Vì sao hầm Hải Vân 2 vừa khánh thành đã có nguy cơ đóng cửa?
Theo Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn Đèo Cả, hầm Hải Vân 2 có nguy cơ phải đóng cửa vì không đủ chi phí vận hành nếu vướng mắc tài chính không được giải quyết.
Phát biểu tại lễ khánh thành hầm Hải Vân 2 ngày 11/1, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả (Công ty Đèo Cả), chủ đầu tư công trình cho biết, nhiều khả năng chỉ mở cửa hầm cho người dân, phương tiện lưu thông khoảng 20 ngày trước và trong Tết Nguyên đán Tân Sửu, sau đó sẽ phải đóng cửa hầm.
Không đủ chi phí vận hành?
Theo lãnh đạo Công ty Đèo Cả, trong nhiều thời điểm của năm 2020, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới tiến độ dự án khi việc thi công bị đình trệ do phải tạm dừng, thực hiện giãn cách xã hội.
Lễ cắt băng khánh thành hầm Hải Vân 2.
Cạnh đó, các vướng mắc tài chính kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết khiến dự án đứng trước nhiều khó khăn. Công ty Đèo Cả đã chủ động tiết giảm chi phí, cải tiến kỹ thuật, thực hiện giải pháp huy động các nguồn lực, nhằm hoàn thành các hạng mục dự án vượt tiến độ.
Tuy nhiên, đến nay tổng thể dự án Đèo Cả vẫn tồn tại những vướng mắc kéo dài cần được tích cực giải quyết để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư khi dự án đã được đưa vào khai thác, sử dụng.
” Nhà đầu tư đã hoàn thành trách nhiệm của mình theo hợp đồng nhưng cam kết của Nhà nước trong Hợp đồng BOT chưa thực hiện. Mặc dù nhà đầu tư và Bộ GT-VT đã nhiều lần báo cáo Chính phủ nhưng đến nay dự án vẫn chưa được bố trí giải ngân đủ phần vốn ngân sách Nhà nước tham gia “, lãnh đạo Công ty Đèo Cả nêu.
Đó là phần vốn ngân sách Nhà nước cam kết đóng góp vẫn còn 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân. Tình trạng tranh chấp trạm thu phí Bắc Hải Vân đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư ước tính 486 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh cơ chế thu phí tại trạm La Sơn – Túy Loan để hoàn vốn cho dự án so với hợp đồng đã ký đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm, gây thiệt hại cho nhà đầu tư hơn 186 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cạnh đó, việc hoàn thuế VAT gặp khó khăn vì cơ chế, phương án thực hiện chưa thống nhất, gây thiệt hại cho nhà đầu tư 200 tỷ đồng. Hướng tuyến cao tốc đoạn Bình Định – Phú Yên theo quy hoạch về phía Tây hầm Cù Mông cũng khiến việc đầu tư xây dựng cao tốc giai đoạn sau sẽ gây thêm lãng phí.
Những vướng mắc này đã dẫn đến rất nhiều khó khăn đối với nhà đầu tư do thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn và nguồn thu, ảnh hưởng việc trả nợ ngân hàng và không có đủ kinh phí để vận hành hầm Hải Vân 2 khi hoàn thành.
Lễ thông xe hầm đường bộ Hải Vân 2.
Chỉ mở hầm 20 ngày
” Nhận thức nhu cầu đi lại của người dân trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán rất cần thiết nhưng việc đưa dự án vào khai thác, vận hành sẽ phát sinh rất nhiều chi phí, trong khi đó các vướng tài chính đã kéo dài vẫn chưa được giải quyết.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cả sẽ cố gắng tổ chức vận hành cho các phương tiện lưu thông qua 2 ống hầm trong 20 ngày, từ ngày 1/2 đến hết ngày 21/2 (tức từ ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu). Sau thời gian trên, hầm Hải Vân 2 sẽ tạm dừng vận hành để chờ cơ quan nhà nước có chức năng giải quyết các kiến nghị mà nhà đầu tư đã báo cáo nhiều lần trước đây “, ông Hồ Minh Hoàng cho biết.
Công ty Đèo Cả kiến nghị sớm bổ sung 1.180 tỉ đồng vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ dự án từ nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025, xác định thời gian giải ngân cụ thể để làm cơ sở điều chỉnh phương án tài chính.
Kiến nghị tiếp tục thực hiện việc thu phí tại Trạm thu phí La Sơn-Túy Loan để hoàn vốn cho dự án hầm Đèo Cả theo chủ trương đã được chấp thuận tại Văn bản số 70/TTg-KTN ngày 12/1/2016 của Thủ tướng.
