Vì sao hiếm phụ nữ đoạt giải Nobel?
Ngày 10/12, lễ trao giải Nobel diễn ra đồng thời tại Thụy Điển và Na Uy với sự tham dự của các nam khoa học gia đoạt giải. Đây là năm thứ hai mùa trao giải Nobel vắng bóng phụ nữ.
Các nhà khoa học lĩnh giải Nobel 2017 (từ trái sang): Richard Thaler (kinh tế), Richard Henderson (hóa học), Joahchim Frank (hóa học), Jacques Dubochet (hóa học). Ảnh: Getty Images.
Theo thống kê, trong lịch sử 116 năm của giải thưởng Nobel đã có gần 900 nhà khoa học được trao giải, trong đó chỉ có 48 phụ nữ. Lần cuối cùng một phụ nữ đoạt giải Nobel về khoa học là năm 2015 khi Đồ U U (Trung Quốc) được công nhận vì những khám phá dẫn tới việc điều trị sốt rét hiệu quả hơn. Người phụ nữ đoạt giải Nobel Vật lý gần đây nhất là vào 54 năm trước. Trong khi số lượng phụ nữ đoạt giải Nobel tăng lên trong vài thập niên gần đây, từ 4 người năm 1901, năm đầu tiên của giải Nobel, đến 19 người năm 1920 và 48 người năm 2015.
Các số liệu thống kê cho thấy, giải kinh tế hầu như không phải là lãnh địa của phụ nữ, giải văn chương vẫn do nam giới thống lĩnh, chỉ có giải hòa bình là nhiều phụ nữ đạt giải. Giải Nobel kinh tế được trao từ năm 1968 không có phụ nữ nào đoạt giải. Giải Nobel vật lý mới có 2 phụ nữ đoạt giải và giải hóa học có 4 phụ nữ, nhưng đều là những người có xu hướng không thích kết hôn. Duy nhất một phụ nữ đoạt hai giải thưởng Nobel và đã có gia đình là bà Marie Curie – người đoạt hai giải thưởng Nobel (vật lý và hóa học) lần lượt vào năm 1903 và 1911.
Goran Hansson, thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, thành viên hội đồng chọn giải Nobel vật lý, hóa học và kinh tế, nói: “Chúng tôi khá thất vọng khi nhìn vào một viễn cảnh xa hơn rằng sẽ không có thêm phụ nữ đoạt giải”. Ông cho biết không có sự thiên vị nam giới trong hội đồng tuyển chọn. Thực tế, số lượng thành viên nữ còn chiếm ưu thế trong ban tuyển chọn bốn giải gồm y học, hóa học, hòa bình và văn chương.
Video đang HOT
Giải thích sự thiếu vắng phụ nữ đoạt giải Nobel về lĩnh vực khoa học, ông Hansson cho rằng, đó là do cánh cửa phòng thí nghiệm đóng cửa trong một thời gian dài đối với phụ nữ. Mặc dù vậy, giải thưởng y học đã được trao cho 12 phụ nữ trong tổng số 214 người đoạt giải, chiếm 5,6%. Số lượng nhà khoa học nữ đoạt giải thưởng về kinh tế là thấp nhất. Kể từ khi giải này được thành lập năm 1969 đến nay, chỉ có một nhà khoa học nữ đoạt giải. Đó là bà Elinor Ostrom (người Mỹ), đoạt giải năm 2009.
Phụ nữ đoạt giải Nobel hòa bình chiếm tỉ lệ cao nhất: 16 phụ nữ đoạt giải trong số 104 người được trao giải (chiếm 15,4%). Theo Olav Njolstad, Giám đốc Viện Hàn lâm Nobel Na Uy, con số này phản ánh “địa vị của phụ nữ trong xã hội trong thế kỷ 20″. Trong vòng 15 năm qua, có tới 6 phụ nữ đoạt giải Nobel hòa bình.
Theo Lan Anh
Tiền phong
Bản chép tay 95 năm hé lộ bí mật thiên tài Albert Einstein
Bí quyết hạnh phúc của thiên tài vật lý Albert Einstein mới đây đã được hé lộ nhờ vào tờ giấy viết tay cách đây 95 năm ở Nhật Bản.
Thiên tài vật lý Albert Einstein.
Theo Daily Mail, tờ giấy viết tay được Einstein ghi chép tại một khách sạn ở Tokyo, chia sẻ bí quyết có một cuộc sống hạnh phúc.
"Một cuộc sống yên tĩnh và khiêm tốn mang lại nhiều niềm vui hơn là theo đuổi thành công và bị ràng buộc với tình trạng bất ổn thường xuyên", Einstein viết. Bản chép tay thứ hai viết: "Sẽ luôn có cách, chỉ cần có ý chí".
Bản ghi chép đầu tiên viết trên giấy của khách sạn Imperial ở Tokyo, Nhật Bản năm 1922. Đích thân thiên tài vật lý đã ký tên, ghi lại ngày tháng cùng với địa điểm ở thủ đô Nhật Bản.
Ở thời điểm đó, Einstein đã được thông báo về việc trở thành người nhận giải thưởng Nobel vật lý. Tên tuổi của ông trong giới khoa học cũng ngày càng lớn mạnh.
Bản chép tay được Einstein viết tặng một người đưa thư Nhật Bản, khi người đàn ông này chuyển thông điệp tới Einstein ở khách sạn Imperial.
Hai bản chép tay của thiên tài Albert Einstein sẽ được bán đấu giá vào ngày 24.10.
Người đưa thư từ chối nhận tiền tip nhưng Einstein không muốn người này về tay không nên đã viết hai bản chép tay bằng tiếng Đức.
"Nếu may mắn, những bản ghi chép này sẽ có giá trị hơn nhiều đối với ông hơn là tiền tip", Einstein nói, theo lời nhân chứng giấu tên ở thành phố Hamburg, Đức.
Chuyên gia Roni Grosz đến từ Đại học Hebrew ở Jerusalem, Israel nói đây là bằng chứng hiếm hoi hé lộ tính cách của một trong những thiên tài vật lý nổi danh nhất lịch sử thế giới.
"Những gì chúng ta đang làm là phác họa lại hình tượng Albert Einstein, người đàn ông, nhà khoa học và những di sản của ông ấy với thế giới, thông qua các bản chép tay", Grosz nói
Hai bản chép tay này hiện vẫn đang được bảo quản trong tình trạng tốt và sẽ được đem bán đấu giá ở Jerusalem vào ngày 24.10 tới.
Theo Danviet
10 nữ thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại Trong lịch sử không thiếu những nữ thiên tài có đóng góp vĩ đại cho sự phát triển của loài người. Dưới đây là 10 nữ thiên tài nổi tiếng nhất. 1. Marie Curie (1867-1934). Vị trí số 1 trong danh sách không ai xứng đáng hơn là nhà khoa học nữ nổi tiếng nhất mọi thời đại, cũng là người phụ nữ...