Vì sao hàng trăm dự án chung cư ở TP.HCM chưa được cấp sổ hồng?
Hiện, TP.HCM tồn tại 3 nhóm dự án chung cư chưa được cấp sổ hồng đó là dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; xây dựng xong nhưng chưa được nghiệm thu do có hạng mục sai so với giấy phép và chủ đầu tư thế chấp giấy chứng nhận với ngân hàng.
Tại TP.HCM, hàng trăm dự án chung cư đã đưa vào sử dụng cách đây vài năm, thậm chí cả thập kỷ nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng. Người dân rất bức xúc vì từng ấy năm tài sản của mình nằm “bất động”, người cần xoay sở, cầm cố ngân hàng thì không làm gì được. Đây là vấn đề gây bức xúc cho người mua nhà vì đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà.
Ông Vũ Lê, sinh sống tại chung cư Lexington Residence (TP. Thủ Đức) cho biết, mình mua nhà tại dự án này trước năm 2015 nhưng đến nay chưa được cấp sổ hồng. Dự án với hơn 1.000 căn hộ, sau khi bàn giao nhà chủ đầu tư đã thu 99% giá trị sản phẩm.
“Theo quy định chỉ sau 1 năm nhận nhà, chủ đầu tư sẽ làm sổ hồng cho cư dân. Nhưng, đợi 7 năm vẫn chưa có sổ hồng ở dù người dân đã nhiều lần cầu cứu cơ quan chức năng hỗ trợ thủ tục”, ông Vũ Lê bức xúc.
Cư dân chung cư Saigon Gateway, TP. Thủ Đức treo băng rôn đòi quyền lợi từ chủ đầu tư.
Tương tự, chị Phương Anh (quận 7) cho biết, chung cư Kỷ Nguyên đã đưa vào sử dụng khoảng 10 năm nay nhưng cư dân vẫn chưa được cấp sổ hồng.
“Người dân bỏ tiền ra mua căn hộ, đã được vào ở thì không có lý gì không được cấp sổ hồng”, chị Phương Anh nói và mong muốn các cơ quan chức năng đẩy nhanh thủ tục cấp sổ hồng cho các căn hộ chung cư.
Hay như ở chung cư Đức Khải, quận 7 một dự án có số lượng lên đến hơn 10.000 căn hộ và được giao nhà hơn 7 năm nay nhưng người dân ở đây cho biết mới chỉ 1 block với hơn 400 căn hộ được cấp sổ còn lại vẫn chưa được làm thủ tục cấp sổ hồng. Lý do của việc chưa cấp sổ hồng cho dự án này cũng bởi sai sót của chủ đầu tư khi thực hiện xây dựng dự án bán cho người dân.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại dự án Him Lam Phú An, TP. Thủ Đức của Công ty CP Địa ốc Him Lam với 1.029 căn hộ chung cư được bàn giao từ năm 2018. Đến nay, cư dân phản ánh tình trạng “treo” sổ hồng. Nguyên nhân do việc định giá đất hơn 1.000 m2 đất của tầng hầm giữ xe ô tô của chung cư chưa được thẩm định giá để chủ đầu tư đóng.
Liên quan việc cấp sổ hồng cho các căn hộ chung cư tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Nhà Bè và quận 7 sáng 14/5, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết, giai đoạn 2022-2025, TP.HCM sẽ giải quyết dứt điểm 50.000 căn hộ còn tồn đọng của các dự án chung cư xây dựng trong giai đoạn trước đó nhưng chưa được cấp sổ hồng.
“Trước đây, có những dự án nhà ở chưa có văn bản thẩm định nhưng vẫn tạo điều kiện cho người dân vào ở. Đến nay, chưa cấp giấy chứng nhận khiến người dân bức xúc”, ông Thắng nói và cho biết, hiện, TP.HCM tồn tại 3 nhóm dự án chung cư chưa được cấp sổ hồng gồm: Dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; dự án xây dựng xong nhưng chưa được nghiệm thu do có hạng mục xây dựng sai so với giấy phép và chủ đầu tư thế chấp giấy chứng nhận với ngân hàng.
