt Nam bởi như vậy đồng nghĩa bóng đá Việt Nam “đóng cửa” với cái mới. Chuyên gia Lê Thế Thọ khẳng định, dù HLV nước ngoài có thể trình độ chưa thực sự xuất sắc nhưng họ đều có những giá trị riêng, nhất là phương pháp huấn luyện chuyên nghiệp, khi không dung hòa được chắc chắn sẽ rất thiệt thòi.
“
V-League nói riêng, bóng đá Việt Nam nói chung nếu cứ dễ dãi, không đưa mình vào khuôn khổ thì không bao giờ phát triển được. Những thành công đạt được cùng HLV Park Hang-seo ở cấp đội tuyển chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh đúng thực trạng bóng đá Việt Nam. Nếu cứ nói không với cái mới, cái hay thì về lâu về dài bóng đá Việt Nam sẽ tụt hậu.
Chuyên gia Lê Thế Thọ
“
“Chúng ta cứ quanh quẩn với những HLV trong nước, bao năm rồi cũng có ai mới mẻ đâu, toàn những con người cũ. Người nước ngoài có tư duy khoa học, làm bóng đá khoa học còn người Việt Nam chủ yếu làm bằng cảm tính. Người Việt với người Việt thì lại dễ xề xòa mà xề xòa thì khó phát triển lắm”, ông Thọ nêu ý kiến.
Đồng quan điểm, HLV Triệu Quang Hà nhận định, việc không có nhiều HLV ngoại thành công sẽ ảnh hưởng tới trình độ sau này của bóng đá Việt Nam. “Bóng đá đang có xu hướng toàn cầu hóa, các nền bóng đá, các trường phái luôn học hỏi nhau để cùng tiến bộ và phát triển.
Ngay cả người Anh, người Đức, người Tây Ban Nha họ cũng đều phải học hỏi từ các nền bóng đá khác. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang thu mình, không chấp nhận tư tưởng hiện đại của các HLV tới từ ngoài biên giới. Điều này dường như đang đi ngược với xu thế của bóng đá thế giới và chỉ có hại chứ không hề lợi”, ông Hà nhận định.
Top 5 HLV ngoại hưởng lương cao nhất lịch sử bóng đá Việt Nam: Thầy Park đứng số mấy?
Trước thời HLV Park Hang-seo, nhiều HLV ngoại đã làm việc cùng bóng đá Việt Nam và gặt hái thành công. Cùng điểm qua top 5 HLV ngoại hưởng lương cao nhất.
5. Alfred Riedl (10.000 USD/tháng)
Vị chiến lược gia người Áo khá quen thuộc với bóng đá Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Ông từng có 3 giai đoạn dẫn dắt ĐT Việt Nam (1998-2000, 2003-2004 và 2005-2007).
Mức lương cao nhất mà ông Riedl nhận được là 10.000 USD/tháng. Thành tích cao nhất của ông là Á quân Tiger Cup 1998.
4. Toshiya Miura (15.000 USD/tháng)
HLV Mira
HLV người Nhật Bản áp dụng lối chơi thực dụng cho ĐT Việt Nam và theo đuổi triết lý bóng đá đề cao thể chất của các cầu thủ. Mặc dù giúp ĐT Việt Nam vào bán kết AFF Cup 2014 và cùng U23 Việt Nam giành HCĐ SEA Games 2015, nhưng ông Miura sớm chia tay ĐTQG sau 2 năm làm việc.
3. Falko Goetz (22.000 USD/tháng)
HLV Falko Goetz
Đến Việt Nam và nhận được nhiều sự kỳ vọng từ các CĐV, nhưng HLV người Đức lại không mấy thành công. Ông sớm chia tay sau 6 tháng làm việc. Cựu HLV của Hertha BSC Berlin "có tiếng nhưng không có miếng" và so với thời điểm năm 2011, mức lương của ông là rất cao.
2. Henrique Calisto (25.000 USD/tháng)
HLV Henrique Calisto
Thầy "Tô" từng là HLV ngoại hưởng lương cao nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam khi HLV Park Hang-seo chưa đến. Chiến lược gia người Bồ Đào Nha giúp ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Đó là chức vô địch Đông Nam Á đầu tiên trong lịch sử.
1. Park Hang-seo (50.000 USD/tháng)
HLV Park Hang-seo
Sau khi gia hạn hợp đồng với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), HLV người Hàn Quốc nhận được mức lương cao nhất trong lịch sử. Nhưng con số 50.000 USD/tháng hoàn toàn xứng đáng với những đóng góp của ông.
Nhà cầm quân Hàn Quốc giúp ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và giành ngôi á quân King's Cup 2019. Ngoài ra, vị HLV 61 tuổi còn giúp U23 Việt Nam giành ngôi á quân VCK U23 châu Á 2018, lọt vào bán kết Asiad 2018.
Toshiya Miura: Kẻ lạc thời đáng quý của bóng đá Việt Nam Nhiệm kỳ ngắn ngủi của HLV Toshiya Miura để lại vô số tranh cãi, rằng ông là người thành công hay kẻ lạc thời giữa dòng chảy bất tận của bóng đá Việt Nam. HLV Toshiya Miura có hơn 2 năm nắm quyền ở Việt Nam, quãng thời gian chỉ kém Henrique Calisto và Park Hang Seo. Trên phương tiện thành tích, HLV...