Vì sao hàng giả, hàng nhái lộng hành?
Chế tài nhẹ, doanh nghiệp chưa quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý, kiểm soát chuyên môn mỏng, người tiêu dùng biết hàng giả vẫn mua…những yếu tố này đang tạo cơ hội cho hàng giả, hàng nhái có đất sống và ngày càng lộng hành.
Mũ bảo hiểm là mặt hàng dễ bị làm giả, làm nhái nhất
Cùng nhìn nhận tại buổi kỷ niệm ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái vừa tổ chức tại TPHCM, lãnh đạo Bộ Công thương, Cục Quản lý thị trường, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (Vatap), Cơ quan Thường trực 127 TW đều cho rằng vấn đề hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại đang ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, có thương hiệu tỏ ra bức xúc trước việc bản quyền hàng hoá bị xâm phạm, làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh công ty.
Lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) đã thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái lộng hành là do còn nhiều kẽ hở để các đối tượng kinh doanh bất chính lợi dụng; Chế tài xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này còn quá nhẹ; sự thiếu đồng bộ giữa các lực lượng chức năng; nhận thức hạn chế của người tiêu dùng, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương, Cục sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp, công ty chưa thật sự hợp tác…
Lãnh đạo Cục QLTT chỉ ra những nguyên nhân cơ bản khiến hàng giả, hàng nhái lộng hành
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Hơn 220 triệu USD đã đổ vào TTCK Việt Cuối 2014, báo cáo Quốc hội các vụ án kêu oan kéo dài “Không có cơ sở nói Quốc hội họp 1 ngày tốn 1 tỷ” Chùm ảnh: Người Mỹ cuồng mua sắm trong Black Friday
Đại điện trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cho biết, trên cả nước có trên 100 công ty sản xuất thuốc thú y, thực vật nhưng chỉ có 43 công ty có giấy chứng nhận đạt chuẩn. Hiện tại còn rất nhiều loại thuốc không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang trôi nổi trên thị trường, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
“Với thực trạng trên chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các loại thuốc thú y làm giả, làm nhái. Ngăn chặn kịp thời nhưng vụ làm giả các loại thuốc thú ý gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thương hiệu các đơn vị sản xuất chân chính” – Vị đại diện này chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Vatap cho biết, trong những năm qua, việc thực thi pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ chống hàng giả, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam đã được quan tâm triển khai và thu được một số kết quả bước đầu rất quan trọng. Tuy nhiên, so với mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy các hoạt động đầu tư, sáng tạo, tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh và với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì bảo vệ quyền SHTT còn thấp, tình trạng xâm phạm quyền SHTT công nghiệp, vi phạm kiểu dáng công nghiệp, xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan còn diễn ra phổ biến.
Lực lượng QLTT còn quá mỏng, không thể chặn đứng nạn hàng giả, hàng nhái
Hiện nay việc sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái được thực hiện dưới nhiều hình thức với thủ đoạn ngày càng tinh vi không chỉ gây thiệt hại lớn đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Theo đó, những đối tượng làm ăn phi pháp thường đặt hàng sản xuất ở nước ngoài, sau đó nhập khẩu (nhập chính ngạch hoặc nhập lậu) về thị trường nội địa để lắp ráp, rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Hoặc nhập hàng Trung Quốc, sau đó lột tem nhãn, thay thế bằng nhãn mác Việt Nam. Bên cạnh đó, các đối tượng phân công, chia việc chặt chẽ để gia công từng công đoạn, sản xuất hàng giả tới đâu thì tiêu thụ tới đó. Mặt hàng nào được ưa chuộng thì xuất hiện hàng giả nhiều. Các đối tượng thực hiện rất tinh vi nên rất khó để phân biệt giữa hàng thật và hàng giả.
Tem nhãn hợp quy ở mũ bảo hiểm cũng bị làm giả
Theo phân tích của một cán bộ Cục QLTT, nhiều doanh nghiệp (DN) chưa quan tâm đến việc bảo hộ SHTT đối với sản phẩm của mình. Dù bị xâm phạm quyền SHTT nhưng nhiều DN lại không hợp tác với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn vì họ e ngại người tiêu biết, tẩy chay luôn hàng thật.
