Vì sao Hiệp ước tàu ngầm hạt nhân AUKUS có thể khuấy động Thái Bình Dương?

Theo dõi VGT trên

AUKUS có thể biến Thái Bình Dương thành “đại dương bão tố”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cảnh báo hôm 6/6.

Vì sao Hiệp ước tàu ngầm hạt nhân AUKUS có thể khuấy động Thái Bình Dương? - Hình 1

Từ trái qua, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Sunak trong lễ công bố Thỏa thuận AUKUS tại căn cứ hải quân Point LomaSan Diego, California ngày 13/3/2023. Ảnh: AP

Theo Sputnik, phát biểu của quan chức ngoại giao Trung Quốc lặp lại những lo ngại của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người đã chỉ trích hiệp ước AUKUS hôm 5/6. Ông Hun Sen nhấn mạnh rằng liên minh quân sự này là “điểm khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang rất nguy hiểm” trong khu vực. “Tôi nghĩ nếu tình trạng này tiếp diễn, thế giới sẽ đối mặt với mối nguy hiểm lớn hơn”, nhà lãnh đạo Campuchia nói.

Về phần mình, giới lãnh đạo Australia lập luận rằng nước này không có khuynh hướng sản xuất vũ khí hạt nhân. “Chúng tôi đang nói về động cơ đẩy hạt nhân, không phải vũ khí hạt nhân”, Ngoại trưởng Australia Penny Wong nhấn mạnh vào tháng 6/2022.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS quy định điều gì

Hai năm trước, các thành viên AUKUS đã công bố một thỏa thuận chung về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chi tiết về thỏa thuận này được tiết lộ vào ngày 14/3 năm nay, với nội dung cơ bản là Mỹ và Anh sẽ giúp Australia phát triển và triển khai tàu ngầm chạy năng lương hạt nhân, làm tăng sự hiện diện của hai cường quốc này ở Thái Bình Dương.

Theo thỏa thuận gồm ba giai đoạn, Australia dự kiến ​​sẽ mua ít nhất ba tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia của Mỹ, với tùy chọn mua thêm hai chiếc nữa vào đầu những năm 2030.

Kế hoạch này cũng bao gồm việc sản xuất và vận hành một lớp tàu ngầm mới được gọi là “SSN-AUKUS” – một loại tàu ngầm được phát triển bởi ba bên, dựa trên thiết kế thế hệ tiếp theo của Anh, sử dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ và được hoàn thiện tại Anh và Australia. Các tàu ngầm tấn công “SSN-AUKUS” sẽ được chế tạo ở cả Anh, Australia và được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia hai nước này lần lượt vào những năm 2030 và 2040.

Video đang HOT

Australia cũng sẽ cho phép đồn trú “lực lượng luân phiên” tàu ngầm dưới nước của Mỹ và Anh kể từ năm 2027. Để đạt được mục tiêu đó, chính quyền Tổng thống Biden đã thành lập Lực lượng luân phiên tàu ngầm phía Tây (SRF-West) sẽ hoạt động ngoài khơi căn cứ HMAS Stirling tại thành phố Perth, miền tây Australia vào đầu năm 2027. Theo Nhà Trắng, SRF-West sẽ “giúp xây dựng vai trò quản lý của Australia. Nó cũng sẽ tăng cường khả năng răn đe với nhiều tàu ngầm của Mỹ và Anh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”

Vì sao Hiệp ước tàu ngầm hạt nhân AUKUS có thể khuấy động Thái Bình Dương? - Hình 2
Minh họa tàu ngầm SSN-AUKUS. Ảnh: Wikipedia

Mỹ sẵn sàng chia sẻ các công nghệ quan trọng với Australia

Ba đề xuất lập pháp của Lầu Năm Góc được đệ trình vào ngày 2/5 cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm cách tăng cường đáng kể cho cơ sở công nghiệp tàu ngầm (SIB) của Mỹ và chấp nhận các khoản thanh toán từ chính phủ Australia cho mục đích đó .

Theo Lầu Năm Góc, ngành công nghiệp đã phải hứng chịu tình trạng “cắt giảm khối lượng công việc kéo dài” trong hơn hai thập kỷ, đồng thời bổ sung rằng thỏa thuận AUKUS yêu cầu tăng cường các xưởng đóng tàu hải quân và chuyển sang chế độ “hoạt động suốt ngày đêm”.

Một đề xuất lập pháp thứ hai yêu cầu Quốc hội cho phép chuyển giao “tối đa hai tàu ngầm lớp Virginia cho Chính phủ Australia” “không có thời hạn hoàn thành việc chuyển giao và không nêu rõ các tàu cụ thể”. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, “sự linh hoạt” này là cần thiết vì việc chuyển giao sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Canberra “để vận hành các tàu như vậy một cách an toàn và hiệu quả.”

