Vì sao hàng loạt công ty Mỹ ‘dứt áo’ rời Trung Quốc nhưng không hồi hương?
Mức thuế quan Washington áp dụng với Trung Quốc vẫn chưa thể làm dấy lên làn sóng các công ty trở lại Mỹ như Tổng thống Trump kỳ vọng.
Theo số liệu được Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc công bố mới đây, 41% các công ty Mỹ đang xem xét hoặc đã chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại. Nhưng chưa đến 6% có ý định dịch chuyển về Mỹ.
Thay vào đó, thị trường tiềm năng mà họ nhắm tới là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Philippines hoặc Mexico.
Steve Madden, nhà sản xuất giày dép và túi xách chuyển sản xuất sang Campuchia; GoPro, nhà sản xuất máy ảnh di động đang nhắm tới Mexico; Gap, nhà bán lẻ quần áo và phụ kiện bắt đầu xây dựng các nhà máy ở Indonesia, Việt Nam và Bangladesh; Brooks Running, nhà sản xuất giày và quần áo chạy bộ cho biết sẽ chuyển 8.000 việc làm từ Trung Quốc sang Việt Nam vào cuối năm nay.
Công nhân làm việc trong một nhà máy ở Mỹ. (Ảnh: Getty)
Trong dòng trạng thái trên Twitter hôm 12/6, Tổng thống Trump nói rằng các công ty sẽ chuyển về Mỹ nếu thuế quan áp lên Trung Quốc tiếp tục ở mức cao.
“Tất cả họ sẽ nhanh chóng trở lại”, ông viết. Nhưng các con số thống kê nói trên có vẻ khá xa vời với viễn cảnh này.
Theo ông James James Osgood, CEO kiêm Chủ tịch của Klean Kanteen, nhà sản xuất chai nước bằng thép không gỉ cho rằng nguyên nhân của thực trạng các công ty không mặn mà về Mỹ là bởi không có nhà sản xuất thay thế nào khả thi ở Mỹ.
Video đang HOT
“Có thể sẽ mất từ 5-7 năm để xây dưng cơ sở hạ tầng, phát triển và đào tạo nhân lực nếu các công ty tính chuyện dời dây chuyền về Mỹ”, ông Osood nói. Với Klean Kanteen, họ không có vốn lưu động hoặc khả năng sinh lời để bù lỗ khoảng thời gian đó.
Với các công ty khác, Trung Quốc cung cấp đầy đủ toàn bộ chuỗi cung ứng để hỗ trợ sản xuất cho họ, nhưng Mỹ lại không có mạng lưới tương đương.
Bên cạnh đó, Mỹ đang ngày càng tập trung vào các ngành cung cấp dịch vụ thay vì sản xuất, Viện kinh tế quốc tế Peterson cho biết trong một báo cáo gần đây.
Ngoài ra, khoảng cách lớn giữa kỹ năng của người lao động với yêu cầu của những nhà sử dụng lao động khiến cho các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân công.
Trong khi khoảng cách tiền lương của nhân công các nhà máy ở Mỹ và Trung Quốc đang thu hẹp những năm gần đây, chênh lệch thu nhập giữa công nhân Mỹ với công nhân các nước Đông Nam Á và Mexico vẫn đang duy trì ở một mức đáng kể. Theo số liệu của Trading Economics, mức lương trung bình hàng tháng tại các nhà máy ở Mỹ là 3.200 USD, gấp 14 lần ở Việt Nam (237 USD), 17 lần ở Indonesia (188 USD), 7,5 lần ở Thái Lan (425 USD) và 8 lần ở Mexico (400 USD).
Các quốc gia như Campuchia, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan được Mỹ ưu đãi về thương mại trong nỗ lực giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều sản phẩm từ các quốc gia này nhập khẩu vào Mỹ sẽ được miễn thuế. Đây chẳng khác nào miếng mồi ngon với các nhà sản xuất vốn đang bị thiệt hại nặng nề sau các đợt áp thuế liên miên khi còn “đóng quân” tại Trung Quốc.
Ông William Zarit, quan chức cấp cao của Mỹ từng làm việc tại Đại sứ quán Trung Quốc cho rằng nhiều công ty Mỹ đang trong quá trình đa dạng hóa các chuỗi cung ứng tránh xa Trung Quốc.
