Vì sao hàng nghìn người trẻ tại Mỹ sợ sinh nhật lần thứ 21?
Hầu hết các sinh viên đại học đều háo hức tới sinh nhật 21 tuổi của họ, nhưng Lakshmi Parvathinathan lại sợ hãi.
(Ảnh minh họa: Getty).
Đó là khoảnh khắc mà mọi điều Parvathinathan cố gắng đạt được đều có thể biến mất. “Tất cả bạn bè tôi đều phấn khích khi nói về tuổi 21 – được quyền uống rượu, vào quán bar, nhưng đó là lúc mà tôi lo sợ”, CNN dẫn lời cô nói.
Ngày cô bước sang tuổi 21, Parvathinathan sẽ không còn được bảo vệ bởi thị thực làm việc vốn cho phép cha mẹ của cô di cư từ Ấn Độ tới Mỹ. Và cô có thể đối mặt với sự trục xuất.
Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 200.000 người giống như Parvathinathan đang sống trong hoàn cảnh như vậy tại Mỹ. Nhiều đứa trẻ được đưa tới Mỹ hợp pháp đang đấu tranh để tìm cách ở lại nước này, và nhiều trong số họ sẽ buộc phải rời khỏi Mỹ khi không còn lựa chọn nào khác.
Một lý do chính của tình trạng trên là sự tồn đọng thẻ xanh rất lớn, đặc biệt là đối với những người nhập cư từ Ấn Độ, vốn có thể mất hàng thập niên để có cơ hội nộp hồ sơ. Điều đó có nghĩa là, nhiều người tới Mỹ từ khi còn nhỏ vẫn đang chờ tới lượt gia đình họ được cấp thẻ trong khi họ bước sang 21 tuổi. Đến lúc đó, những người trẻ này không còn được coi là phụ thuộc, và phải độc lập tìm cách ở lại Mỹ một cách hợp pháp.
Một yếu tố khác là nhiều gia đình tới Mỹ với thẻ thị thực làm việc tạm thời không đủ điều kiện để trở thành công dân vĩnh viễn.
Và bởi vì người trẻ nằm trong những nhóm có thị thực cho phép họ sống hợp pháp ở Mỹ, họ không được bảo vệ bởi chương trình Bảo vệ Trẻ em vào Mỹ không có giấy tờ (DACA).
Chương trình DACA được thiết lập năm 2012 dưới thời Tổng thống Barack Obama như một biện pháp ngăn chặn việc trục xuất đối với những người được đưa tới Mỹ từ khi còn nhỏ và không có quốc tịch hoặc tình trạng cư trú hợp pháp. Cùng với việc cho phép ở lại đất nước, những người được bảo hộ còn có thể lấy được giấy phép làm việc và bảo hiểm y tế từ những người sử dụng lao động. Những người được DACA bảo hộ gọi là “Dreamer”.
Video đang HOT
Những người như Parvathinathan đang hi vọng rằng các chính trị gia tại thủ đô Washington sẽ sớm thông qua luật để tìm ra giải pháp cho những người ở vào hoàn cảnh như cô và những người Dreamer. Nhưng điều này không thể diễn tiến nhanh được.
Dù tự nhắc nhở mình rằng phải kiên nhẫn, Parvathinathan vẫn đối mặt nhiều câu hỏi mà cô không thể trả lời.
Trong một cuộc phỏng vấn cho một chương trình tại trường đại học gần đây, một người đặt câu hỏi rằng cô muốn định vị mình như thế nào trong 5 hay 10 năm tới. Và cô không biết trả lời ra sao.
'Quay lưng' với công ty nước ngoài, giới trẻ Trung Quốc đổ xô tìm việc nhà nước
Trong nhiều năm qua, bố mẹ Janet Peng đã phải điều chỉnh kỳ vọng của họ đối với sự nghiệp của 2 con gái để phù hợp với tình hình kinh tế và xã hội đang thay đổi ở Trung Quốc.
Đều là những doanh nhân, họ từ lâu đã có định hướng nghề nghiệp nhất định cho con cái mình.