Ngoài ra, tài liệu trên cho rằng, “việc chuyển giao tàu ngầm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của Mỹ”, bởi vì các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ được đồng minh thân cận của Washington sử dụng “để duy trì khả năng phòng thủ tập thể của chúng ta”.

Các đề xuất lập pháp của Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch bổ sung Australia làm “nguồn nội địa” trong khuôn khổ Tiêu đề III của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA). DPA được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1950 nhằm trao quyền cho tổng thống để đảm bảo cung cấp vật liệu và dịch vụ quốc phòng cần thiết. Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, việc thêm Australia vào DPA sẽ cho phép Mỹ cung cấp các khoản tài trợ cho các ngành công nghiệp của Canbera theo điều khoản chia sẻ công nghệ của AUKUS, được gọi là Trụ cột II.

Thỏa thuận AUKUS đặt tiền lệ phổ biến hạt nhân nguy hiểm?

Tuy nhiên, vấn đề là người Australia sẽ có được các công nghệ hạt nhân quan trọng trong khi không chịu trách nhiệm trước các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) – các nhà quan sát quốc tế cảnh báo.

Vì sao Hiệp ước tàu ngầm hạt nhân AUKUS có thể khuấy động Thái Bình Dương? - Hình 3
Thỏa thuận AUKUS gây lo ngại cho một số quốc gia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Ảnh: Getty Images

Do đó, kể từ tháng 9/2021, các nhóm chuyên gia cố vấn phương Tây, bao gồm Quỹ Carnegie và Chatham House (còn được gọi là Viện Các vấn đề Quốc tế Hoàng gia Anh), đã nhiều lần lập luận rằng thỏa thuận tàu ngầm AUKUS là “có hại” đối với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Các học giả phương Tây đã chú ý đến thực tế rằng Australia có thể trở thành quốc gia phi vũ khí hạt nhân đầu tiên sử dụng kẽ hở cho phép quốc gia này loại bỏ vật liệu hạt nhân khỏi các biện pháp bảo vệ của IAEA. Các chuyên gia cảnh báo, việc bình thường hóa hoạt động này có thể tạo ra một tiền lệ có hại khuyến khích một số quốc gia phi hạt nhân khác sử dụng các chương trình lò phản ứng hải quân làm vỏ bọc cho việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Hơn nữa, mặc dù Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) không ngăn cản các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân đóng tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng vấn đề là IAEA sẽ không thể xác minh chính xác Australia đang làm gì với vật liệu hạt nhân, do thực tế là vị trí chính xác của các tàu ngầm hạt nhân do Canberra điều hành sẽ được giữ bí mật.

Trong khi đó, vào những năm 2040, Australia dự kiến ​​​​sẽ bắt đầu chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của riêng họ, điều này khiến việc IAEA phê duyệt các kế hoạch trên là “cần thiết” – các nhà quan sát quốc tế nhấn mạnh.

Hôm 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân được báo chí Trung Quốc dẫn lời nói rằng lượng nguyên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí mà Mỹ và Anh sắp cung cấp cho Australia sẽ đủ để sản xuất từ ​​64 đến 80 vũ khí hạt nhân.

Ông Uông Văn Bân nhắc lại rằng thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS tạo ra một tiền lệ quốc tế nguy hiểm và kêu gọi Mỹ, Anh và Australia tính đến những lo ngại của cộng đồng quốc tế và ngừng hợp tác tàu ngầm hạt nhân của họ.

Tuy nhiên, có vẻ như Mỹ, Anh và Australia sẽ không lắng nghe những lời kêu gọi đó. Vào ngày 18/4/2023, Đô đốc John C. Aquilino, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, đã điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường khả năng răn đe ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Đô đốc Aquilino đã nhấn mạnh đến cái gọi là “cụm” ở Châu Á – Thái Bình Dương, nơi sẽ bố trí “các lực lượng chung luân phiên và cơ sở tiền phương được trang bị khả năng sát thương”, cụ thể là: cụm đảo Guam; cụm Nhật Bản; cụm Philippines; và cụm Australia. Khi đề cập đến những nỗ lực của AUKUS, ông khẳng định việc “xây dựng năng lực ba bên trong các lĩnh vực cùng quan tâm bao gồm chiến tranh dưới biển, mạng, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử để cung cấp khả năng chiến đấu cao cấp trong tương lai và nâng cao vị thế lực lượng chung của chúng ta”.

