Vì sao Hà Tĩnh đứng đầu cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp?
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 2 tháng đầu năm 2018 của tỉnh Hà Tĩnh bất ngờ tăng vọt lên 164,4%, đứng đầu cả nước. Vì sao Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp lại có con số này?
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa có báo cáo chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2018 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó chỉ số sản xuất của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Bắc Ninh tăng 45,1%; Hải Phòng tăng 20,6%; Quảng Nam tăng 16,9%; Vĩnh Phúc tăng 14,1%; riêng Hà Tĩnh tăng tới 164,4% do có sự đóng góp của Tập đoàn Formosa…
Sản xuất thép tại nhà máy Formosa Hà Tĩnh (Ảnh: Hữu Anh).
Đối với tỉnh Hà Tĩnh để rõ hơn về con số này PV Dân Việt đã trao đổi với ông Dương Tất Thắng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Theo ông Thắng, Hà Tĩnh có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao như vậy chủ yếu từ sản xuất thép của Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Tĩnh, 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Hà Tĩnh ước đạt 88,68 triệu USD, tăng 186,8% so với cùng kỳ với những mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao như thép, sợi, hàng may mặc, dăm gỗ…Trong đó, giá trị xuất khẩu thép của Công ty Formosa Hà Tĩnh đạt 64,4 triệu USD…
Video đang HOT
Được biết, trong 2 tháng đầu năm 2018, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cho ra lò 475,5 nghìn tấn thép. Tính từ ngày Formosa Hà Tĩnh chính thức đốt lửa lò cao số 1 cho ra những mẻ gang lỏng, phôi thép đầu tiên để sản xuất ra thép thành phẩm (ngày 29.5.2017). Đến ngày mùng 3 tết Mậu Tuất 2018, Formosa Hà Tĩnh đã cho ra lò mẻ gang thứ 2 triệu.
Thông tin từ Cục Hải quan Hà Tĩnh cho biết, tính đến cuối tháng 2.2018, thu ngân sách nhà nước từ thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Tĩnh đạt 536,2 tỷ đồng. Trong đó, trên 90% nguồn thu này từ Công ty Formosa.
Theo Danviet
Phó thủ tướng: Kiên quyết xử lý nếu Formosa tiếp tục vi phạm
Công ty Formosa đã khắc phục cơ bản các lỗi và bước đầu sản xuất thép để xuất khẩu, nhưng nếu có vi phạm sẽ bị xử lý kiên quyết.
Chiều 21/8, phiên họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường các tỉnh miền Trung được tổ chức tại trụ sở Chính phủ do Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 18/8, các tỉnh đã cơ bản hoàn thành chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân với số tiền hơn 5.900 tỷ đồng (đạt 94,3% số tiền thiệt hại và 90,3% số tiền tạm cấp). 5% người dân chưa nhận được tiền bồi thường là do không có mặt ở địa phương.
Đến nay, hướng dẫn thực hiện chính sách đóng mới tàu cá cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố môi trường đã được ban hành. Tổng số kinh phí đề xuất bổ sung phạm vi, đối tượng thiệt hại của địa phương theo công văn của Bộ Nông nghiệp là hơn 563 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ đề xuất không thực hiện dự án vì các địa phương đề nghị dành kinh phí dự án này để xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá cho cộng đồng ngư dân ven biển hưởng lợi chung.
Hệ thống xử lý nước thải của tập đoàn Formosa năm 2016.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho hay, bên cạnh hoàn thành đền bù, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung cũng được duy trì. Công ty Formosa cũng đã khắc phục cơ bản các lỗi vi phạm và bước đầu sản xuất thép để xuất khẩu.
"Chúng ta vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa, nếu có vi phạm thì kiên quyết xử lý", Phó Thủ tướng nói.
Phó thủ tướng cũng cho rằng cần khảo sát lại một lần nữa môi trường biển tại bốn tỉnh bị sự cố, nếu ở nơi nào môi trường biển bị huỷ hoại mà chưa được tái tạo hoặc tái tạo chậm thì cần khôi phục lại ngay. Việc này được giao cho đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp thực hiện.
Phó thủ tướng đồng tình kiến nghị của Bộ Nông nghiệp về việc không hỗ trợ ngư dân đóng thêm tàu khai thác hải sản xa bờ nếu số lượng tàu đã vượt quy hoạch. Số tiền này các tỉnh xem xét đầu tư phát triển các công trình phục vụ cho nghề cá của địa phương.
"Mọi hoạt động phải công khai, minh bạch, dân chủ với sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng và cấp trên, kiên quyết không để sót lọt các đối tượng chính đáng được hưởng, đồng thời cũng không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong quá trình đền bù, hỗ trợ cho người bị thiệt hại", Phó Thủ tướng nhắc nhở.
Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố nêu bảy sự cố môi trường nổi cộm. Trong đó, đứng đầu là sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Sự cố này bắt đầu từ ngày 6/4/2016, khi cá chết hàng loạt trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau đó, sự cố lan rộng các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Theo báo cáo, sự việc trên gây thiệt hại nặng nề nhất là ngành thuỷ sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân; ngoài ra còn có thiệt hại về xã hội.
Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu USD, đồng thời nghiêm túc khắc phục các vi phạm.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh nói về vụ nổ ở nhà máy Formosa Bên hàng lang Quốc hội sáng 31.5, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - đã có trao đổi nhanh với báo chí xung quanh vụ nổ ở nhà máy Formosa. Đại biểu Quốc hội Đặng Quốc Khánh. ĐB Khánh cho biết: Ngay từ tối qua (30.5), lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Tài...