“Trong năm nay và năm sau, đơn vị sẽ giải quyết, cấp sổ hồng cho 3 nhóm chung cư này. Nếu các dự án đủ điều kiện thì sẽ cấp sổ hồng cho người dân, còn nếu vẫn tồn tại vi phạm thì xử lý xong rồi mới cấp”, vị Giám đốc Sở TN&MT thông tin.
Nhà trong ngõ liên tục leo thang, người mua do dự xuống tiền "khóc ròng" nhìn giá tăng
Chỉ trong 1 năm trở lại đây, giá nhà đất thổ cư tại Hà Nội nhiều nơi đã tăng mạnh, thậm chí có nơi tăng tới 30% khiến nhiều người mua nhà "méo mặt", chấp nhận cảnh vẫn ở nhà thuê.
Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn cung bất động sản ngày càng khan hiếm nhưng nhu cầu sở hữu nhà của người dân ở đô thị lớn như Hà Nội ngày càng tăng cao. Điều này làm chênh lệch cung - cầu ngày càng lớn buộc giá thành càng tăng cao.
Chỉ riêng từ năm đầu năm 2021 tới nay, nhiều mảnh nơi tại Hà Nội giá nhà đã tăng lên tới 30%, thậm chí kể cả những nơi xa trung tâm cũng giá vài chục triệu đồng mỗi m2.
Đơn cử, tại khu vực Nam Dư (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai), một căn nhà có diện tích 30m2, đã xây dựng 5 tầng, nằm ở mặt ngõ ô tô tránh nhau, thời điểm cuối năm 2020 có giá 3 tỷ đồng thì nay đã tăng lên 3,8 - 4 tỷ đồng, tăng khoảng 30%.
Một lô đất 40m2 mặt đường Thanh Đàm (phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội) cách đây 1 năm có giá chỉ khoảng 100 - 105 triệu đồng/m2, nay đã được người mua "chốt" với giá 135 triệu đồng/m2.
Còn ở khu vực phía Tây Hà Nội, một lô đất rộng 45m2 tại phường Phú Đô (Nam Từ liêm), nằm ở mặt ngõ rộng 3m, cách đây hơn 1 năm chỉ khoảng 55 triệu đồng/m2, thì nay cũng được giao dịch với giá 70 triệu đồng/m2.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giá bất động sản nhà ở cuối quý I/2022 tăng nhẹ xung quanh 4,5 - 6% so với đầu năm. Mặt bằng giá vẫn tiếp tục cao do dòng tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư chưa tìm được "bến đỗ" khi các biến số kinh tế vĩ mô thiếu tích cực. Ngoài ra, giá nguyên vật liệu tăng cao do tình hình địa chính trị phức tạp cũng tác động đáng kể đến giá cả bất động sản trên phạm vi toàn quốc, trong đó có Hà Nội.
Đa phần các khu vực tại Hà Nội trong 1 năm trở lại đây, giá nhà đất đều đồng loạt tăng từ 15 - 30%. Giá nhà thổ cư tăng chóng mặt khiến nhiều người tiếc mất ăn mất ngủ.
Chị Thanh Huyền (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, năm 2021 gia đình chị tích góp được khoảng 2 tỷ đồng, dự định sẽ vay ngân hàng thêm 1 tỷ đồng để mua căn nhà rộng 38m2, đã xây dựng 4 tầng, nằm ở mặt ngõ ô tô chạy qua tại khu vực Lê Đức Thọ (Nam Từ liêm). Tuy nhiên, thời điểm đó vì tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp nghĩ rằng giá nhà sẽ giảm nên gia đình chị quyết tâm đợi.
Mọi tính toán của gia đình chị Huyền đều đổ vỡ vì giá nhà tại Hà Nội tiếp tục tăng "phi mã". Hiện nay, căn nhà chị dự định mua trước đó đã được giao dịch với mức giá 3,8 tỷ đồng.