Trên 2,12 triệu ứng viên đã đăng ký tham dự kỳ thi tuyển công chức quốc gia hàng năm của Trung Quốc. Ảnh: Weibo
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, giống như nhiều thanh niên thuộc các gia đình trung lưu giàu có ở Thâm Quyến, chị gái của Peng đã ra nước ngoài du học sau khi tốt nghiệp đại học trong nước vào năm 2014.
"Vào thời điểm đó, chị gái và bố mẹ tôi đều nghĩ rằng một sự nghiệp lý tưởng là đi du học và sau đó làm việc tại một ngân hàng đầu tư ở Hong Kong hoặc Thâm Quyến", Peng, 20 tuổi, sinh viên đại học năm thứ hai ở Quảng Đông, cho biết.
Nhưng hiện tại, bố mẹ Peng đang khuyến khích cô chuẩn bị cho kỳ thi công chức quốc gia và chị gái 30 tuổi của cô cũng chuẩn bị trở về nước để tìm việc làm trong hệ thống cơ quan của chính phủ.
"Giờ đây, bố mẹ tôi tin rằng triển vọng nghề nghiệp ở cả công ty tư nhân và nước ngoài đều kém xa so với các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức được chính phủ hẫu thuẫn", Peng nói. "Bố tôi nói rằng ông không muốn tôi học kinh doanh hoặc đi du học nước ngoài vì trong những năm gần đây, khu vực tư nhân ngày càng bất ổn".
Trong bối cảnh lo ngại về tác động của dân số già đối với tăng trưởng kinh tế, cùng với mối quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc và phương Tây, ngày càng nhiều người Trung Quốc đổ xô tìm các công việc nhà nước, được coi là ổn định hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn.
Hơn 2,12 triệu thí sinh đã đăng ký thi tuyển kỳ thi công chức quốc gia Trung Quốc, được gọi là guokao, trong tuần này. Con số này đã tăng mạnh từ 1,58 triệu vào năm ngoái, 1,05 triệu năm 2009 và 125.000 năm 2003. Tuy nhiên, năm nay chỉ có khoảng 31.200 vị trí tại 75 cơ quan chính phủ trung ương và 23 cơ quan trực thuộc, với tỉ lệ "chọi" là 1-68. Những người trúng tuyển sẽ bắt đầu công việc mới vào năm sau.
Peng Bolun, người vừa tốt nghiệp Đại học Tài nguyên Môi trường ở Giang Tây, cho biết: "Trên 60% sinh viên tốt nghiệp ở trường tôi đã nộp đơn xin việc làm công vụ ở các cấp khác nhau và các doanh nghiệp nhà nước trong năm nay".
Ngày nay, thế hệ Z của Trung Quốc ít quan tâm đến việc làm việc cho các công ty tư nhân và nước ngoài hơn. Bolun nói rằng làm việc tại các công ty nước ngoài rất vất vả. Hơn nữa, khả năng thất nghiệp sau khi bước sang tuổi 35 hoặc 40 là rất cao.
"Các công chức nhìn chung có mức lương cao hơn mức bình quân đầu người của địa phương, với nguy cơ thất nghiệp rất thấp và không có khủng hoảng việc làm ở tuổi trung niên. Họ cũng được nghỉ thường xuyên,chưa kể lương hưu và trợ cấp hưu trí cũng cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp làm việc ở các công ty tư nhân", Bolun nói.
Một nhân viên của một phòng ban cấp huyện ở Thâm Quyến có thể có mức lương hơn 300.000 nhân dân tệ/năm. Để so sánh, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc đạt 32.189 nhân dân tệ vào năm 2020, theo Cục Thống kê Quốc gia.
"Với những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, tình trạng xin việc trong hệ thống chính phủ đã tăng nhanh trong hai năm qua", trưởng khoa kỹ thuật tại một trường đại học hàng đầu ở Quảng Đông, cho biết. "Chúng tôi chưa thấy số liệu thống kê liên quan, nhưng những sinh viên tốt nghiệp đại học xuất sắc nhất trong khoa của chúng tôi đều đã tham gia kỳ thi công chức năm ngoái và năm nay, thay vì nhận lời mời từ các công ty công nghệ hàng đầu như trước đây".