Trung Quốc phản ứng về kế hoạch hạt nhân của Australia

Bắc Kinh đã chỉ trích gay gắt kế hoạch mua tới 5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ của Canberra, cáo buộc Washington và London phớt lờ các nghĩa vụ với tư cách là cường quốc hạt nhân và thành viên của Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Trung Quốc phản ứng về kế hoạch hạt nhân của Australia - Hình 1
Thủ tướng Albanese (trái), Tổng thống Biden và Thủ tướng Sunak trong lễ công bố thỏa thuận ở San Diego, Mỹ, hôm 13/3. Ảnh: AFP

"Kế hoạch hợp tác tàu ngầm hạt nhân là hành động trắng trợn, có thể tạo ra nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng, làm suy yếu hệ thống chống phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế, châm ngòi cho các cuộc chạy đua vũ trang, gây tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực", phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc tại Liên hợp quốc tuyên bố trong loạt bài đăng trên Twitter ngày 14/3.

Trước đó, phát biểu tại Căn cứ Hải quân Point Loma ở thành phố San Diego hôm 13/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã công bố kế hoạch tạo ra một tàu ngầm lớp mới - SSN-AUKUS. Tàu ngầm này sẽ được chế tạo ở Anh và Australia với công nghệ và sự hỗ trợ của Mỹ vào khoảng cuối những năm 2030 hoặc đầu những năm 2040.

Tuy nhiên, để chế tạo lớp tàu hoàn toàn mới dựa trên công nghệ của Mỹ và Anh, trước tiên Australia sẽ mua ít nhất 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ. Các tàu ngầm của Australia sẽ sử dụng tên lửa thông thường, không được trang bị vũ khí hạt nhân.

Các tàu ngầm do Mỹ chế tạo được cung cấp nhiên liệu bằng urani làm giàu ở cấp độ vũ khí.

Kể từ khi liên minh AUKUS thành lập vào năm 2021, Bắc Kinh đã nhiều lần chỉ trích bộ ba này vì đã nới rộng các hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân.

Với tư cách là thành viên của NPT, Australia bị cấm sản xuất hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, liên minh này nhấn mạnh rằng có một lỗ hổng trong hiệp ước NPT mà các lò phản ứng hải quân được miễn trừ khỏi các quy định an toàn hạt nhân.

"Điều trớ trêu của AUKUS là hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tuyên bố duy trì tiêu chuẩn không phổ biến vũ khí hạt nhân cao nhất đang chuyển hàng tấn urani được làm giàu ở cấp độ vũ khí sang quốc gia phi vũ khí hạt nhân, vi phạm rõ ràng mục tiêu và mục đích của Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân", Phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc nói thêm.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng gọi động thái chuyển giao công nghệ và vật liệu hạt nhân theo kế hoạch này là "trường hợp sách giáo khoa về tiêu chuẩn kép". Đồng thời, Bắc Kinh kêu gọi liên minh AUKUS "tôn trọng nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của NPT."

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024

Tin đang nóng

Hé lộ 3 quy định trong đám cưới Khánh Vân, 1 điều khiến nhiều sao Việt vướng tranh cãi
16:37:30 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Lợi thế giúp Thanh Thủy đăng quang là khuyết điểm lớn của Kỳ Duyên?
20:31:36 14/11/2024

Tin mới nhất

Siêu bão Usagi tấn công Philippines

21:16:14 14/11/2024
Cơ quan thời tiết quốc gia của Philippines lúc đầu đã nâng mức cảnh báo bão cao nhất, nhưng đã hạ xuống mức cao thứ hai khi bão Usagi đổ bộ.

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

20:14:13 14/11/2024
Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11.

Đặc sắc lễ rước Phasatpheung ở Lào

20:01:40 14/11/2024
Vì vậy, nghi lễ rước Phasatpheung tại Lễ hội Thatluang đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh ở Lào nói chung và người dân thủ đô Viêng Chăn nói riêng.

Hezbollah tấn công vào quân Israel

20:00:33 14/11/2024
Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng.

COP29: Chần chừ sẽ làm tăng chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu

19:59:34 14/11/2024
Báo cáo nêu rõ: Nếu không có tiền đầu tư trước năm 2030, áp lực sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo, tức là sẽ tốn kém hơn để đạt được sự ổn định khí hậu .

Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

19:58:33 14/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có cuộc hội đàm về nhiều điểm nóng toàn cầu, khi gặp nhau tại Peru vào ngày 16.11.

Rộ tin ông Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

19:55:45 14/11/2024
Các nguồn tin cho hay đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang soạn thảo danh sách chi tiết các nhân vật cấp cao sẽ bị cho nghỉ việc tại Lầu Năm Góc.

Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?

19:55:24 14/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia.