Công ty Đèo Cả mong muốn được hoàn thuế giá trị gia tăng sau ngày đưa dự án vào thu phí đối với các hóa đơn đầu vào của dự án Đèo Cả, bao gồm: Hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông và Hải Vân (hoặc bổ sung kinh bù đắp 200 tỷ đồng như ý kiến của Kiểm toán Nhà nước).
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, việc đưa hầm Hải Vân 2 vào khai thác sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh của khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung.
Dự án cũng kết nối đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển đối với khu vực xung quanh, đặc biệt là Tây Nguyên và hành lang Đông-Tây kết nối các nước láng giềng.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GT-VT tập trung chỉ đạo, phối hợp các địa phương cùng Tập đoàn Đèo Cả tổ chức quản lý, khai thác, vận hành, bảo trì công trình hiệu quả.
Về những khó khăn, vướng mắc mà chủ đầu tư nêu, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan xem xét tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nói chung, doanh nghiệp tham gia vào công trình hạ tầng giao thông nói riêng, trong đó có công trình hầm Hải Vân 2.
Hầm Hải Vân 2 có nguy cơ đóng cửa vì thiếu kinh phí vận hành.
Như VTC News đưa tin, ngày 11/1, tại Đà Nẵng, Bộ GT-VT và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tổ chức khánh thành hầm Hải Vân 2.
Hầm đường bộ Hải Vân 2 là công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả, gồm hầm Cổ Mã, Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân với tổng mức đầu tư ban đầu cho cả 4 dự án là 26.154 tỷ đồng.
Trong đó, dự án hầm Hải Vân được phê duyệt gồm 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Giai đoạn 1 nâng cấp, sửa chữa hầm Hải Vân 1 (sau hơn 10 năm khai thác) đã hoàn tất. Giai đoạn 2 khởi công hầm Hải Vân 2 với chiều dài toàn tuyến 12,4km, riêng chiều dài hầm là 6,2km.
Khánh thành hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả
Hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đã hoàn thiện và khánh thành với chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km, đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Một người dân khi vào công viên 29-3 (Đà Nẵng) đã phát hiện 92 viên đạn và hộp tiếp đạn còn mới nên đã giao nộp cơ quan chức năng.
Hầm Hải Vân số 1 và 2 đều thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả.
Ngày 11/1, tại khu vực cửa hầm phía Nam thuộc địa phận quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ GTVT; lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tp. Đà Nẵng đã cắt băng khánh thành hầm Hải Vân 2.
Hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đã hoàn thiện và khánh thành với chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km, đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan cắt băng khánh thành hầm Hải Vân 2.
Các hạng mục chống thấm, đổ bê tông vỏ hầm và lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm soát an toàn thông minh và hệ thống phòng cháy, cứu nạn đã xong. Hầm có 2 làn xe rộng 7 m, không dải phân cách. Hầm Hải Vân 2 được lắp đặt thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ mới ở các hạng mục như ánh sáng, camera quan sát, thông gió, PCCC&CHCN... Khi đi vào vận hành, công trình sẽ giải quyết tình trạng quá tải ở hầm Hải Vân 1, đáp ứng nhu cầu di chuyển của phương tiện khi lưu thông một chiều mỗi ống hầm, góp phần đảm bảo an toàn giao thông giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.
Đường dẫn vào hầm Hải Vân 2 phía Đà Nẵng nằm độc lập và thấp hơn đường dẫn vào hầm Hải Vân 1. Hai bên hầm Hải Vân 2 được ốp gạch men. Còn hầm Hải Vân 1 chỉ đơn thuần là áo xi măng, dễ xuất hiện các vết nứt chân chim.
Bên trong hầm Hải Vân 2.
Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc chưa được giải quyết nên hầm Hải Vân 2 chỉ hoạt động 20 ngày trước và sau Tết Nguyên đán. Ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả cho hay, để kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán, đơn vị đã đề xuất và thống nhất với bộ GTVT tổ chức vận hành cho các phương tiện lưu thông qua 2 ống hầm trong 20 ngày, từ ngày 1/2 đến hết ngày 21/2, tức ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu.
Sau thời gian trên, đơn vị sẽ đóng hầm Hải Vân 2 và hầm Hải Vân 1 vẫn hoạt động bình thường để giải quyết xong các vướng mắc còn tồn tại.
Ba công trình giao thông ngàn tỷ chính thức đưa vào khai thác Các dự án nâng cấp, cải tạo đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất; hầm Hải Vân 2 và đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi lần lượt được đưa vào khai thác từ 10 đến 12/1 này. Cụ thể, ngày 10/1, tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 Dự...