“Họ hoặc đang thực hiện công đoạn này hoặc đang quyết định sẽ làm nó thế nào ở đâu và khi nào”, ông Zarit nói.
Nhưng họ không muốn rời xa Trung Quốc vì đó là nền kinh tế thứ 2 thế giới và là thị trường lớn nhất cho nhiều doanh nghiệp với 1,3 tỷ người tiêu dùng.
“Là hợp lý nếu chúng tôi dịch chuyển sang Đông Nam Á hoặc Ấn Độ bởi ở đó, chúng tôi vẫn có thể dễ dàng xuất hàng phục vụ thị trường Trung Quốc. Đó là lý do tại sao không nhiều công ty tính chuyện trở về Mỹ hoạt động”, ông Zarit cho hay.
(Nguồn: USA Today )
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc tuyên bố trừng phạt các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Chính phủ và các công ty Trung Quốc sẽ cắt đứt quan hệ làm ăn với các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 15/7.
Tuy nhiên cơ quan này từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp trừng phạt cũng như danh tính các công ty Mỹ mà Trung Quốc sẽ "nghỉ chơi".
"Chính phủ Trung Quốc và các công ty Trung Quốc sẽ không hợp tác hoặc có liên hệ thương mại với các công ty Mỹ này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 15/7. Ông Cảnh nói thêm rằng việc bán vũ khí này là vi phạm luật pháp quốc tế và gây tổn hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
"Tôi không thể tiết lộ chi tiết tại thời điểm này. Nhưng hãy tin điều này - người dân Trung Quốc luôn giữ lời", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo.
Xe tăng M1A2, một trong những khí tài Mỹ dự kiến sẽ chuyển giao cho Đài Loan trong thương vụ lần này. (Ảnh: Reuters)
Theo Channel News Asia, Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Dù công nhận chính sách "một Trung Quốc", Mỹ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và bán vũ khí cho hòn đảo, nhưng thường không bán những khí tài hiện đại nhất để tránh gây căng thẳng với Bắc Kinh. Trung Quốc nhìn nhận Đài Loan là vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ với Mỹ.
Tuần trước, Lầu Năm Góc cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận việc bán vũ khí theo yêu cầu của Đài Loan, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams của General Dynamics Corp và 250 tên lửa Stinger do Raytheon sản xuất. Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu (12/7) rằng họ sẽ xử phạt các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan nhưng không nói rõ chi tiết.
Thỏa thuận mới nhất liên quan đến xe tăng, tên lửa và thiết bị liên quan trị giá 2,2 tỷ USD cho Đài Loan.
Ngày 14/7, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng một bài viết trên tài khoản WeChat xác định các công ty Mỹ có thể dễ bị trừng phạt. Những công ty này bao gồm Honeywell International Inc, công ty sản xuất động cơ cho xe tăng Abrams và nhà sản xuất máy bay phản lực tư nhân Gulfstream Aerospace, thuộc sở hữu của General Dynamics.
Trung Quốc là một thị trường quan trọng đối với cả Honeywell và Gulfstream. Các công ty không trả lời yêu cầu bình luận.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang căng thẳng khi cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bước sang năm thứ 2. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố sẽ xử phạt các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Trung Quốc đã công bố các bước như vậy ít nhất hai lần trước đó - vào năm 2010 và 2015 - nhưng không rõ liệu các lệnh trừng phạt có được áp dụng hay không.
Trung Quốc cũng phản đối khi Mỹ cho phép lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) quá cảnh vào tuần trước, trên đường đến thăm Caribbe. Bà Thái sẽ quá cảnh tại Mỹ một lần nữa khi trở về từ chuyến thăm vào tuần tới.
(Nguồn: Channel News Asia)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nối lại vòng đàm phán thương mại: Huawei được chính phủ Mỹ "bật đèn xanh" Chính phủ Mỹ sẽ cấp giấy phép cho phép các công ty Mỹ bán thiết bị cho Huawei với điều kiện các sản phẩm này không đe dọa đến nền an ninh quốc gia Mỹ. Ảnh: The Indian Express Tuyên bố này được Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross đưa ra vào hôm thứ Ba, ngày 9/7. Trước đó, vào cuối tháng...