Chưa nhậm chức, ông Trump đối diện nguy cơ bị nhiều bang phản đối

19:49:40 14/11/2024
Các thống đốc thuộc đảng Dân chủ thành lập liên minh nhằm phản đối các chính sách Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thực thi.

Chính sách thương mại trong nhiệm kỳ tới của Tổng thống Trump

19:42:35 14/11/2024
Việc ví von thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển , Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có hàm ý bao quát mục tiêu chính sách thương mại mà chính phủ của ông đã theo đuổi trong nhiệm kỳ trước cũng như nhiệm kỳ sắp tới.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng gặp ông Biden

19:39:39 14/11/2024
Tổng thống Biden ngày 13.11 đón tiếp người tiền nhiệm và cũng sắp kế nhiệm của ông, ông Donald Trump tại Phòng Bầu dục. Đây là lần đầu tiên ông Trump trở lại Nhà Trắng từ khi kết thúc nhiệm kỳ cách đây 4 năm.

Xung đột Ukraine trước tương lai khó lường

19:33:47 14/11/2024
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Brussels (Bỉ) để bàn về việc hỗ trợ Ukraine trong tương lai, trong bối cảnh Nhà Trắng đang chuẩn bị đổi chủ.

Có thể bạn quan tâm

"Cô tiên từ thiện" Trúc Phương giàu có cỡ nào trước khi bị bắt?

Netizen

22:26:22 14/11/2024
Thông tin cô tiên từ thiện bị bắt giam khiến nhiều người sững sờ bởi trước đó, cô gái này vốn rất được mến mộ bởi vừa tài giỏi, xinh đẹp lại có tấm lòng nhân hậu.

Chuyện tình của cặp đôi 'cô - trò' khiến Nguyễn Phi Hùng tin vào hôn nhân

Tv show

22:02:58 14/11/2024
Hành trình vượt qua những định kiến của cặp đôi Kim Long - Như Ý được chia sẻ trong chương trình Thuận vợ thuận chồng khiến Nguyễn Phi Hùng thêm tin vào tình yêu gia đình.

Amanda Seyfried chia sẻ lý do rời Hollywood

Sao âu mỹ

22:00:22 14/11/2024
Ngôi sao phim Mean Girls đã sống tại một trang trại ở phía bắc New York (Mỹ) cùng gia đình trong suốt nhiều năm qua.

Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International

Sao việt

21:54:19 14/11/2024
Trên trang cá nhân, Hoa hậu Quốc tế 2023 Andrea Rubio có những chia sẻ về người kế nhiệm Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Phim 'Độc đạo' sẽ có phần 2?

Hậu trường phim

21:42:33 14/11/2024
Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Đến diễn biến tập 33, nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim luôn tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

Lạ vui

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

G-Dragon trở lại biểu diễn tại MAMA sau 9 năm vắng bóng

Nhạc quốc tế

21:12:26 14/11/2024
Thông tin về sự xuất hiện của ông hoàng Kpop G-Dragon sau 9 năm vắng bóng tại sân khấu MAMA đang khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên.

Vợ Quang Hải bị mỉa mai "khoe của" vì đeo đồng hồ cả tỷ chăm con, lập tức đáp trả

Sao thể thao

21:08:23 14/11/2024
Mới đây, nàng WAG Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ nổi tiếng Quang Hải bất ngờ dính thị phi khi đăng khoảnh khắc ôm ấp con trai nhỏ trong lòng. Video được ghi lại tại nhà riêng của Quang Hải và Thanh Huyền

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Lý do Trang không chịu nhận vàng từ nhà ngoại

Phim việt

21:07:19 14/11/2024
Bà Trúc (NSƯT Thanh Quý) phát hiện ra rằng bà ngoại của Trang (Hoài Anh) để lại cho cháu một ít vàng làm của hồi môn và nhờ bà dì Xuân giữ hộ. Tuy nhiên, Trang lại từ chối nhận món quà giá trị này.

Netizen đòi "lập biên bản" 1 nam ca sĩ vì dám tiết lộ điều này tại concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Nhạc việt

20:37:55 14/11/2024
Anh Bo Đan Trường khiến người hâm mộ phấn khích khi được cho sẽ xuất hiện tại concert Anh trai vượt ngàn chông gai với vai trò ca sĩ khách mời

Nữ người mẫu đình đám vừa bị điều tra vì ma tuý lộ hàng loạt hành động hoang tưởng do ảo giác

Sao châu á

20:10:55 14/11/2024
Mặc dù Kim Na Jung đã xóa các story, nhưng đã có người đệ đơn lên cảnh sát Seoul yêu cầu điều tra việc người mẫu này dùng ma túy.