"Chưa đầy 1 năm căn nhà tôi định mua đã tăng đến 800 triệu đồng, trong khi trước đó thu nhập của gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Mỗi lần nghĩ tới vợ chồng tôi lại tiếc mất ăn mất ngủ. Đà giá nhà tăng thế này chắc gia đình tôi vẫn phải đi thuê nhà dài dài", chị Huyền nói.
Tương tự chị Huyền, gia đình anh Nguyễn Phú (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, cuối năm ngoái với số tiền 3 tỷ đồng trong tay, anh dự định mua một căn nhà rộng 42m2 nằm ở mặt ngõ 3m ở đường Trần Cung với giá 3,5 tỷ đồng. Khi đó, anh Phú tính 500 triệu đồng thiếu sẽ vay ngân hàng nhưng vì muốn tham khảo thêm những căn nhà khác để có lựa chọn tốt nên anh chần chừ không xuống tiền.
Tuy nhiên, đến nay căn nhà anh dự định mua đã có mức giá lên tới 4 tỷ đồng. "Trong khi thu nhập không tăng thì giá nhà vẫn tăng mạnh. Vợ chồng tôi chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, giá như khi đó tôi bạo tay thì giờ không còn chịu cảnh vẫn ở nhà thuê", anh Phú nói.
Giá nhà thổ cư tại Hà Nội vẫn liên tục tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây (ảnh minh họa).
Theo anh Vũ Thanh Tùng - môi giới bất động sản tại Hà Nội cho biết, trong 2 năm trở lại đây giá nhà đất tại Hà Nội vẫn liên tục tăng mạnh. Cũng có nhiều nơi tăng mạnh tới 30%, còn đa phần vẫn ở mức tăng từ 10 - 20%.
Lý giải về điều này, anh Tùng cho biết, giá nhà tăng do nguồn cung nhà đất khan hiếm, quỹ đất ngày càng hạn chế. Bên cạnh đó, trước giờ người dân vẫn luôn có quan niệm sở hữu được nhà đất sẽ là tốt nhất vì mang lại lợi ích lâu dài cho gia chủ.
"Thậm chí, đến các căn hộ chung cư hiện nay cũng hạn chế nguồn cung và mức giá đã loanh quanh 40 triệu đồng/m2. Với mức giá căn hộ tăng cao thì nhiều người vẫn sẵn sàng vay ngân hàng thêm để mua nhà đất. Hiện nay, đến giá đất ở vùng ven cũng đã chạm mức 40 - 50 triệu đồng/m2 nằm ở mặt đường ngõ, còn ở đường lớn cũng đã chạm mức 80 - 100 triệu đồng/m2", anh Tùng nói.
Cùng với đó, giá nhà đất tăng do khung giá đất tăng mạnh, các địa phương ban hành bảng giá đất mới đều tăng hơn so với trước đây. Đối với một dự án bất động sản thì chi phí về đất là một trong những chi phí đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến giá thành đầu ra của dự án. Tuy nhiên, cơ cấu, tỷ trọng chi phí về đất trong giá thành bất động sản rất khác nhau đối với mỗi dự án.
Ngoài ra, người môi giới cũng dự báo, khi nguồn cung hạn chế mà nhu cầu càng tăng cao thì có thể trong khoảng vài năm tới giá nhà đất tại Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng. "Thực tế, khi ngân hàng siết tín dụng hay nhiều tác động nhằm kiểm soát thị trường thì những khu vực có dấu hiệu đầu cơ sẽ ảnh hưởng và giảm giá. Còn tại đô thị lớn như Hà Nội thì giá có thể chỉ đi ngang, thậm chí tăng nhẹ vì nhà đất khu vực này vẫn có giá trị thực", anh Tùng nói.
Toàn cảnh khu đô thị vướng nhiều tai tiếng ở Hà Nội vì điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có không ít tai tiếng vì điều chỉnh quy hoạch, bị cư dân nhiều lần xuống đường phản đối. Khu đô thị Ngoại giao đoàn do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2001 theo Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 11/4/2001 của...