Vì sao Hành lang Giao thông Bắc-Nam Quốc tế lại quan trọng với Nga đến vậy?
Hành lang giao thông này hứa hẹn là nhân tố chính thay đổi cuộc chơi thương mại toàn cầu.
Mặc dù còn khá lâu nữa dự án mới đi vào hoạt động, tuy nhiên các quan chức hai nước đã xem hành lang này là giải pháp thay thế cho kênh đào Suez.
Được biết Hành lang Giao thông Bắc-Nam Quốc tế (INSTC) gồm 7.200 km đường biển, đường sắt và đường bộ nối Mumbai với St Petersburg. Tuyến đường chạy từ miền bắc nước Nga qua Biển Caspi đến miền nam Iran được sử dụng để vận chuyển hàng hóa qua Eo biển Hormuz đến Biển Ả Rập, hay Ấn Độ Dương.
Moscow và Tehran hy vọng hành lang này là giải pháp thay thế kịp thời cho kênh đào Suez – một trong những tuyến vận chuyển quan trọng trên thế giới khi chiếm khoảng 12% thương mại toàn cầu – đồng thời giúp Nga và Iran nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Hành lang Giao thông Bắc-Nam Quốc tế được Nga và Iran xem là giải pháp chống lại lệnh trừng phạt phương Tây. Nguồn: Asia Times
Trong tháng này đã có hai thỏa thuận đã được ký kết nhằm phục vụ cho dự án trên, một trong số đó liên quan đến việc đóng và mua 20 tàu chở hàng.
Moscow cho biết phải mất 30 đến 45 ngày để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Mumbai đến St Petersburg, nhưng sẽ được rút ngắn xuống 15 đến 24 ngày nếu quá cảnh qua Iran.
Video đang HOT
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tin rằng INSTC sẽ giúp đa dạng hóa giao thông toàn cầu và mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cả Iran và Nga. Tuy nhiên hai bên đang lo ngại rằng không có gì đảm bảo hành lang sẽ sớm được hoàn thành.
Thực tế, dự án này đã được hai bên bàn thảo từ 20 năm trước, nhưng dự án đã bị đình trệ nhiều năm vì khó khăn tài chính cũng như chính trị.
Nhiều người cũng đặt câu hỏi liệu Điện Kremlin có muốn đầu tư vào hành lang này nếu phương Tây không áp các biện pháp trừng phạt? Thậm chí một số nhà phân tích Iran còn cho rằng trước xung đột Ukraine, các quan chức Nga đã tỏ ra thờ ơ về tuyến đường sắt INSTC.
Chỉ khi tình hình ở Ukraine đe dọa việc vận chuyển của Nga trên Biển Đen, Điện Kremlin mới vào cuộc tìm kiếm giải pháp thay thế và tuyến đường này là sự lựa chọn tối ưu vì có thể vận chuyển hàng hóa từ cảng Novorossiysk ở Biển Đen đến Ấn Độ.
INSTC có thể được xem là nỗ lực của Nga trong việc chống lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây và duy trì giao thương với nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên chỉ một tuyến đường biển nối Nga và Ấn Độ qua Iran là không đủ đối với những gì Moscow đang gặp phải. Để hành lang thực sự hiệu quả, Điện Kremlin cũng sẽ phải hoàn thành tuyến đường bộ chạy từ miền bắc nước Nga qua Azerbaijan đến miền bắc Iran rồi đến Vịnh Ba Tư.
Tài trợ chính sẽ đến từ Nga
Vào ngày 17/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt Rasht-Astara, dự án ở miền bắc Iran này sẽ là tuyến vận chuyển hàng hóa quan trọng trong hệ thống INSTC.
Nói cách khác, chính Moscow chứ không phải Tehran sẽ tài trợ cho việc xây dựng tuyến đường sắt dài 162 km giữa thành phố Rasht và Astara của Iran. Người ta tin rằng Nga cũng sẽ làm tuyến đường sắt nối Astara của Iran với thành phố cùng tên của Azerbaijan.