Ngày càng nhiều người Trung Quốc đổ xô tìm các công việc nhà nước. Ảnh: SCMP
Ông cho biết một số sinh viên tốt nghiệp đã được các công ty công nghệ nổi tiếng như Huawei và Tencent trả lương 400.000 nhân dân tệ/năm, nhưng cuối cùng họ đã lựa chọn trở thành nhân viên an ninh mạng. Sự thay đổi lớn so với trước đây là "sinh viên sau tốt nghiệp hiện đang tìm kiếm công việc ổn định".
Thực tế, sinh viên xuất sắc của các trường đại học danh tiếng hoàn toàn có thể nhận được mức lương 1 triệu nhân dân tệ/năm sau 10 năm làm việc trong lĩnh vực Internet. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhưng sinh viên sẵn sàng từ bỏ con đường sự nghiệp đó để chuyển sang làm việc nhà nước.
Trước đây, một số lĩnh vực được trả lương cao - bao gồm Big Data và giáo dục - thường được các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của Trung Quốc săn đón. Những ngành này đã tuyển dụng được hàng chục triệu người trẻ tuổi, ngay cả khi một số công ty bị chỉ trích vì văn hóa làm thêm giờ và sự phân biệt đối xử với những người tìm việc lớn tuổi .
Tuy nhiên, năm nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong suy nghĩ của những người tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc, khi chính quyền trung ương đưa ra các quy định mới có tác động sâu sắc đến các công ty tư nhân và người lao động của họ.
Các thí sinh đến địa điểm thi để tham dự kỳ thi công chức quốc gia ở tỉnh Giang Tô năm 2020. Ảnh: Xinhua
Trong khi đó, ngày càng nhiều phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang khuyến khích con cái họ theo đuổi sự nghiệp công chức, thay vì học tập và làm việc ở nước ngoài.
Số lượng sinh viên Trung Quốc học tập ở phương Tây vẫn còn lớn, nhưng nhiều bậc cha mẹ trung lưu kỳ vọng con số đó sẽ giảm, vì người Trung Quốc có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi làm việc lâu dài ở nước ngoài.
Bà Joan Deng, một luật sư tại Quảng Châu, cho biết: "Năm ngoái, tôi vẫn định cho hai con trai đi du học trong vài năm tới, nhưng giờ tôi đã thay đổi quyết định. Tôi sợ họ sẽ gặp rắc rối bởi tâm lý bài người Trung Quốc nếu con sống và học tập ở nước ngoài"
Bên cạnh đó, bà cho biết việc chính quyền trung ương siết chặt việc dạy tiếng Anh và các chương trình dạy thêm sau giờ học "chắc chắn sẽ tác động đến nỗ lực chuẩn bị cho con cái đi du học của các gia đình trung lưu Trung Quốc".
Zhang Jiuqing là một trong số những người muốn tìm kiếm công việc ổn định hơn trong hệ thống nhà nước. Chàng trai 26 tuổi gốc Bắc Kinh đã về nước vào năm ngoái sau khi du học ở Đức 2 năm. Sau khi trượt tất cả các kỳ thi - bao gồm kỳ thi lấy chứng chỉ giáo viên, kỳ thi công chức và các kỳ thi khác trong các công ty nhà nước - anh dự định sẽ học và thi lại kỳ thi công chức hàng năm cho đến 35 tuổi, độ tuổi giới hạn dự thi.
Li Dongjie, người điều hành trung tâm đào tạo công chức Dongliang ở Thâm Quyến cho biết: "Cả bài kiểm tra năng khiếu hành chính và bài luận viết đều yêu cầu ứng viên phải hiểu rõ về các điều kiện phức tạp của quốc gia cũng như sự thay đổi trong quản lý và chính sách công của chính phủ. Nhưng những người trở về nước ngoài thực sự không có lợi thế về vấn đề này".
Bang Victoria (Australia) muốn đón sinh viên quốc tế từ tháng 12/2021 Thêm một bang nữa tại Australia là Victoria muốn đón sinh viên quốc tế quay trở lại học vào tháng 12/2021. Hiện tại, bang Victoria đã gửi kế hoạch này lên chính quyền liên bang và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ. Theo kế hoạch trình lên chính phủ liên bang Australia, bang Victoria dự tính sẽ bắt đầu thí điểm...