Vì sao hễ đói là mòng biển lại nhảy múa và 9 sự thật thú vị về thế giới động vật quanh ta
Có cả cộng đồng Reddit hơn 2,1 triệu người sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi câu hỏi về thế giới động vật.
Ra mắt vào tháng 11/2012, cộng đồng Awwducational trên Reddit đã giúp hàng triệu người giải ngố về đủ loại vấn đề trong cuộc sống.
Và trong đó, sự thật về động vật có vẻ gây hứng thú hơn cả. Với hơn 2,1 triệu thành viên, để xem Awwducational cóđiều thú vị gì:
Trong văn hóa phương Tây nói chung, mèo đen là cái gì đó rất… đen đủi. Tuy nhiên, với người Scotland thì mèo mun lại là dấu hiệu cho sự thịnh vượng
Chuột lang nước (Capybara) là loài động vật xã hội, nó có thể chơi bời thân thiết với rất nhiều anh em khác như chó, mèo, lợn, gà, rùa và cả lạc đà
Alex là con vẹt xám châu Phi đầu tiên trên thế giới tự đặt câu hỏi về sự tồn tại của nó: “Tôi màu gì?”
Bàn tay của con lười hoạt động khác hẳn với con người: Muốn xòe tay ra phải gồng vì vốn đã tự nắm chặt, đó cũng là lý do tại sao con lười chẳng bao giờ rơi xuống từ trên cây
Video đang HOT
Bọn bò có những khoảnh khắc “Eureka” sau khi học hỏi được điều gì đó mới mẻ, có ích
Mòng biển biết thực hiện “vũ điệu mưa” để lùa sâu bọ, giun dế ra khỏi mặt đất
Lợn đất (Aardvark) có tập tính đào hang sâu và chúng vô tình trở thành chỗ trú ngụ cho nhiều loài vật hoang dã khi xảy ra cháy rừng
Mangalitsa là loài lợn duy nhất thế giới có bộ lông dày ấm không khác gì cừu
Bọn lợn có trí nhớ hằng ngày rất tốt, thậm chí thi thoảng còn xúc động khi nhớ lại chuyện cũ
Sở dĩ hồng hạc có màu đỏ hồng vì chúng có thể hấp thụ sắc tố từ vỏ tôm, tép ăn hằng ngày
Hồ nước cạn khô lộ dấu chân của người 120.000 năm tuổi
Liệu những gì được nhìn thấy có phải là dấu chân của người thượng cổ 120.000 tuổi hay không?
Phát hiện bất ngờ này được đăng trên tạp chí Live Science và tạo chấn động lớn.
Một nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy dấu chân người và động vật có niên đại 120.000 năm ở tỉnh Tabuk, Tây Bắc Ả Rập Xê Út. Các dấu chân này được phát hiện trong một hồ nước cổ Alathar cạn khô.
Khoảng 120.000 năm về trước ở vùng ngày nay là phía bắc Ả Rập Xê Út, một nhóm người dừng chân tại một hồ nước cổ Alathar trên sa mạc Nefud để uống nước và tìm kiếm thức ăn.
Dấu chân người 120.000 năm được tìm thấy ở hồ nước cổ Alathar
Hồ này cũng là nơi lui tới thường xuyên của lạc đà, trâu và voi được cho là to lớn hơn các con vật cùng loài được nhìn thấy ngày nay.
Các dấu chân được tìm thấy bao gồm: Dấu chân của con người, lạc đà, voi, động vật hoang dã và động vật ăn thịt.
Cụ thể, Tiến sĩ Jasser Al Herbish, lãnh đạo Ủy ban Di sản Ả Rập Xê Út, cho hay nhóm nghiên cứu tìm thấy dấu vết của 7 dấu chân người, 107 dấu chân lạc đà, 43 dấu chân voi cùng nhiều dấu vết khác của các loài động vật khác nhau.
Không chỉ vậy, các chuyên gia còn phát hiện 233 hóa thạch xương voi và linh dương cũng như bằng chứng về sự tồn tại của động vật ăn thịt tại khu vực này.
Những thông tin này phần nào giúp làm sáng tỏ những con đường mà người cổ đại đã đi khi rời châu Phi.
Vào hồi tháng 6 vừa qua, một phát hiện khác cũng khiến làng khảo cổ sôi sục.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một tác phẩm điêu khắc chim được làm từ xương cháy có niên đại 13.500 năm, được cho là tượng chim cổ xưa nhất tại Đông Á.
Bức tượng chim cổ nhất được tìm thấy ở khu vực Đông Á.
Bức tượng nhỏ được tìm thấy trong tình trạng hầu như nguyên vẹn tại một địa điểm khảo cổ thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), được làm từ xương thú và dùng đá điêu khắc.
Theo chuyên gia Francesco D'Errico tại Đại học Bordeaux (Pháp), thành viên nhóm nghiên cứu, tác phẩm điêu khắc nhỏ này có thể là bằng chứng cho một "mắt xích bị thiếu" trong kiến thức trước nay của giới khoa học về nghệ thuật thời tiền sử.
Phát hiện bằng chứng khoa học đầu tiên về sự sống của con người trên Bán đảo Arab Ủy ban Di sản của Saudi Arabia ngày 16/9 thông báo, các nhà khảo cổ nước này và quốc tế đã phát hiện những dấu chân người và động vật cổ đại từ cách đây hơn 120.000 năm ở thành phố Tabuk, miền Bắc nước này. Dấu chân người có niên đại 120.000 năm được tìm thấy ở Saudi Arabia. Ảnh: alaraby.co.uk Phát...