Theo ông Putin, Nga, Iran và Azerbaijan đang chuẩn bị ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt và vận tải hàng hóa dọc tuyến Bắc-Nam.
Mặc dù trong lịch sử Nga từng xây dựng các tuyến đường sắt trong khu vực như tuyến đường sắt đầu tiên ở Iran nối Tabriz và Mashhad, cũng như Tehran và Isfahan, tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện tại, kế hoạch này của ông Putin vẫn chưa thực sự được đảm bảo.
Bên cạnh đó, ngay cả khi Moscow và Tehran chịu trách nhiệm chính cho việc hoàn thành tuyến đường biển của INSTC, phần đất liền sẽ vẫn gặp khó khăn do mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và Azerbaijan.
Nga sẽ mất ít nhất 4 năm để xây dựng đường sắt trong khu vực. Thêm vào đó, những khó khăn của Điện Kremlin ở Ukraine cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ hành lang trên bộ tới Iran.
Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở Trung Đông
Đầu tháng 3/2023, đại diện của Iran và Saudi Arabia đã gặp nhau tại Bắc Kinh qua sự trung gian của Trung Quốc.
4 ngày sau đó, Riyadh và Tehran thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ.
Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này được cho là có khả năng làm thay đổi tình hình ở Trung Đông do vai trò của các cường quốc lớn ở khu vực đang hoán đổi, sự chia rẽ giữa Saudi Arabia và Iran hiện nay được thay thế bằng mạng lưới các mối quan hệ phức tạp và đặt khu vực này vào bối cảnh tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Còn đối với Bắc Kinh, kết quả này là một bước tiến lớn trong cuộc cạnh tranh với Washington.
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị (giữa) cùng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Ali Shamkhani (trái) và Cố vấn an ninh quốc gia Saudi Arabia Musaad bin.
Thực tế, chính Mỹ mới là điểm khởi thủy cho việc Iran và Saudi Arabia bắt đầu các cuộc thảo luận từ năm 2021 trong nỗ lực giảm căng thẳng giữa các đối thủ Vùng Vịnh, thúc đẩy đàm phán hạt nhân và chấm dứt xung đột ở Yemen. Tehran và Riyadh đã tổ chức 5 vòng đàm phán trực tiếp và các cuộc đối thoại không chính thức vẫn tiếp tục sau đó. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - liên minh liên chính phủ bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) - phối hợp cùng Israel để kiềm chế Iran. Nhưng, giờ đây, Saudi Arabia đã quay sang Trung Quốc với thái độ tự tin rằng sự tham gia của Bắc Kinh sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho một thỏa thuận lâu bền với Tehran, bởi Iran sẽ không dễ gì mạo hiểm mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận vấn đề này với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman trong chuyến thăm Riyadh vào tháng 12/2022 và sau đó là Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại Bắc Kinh vào tháng 2/2023. Các cuộc thảo luận căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia diễn ra ngay sau đó, với kết quả là hai bên đã đồng ý bình thường hóa quan hệ. Hai nước đều có quan hệ chính trị, kinh tế lâu dài với Bắc Kinh và Trung Quốc có thể đóng vai trò trung gian hòa giải đáng tin cậy đối với họ.
Nếu thỏa thuận được thực hiện trọn vẹn, Tehran và Riyadh sẽ một lần nữa liên kết chặt chẽ với nhau. Năm 2016, quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt sau khi đám đông đốt phá Đại sứ quán Saudi Arabia ở Tehran. Giờ đây, theo thỏa thuận mới, hai bên sẽ mở lại các đại sứ quán và Chính phủ Saudi Arbia sẽ chấm dứt hỗ trợ cho kênh truyền hình quốc tế Iran mà Tehran cáo buộc chịu trách nhiệm cho sự bất đồng chính kiến trong nước. Hai nước sẽ duy trì lệnh ngừng bắn ở Yemen và bắt đầu thực hiện thỏa thuận hòa bình chính thức để chấm dứt cuộc nội chiến ở quốc gia này. Iran cũng sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho phiến quân Houthi và thuyết phục họ ngừng tấn công tên lửa vào Saudi Arabia. Ngoài ra, thỏa thuận này cũng kêu gọi tăng cường quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Iran và các quốc gia thành viên GCC và để Iran và các đối tác Saudi Arabia bắt đầu thảo luận về việc xây dựng một khuôn khổ an ninh khu vực mới. Trung Quốc sẽ giám sát tất cả các bước này.