Thậm chí không ít DN không màng đến việc đăng ký quyền SHTT vì khi gặp vấn đề liên quan đến lĩnh vực này DN phải chờ phản hồi từ cơ quan chức năng quá lâu. Cụ thể; sau khi DN nộp đơn thì Cục SHTT phải có 1 tháng để thẩm định đơn của DN nộp có hợp lệ không? Nếu hợp lệ phải mất 2 tháng để chuẩn bị hồ sơ và 9 tháng tiếp theo để thẩm định nội dung. Đến tháng thứ 13 mới biết được DN đó có được cấp văn bằng hay không. Như vậy, phải đến tháng 15 mới hoàn tất việc cấp văn bằng SHTT cho DN.
Trung Kiên
Theo Dantri
Xuất khẩu tăng nhưng chưa hết lo
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2013 ước đạt 107,97 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái và kim ngạch nhập siêu vẫn ở mức thấp.
Nông dân lo lắng khi giá cà phê giảm mạnh
Nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không vội mừng trước những con số lạc quan này.
Nông sản "trượt dốc"
Năm 2011, nông sản được coi là điểm sáng của xuất khẩu, đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhờ việc tăng cả lượng và giá so với năm 2010. Sang năm 2012, Bộ NN&PTNT cho biết, lần đầu tiên nông nghiệp xuất siêu hơn 10 tỷ USD, kể từ năm 1993. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản các tháng gần đây năm 2013 lại đang có chiều hướng không thuận lợi.
Theo Bộ Công Thương, mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 10 tháng năm 2013 đang bị "trượt dốc". Tính chung 10 tháng, mặt hàng này xuất khẩu giảm 24% về lượng và 23,9% về giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trung tuần tháng 10-2013, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên được ví như đang "rơi tự do", trong 3 ngày giảm 2 triệu đồng/tấn. Nông dân lo lắng không yên. Trên sàn giao dịch cà phê lớn quốc tế, giá cà phê cũng giảm thê thảm.
Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là gạo cũng giảm 14,1% về lượng và 16,9% về giá trị; Sắn và sản phẩm của sắn giảm 27,9% về lượng và 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Một số mặt hàng nông sản khác lại có tốc độ tăng trưởng thấp. Cụ thể, thủy sản tăng 6,2%; chè tăng 0,8% và hạt điều tăng 9,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, nông sản Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm từ các quốc gia khác. Nguồn cung hàng hóa rất dồi dào, nếu Việt Nam không tranh thủ bán lúc được giá thì các nước xuất khẩu nông sản như: Brazil, Colombia, Indonesia... sẽ nhân cơ hội xuất khẩu cà phê, hoặc Thái Lan sẽ tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo.
21 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2013 ước đạt 107,97 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó có 21 mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD và 11 nhóm hàng trong số này đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD.
Bà Phan Thị Diệu Hà- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu đạt tốc độ tăng tưởng cao chủ yếu do các mặt hàng công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng, đặc biệt mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính và linh kiện. Khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch xuất khẩu 72,085 tỷ USD (kể cả dầu thô), tăng 22,3% so với cùng kỳ.
Bảng thống kê xuất nhập khẩu cả nước 10 tháng cũng cho thấy, sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, thể hiện qua việc các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu là bông, vải, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép. Trên thực tế, một số doanh nghiệp ngành dệt may và da giày cũng đã ký kết các hợp đồng xuất khẩu cho cả các tháng đầu năm 2014. Ngoài ra, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, sản phẩm chất dẻo, linh kiện điện tử và một số mặt hàng tiêu dùng như: sữa, rau quả cũng tăng nhẹ.
"Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì kết thúc năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả nước có thể đạt trên 131 tỷ, tăng trên 14% so với kế hoạch để ra từ đầu năm và kiểm soát nhập siêu có thể quanh mức 500 triệu USD"- bà Phan Thị Diệu Hà dự báo.
Để thực hiện được các mục tiêu này, Bộ Công Thương sẽ cùng các bộ ngành liên quan tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: đề nghị hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp xuất khẩu; tổ chức giới thiệu về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để doanh nghiệp nắm bắt nội dung hiệp định, có bước chuẩn bị khi hiệp định được triển khai.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, nắm chắc thông tin thị trường có kế hoạch đàm phán tiêu thụ nông sản đúng mùa vụ. Người sản xuất, chế biến, xuất khẩu phải liên kết chuỗi tạo sản phẩm giá trị cao.
Hà Linh
Theo ANTD
Yêu cầu doanh nghiệp chưa tăng giá xăng, dầu Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối yêu cầu giữ nguyên giá bán. Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp chưa điều chỉnh giá, đồng thời giảm mức sử dụng quỹ bình ổn Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp xăng, dầu tiếp tục giữ nguyên giá bán các mặt hàng, trong...