Thỏa thuận Iran - Saudi Arabia có khả năng giúp hai bên chấm dứt quan hệ đối địch và mở rộng quan hệ kinh tế trên khắp Vùng Vịnh. Iran sẽ không còn phải một mình chống chọi với liên minh gồm Saudi Arabia và Israel mà Mỹ hy vọng lợi dụng vào đó để kiềm chế Tehran nữa. Thay vào đó, thỏa thuận này có khả năng đưa Iran đến gần hơn với các nước láng giềng của Saudi Arabia và dần ổn định các mối quan hệ trong khu vực. Nhấn mạnh lời hứa này, Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Mohammed al-Jadaan cam kết nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Saudi Arabia sẵn sàng đầu tư vào nền kinh tế của Iran. Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã chấp nhận lời mời đến thăm Riyadh, một dấu hiệu nữa cho thấy ý định tăng cường quan hệ của hai bên. Mối quan hệ phát triển nhanh chóng như vậy giữa hai quốc gia này có thể sẽ mang lại những tác động sâu sắc đối với khu vực.
Về phần Bắc Kinh, với lợi ích kinh tế đang phát triển trong khu vực, Trung Quốc tự thúc đẩy mình phải đảm nhiệm vai trò ngoại giao này. Trung Đông rất quan trọng đối với Sáng kiến vành đai và con đường (BRI). Ví dụ, Trung Quốc cần đảm bảo rằng các khoản đầu tư của họ vào lĩnh vực năng lượng của Saudi Arabia không bị tên lửa của lực lượng Houthi đe dọa. Trung Quốc cũng liên tục mở rộng dấu ấn kinh tế của mình ở Iran và quan tâm đến việc hỗ trợ kế hoạch của Nga nhằm phát triển một hành lang quá cảnh qua Iran, cho phép thương mại của Nga tiếp cận thị trường toàn cầu mà không cần sử dụng kênh đào Suez. Sự phát triển của hành lang này cũng sẽ cho phép Trung Quốc tránh né eo biển Malacca khi phải đối mặt với hạm đội đáng gờm mà Mỹ và các đồng minh đang xây dựng.
Sự hội tụ các lợi ích chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc và Saudi Arabia cho thấy bước đột phá của Bắc Kinh với hai nước này có thể đóng vai trò nền tảng cho thực tế địa chính trị mới ở Trung Đông. Sự chuyển đổi này đặt ra thách thức mang tính lịch sử với Mỹ. Washington không còn có thể yêu cầu các đồng minh Arab cô lập Trung Quốc và đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Mỹ để chống lại Iran được nữa. Cách tiếp cận đó đã lỗi thời và không phù hợp với nhu cầu hiện tại của các đồng minh trong khu vực này. Một quan chức Saudi Arabia từng nói: "Mỹ không hiểu rằng chúng ta không thể trở thành đồng minh khi phải đánh đổi lợi ích của mình". Rõ ràng, việc chiến tranh với Iran hoặc đối đầu với Trung Quốc không thể phục vụ cho lợi ích của Saudi Arabia và ngược lại.
Vụ 3 đoàn tàu tông nhau: Người chết gần 300, sẽ còn tăng Số người chết trong vụ 3 đoàn tàu tông nhau ở Ấn Độ đã tăng lên 288 với hơn 1.000 người bị thương, và dự đoán sẽ còn tăng. Đài CNN đưa tin lực lượng cứu hộ Ấn Độ ngày 3-6 đang ráo riết tìm kiếm người sống sót sau vụ tai nạn kinh hoàng liên quan 3 đoàn tàu ở miền đông...