Vì sao gọi trăn Anaconda là ‘quái vật’ đáng sợ nhất rừng Amazon
Trăn Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Dài hơn chục mét, nặng cả tấn, sống đơn độc nhưng lại rất hung tàn với những đòn tấn công đột ngột khiến con mồi không thể chạy thoát.
Trăn Anaconda là quái vật đáng sợ nhất rừng Amazon
Trăn là loài rắn lớn, tuy không có nọc độc như rắn nhưng chúng có sức mạnh khủng khiếp. Khi xiết mồi, chúng có thể làm tan nát bộ xương của những con trâu rừng. Một thời gian dài, trăn bị săn bắt để lấy mỡ và da, nên tới nay trăn không còn nhiều trong tự nhiên. Trăn là tên thông dụng tại Việt Nam, dùng để chỉ một số loài rắn lớn, chủ yếu thuộc các họ: Boidae (họ Trăn Nam Mỹ); Bolyeriidae (họ Trăn đảo); Loxocemidae (họ Trăn Mexico); Pythonidae (họ Trăn); Tropidophiidae (họ Trăn cây).
Chúng đều có đặc điểm chung là săn các loại động vật máu nóng bằng cách cắn rồi ngoạm, sau đó lấy thân mình cuốn mồi vào và siết chặt cho đến chết rồi nuốt vào từ từ. Răng trăn cong vào trong, không có ống tiết nọc nhưng nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng (đến 180) nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
Trăn Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Chúng có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Loài trăn này sống chủ yếu trong môi trường nước và sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới.
Anaconda có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa 20 phút. Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác. Anaconda cái đẻ con, chúng có thể đẻ từ 10 đến 50 con non mỗi lứa (kỉ lục là 100 con non).
Về tập quán sinh sống, Anaconda sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ.
Anaconda sơ sinh dài khoảng 75 cm và nặng khoảng 250 gram. Anaconda có thể sống tự lập ngay lập tức và rời mẹ chỉ vài giờ sau khi được sinh ra. Trăn Anaconda di chuyển khá chậm nên chúng thường dựa vào khả năng “tàng hình” và các đòn tấn công bất ngờ để bắt được con mồi.
Không có quá nhiều kẻ thù, một con Anaconda có thể dễ dàng vượt qua cột mốc 10 – 12 năm tuổi thọ trong tự nhiên. Còn trong môi trường nuôi nhốt, con số ấy sẽ lên tới 30 năm.
Con trăn Anaconda trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. Kích thước ngoại cỡ của chúng có lẽ chỉ thua kém một chút so với giống trăn hoa châu Á.
Về tập quán sinh sống, Anaconda sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ.
Tới nay, người ta vẫn còn lưu truyền huyền thoại về loài trăn Titanoboa. Chúng được coi là loài rắn to lớn nhất từng tồn tại trên trái đất. Theo giới cổ sinh vật học, chúng là loài có thật, tồn tại cách đây chừng 60 triệu năm.
Với những hóa thạch còn lại, người ta dựng lại hình ảnh của loài trăn này và thật kinh ngạc khi nhận thấy rằng cơ thể chúng dài khoảng 25 mét, nặng hơn 1 tấn.
Jonathan Bloch- nhà cổ sinh học chuyên về động vật có xương sống của Đại học Florida (Mỹ) cho rằng, tới nay người ta vẫn thấy xuất hiện một số hậu duệ của trăn Titanoboa. Trước hết phải kể đến loài trăn đá lớn nhất ở châu Phi. Một con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7 mét, thậm chí là 10 mét. Cơ thể chúng mập mạp, dài, với hoa văn đẹp mắt, gồm màu nâu, ô liu, hạt dẻ và vàng.
Một con trăn khổng lồ bị bắt giữ
Loài trăn này có mặt ở hầu hết các vùng đất của châu Phi. Tuy nhiên, ở Nam Phi loài trăn này có trọng lượng và kích thước lớn nhất. Trăn đá châu Phi sinh sống ở các đồng cỏ, khu vực gần bờ nước (sông, suối, đầm lầy… ) hay vùng cận rừng. Đây là loài trăn cực kỳ hung hãn, sẵn sàng tấn công mọi thứ đang cử động trước mắt chúng. Một con vật to hơn chúng vài ba lần cũng không thể thoát chết khi bị chúng quấn.
Còn tại Ấn Độ, loài trăn trong những cánh rừng rậm cũng rất khủng khiếp. Khi trưởng thành, chúng có dộ dài chừng 6 mét. Chúng giết chết con mồi bằng cách siết chặt, làm cho xương của nạn nhân nát vụn. Thật đáng sợ là trong môi trường tự nhiên, chúng có thể sống tới 25 năm. Tương tự là loài trăn gấm ở Úc và Indonesia.
Trăn gấm sống trong các khu rừng nhiệt đới, những nơi ấm áp và gần nguồn nước. Đây là một loài trăn khá đặc biệt, mặc dù có thể dài đến 8,5 mét nhưng nó lại khá mảnh mai và cực kỳ nhanh nhẹn.Loài trăn này rất nguy hiểm, được coi là loài trăn ăn thịt người nên chúng bị săn bắn khá dữ dội.
Nhưng, theo Jonathan Bloch, loài trăn lớn nhất còn tồn tại đến ngày nay vẫn là con Anaconda.
Trăn Anaconda di chuyển chậm, sống đơn độc nhưng lại rất hung tàn với những đòn tấn công đột ngột khiến con mồi không thể chạy thoát. Khi xuống nước, món ăn chúng ưa thích nhất chính là một loài hung hãn khác, đó là cá sấu. Người ta chứng kiến những cuộc đấu sinh tử của trăn Nanaconda với cá sấu và bao giờ phần thắng cũng thuộc về Anaconda.
Chúng dùng những chiếc răng nanh chắc nhọn ghim vào cơ thể cá sấu giữ chặt, không cho con mồi thoát ra ngoài, sau đó mới dùng toàn bộ cơ thể quấn vòng con mồi, xiết lại cho tan nát xương cốt. Loài trăn Anaconda tiêu hóa khá chậm nên chúng có thể nhịn đói được một thời gian dài, chừng 1 tuần mới đi tìm nạn nhân khác.
Tại Việt Nam cũng ghi nhận nhiều loài trăn khổng lồ. Ví dụ như vùng núi Thất Sơn (thuộc xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang), tới nay vẫn lưu truyền có loài trăn khổng lồ (người dân gọi là hổ mây) dài tới 10 mét, thân to người ôm không hết, phóng ào ào như giông bão trên ngọn cây. Nó được coi là tổ tiên của con “nưa” hay còn gọi là trăn tinh hết sức hung dữ và cực độc. Ngưới ta nói rằng, cách đây chừng 50 năm có những con nưa dài tới 15 mét, nặng hơn 400kg.
Ba loài trăn ở Việt Nam nằm trong sách đỏ
Trăn đất Python molurus
Chúng có kích thước, trọng lượng lớn nhất trong các loài trăn được tìm thấy ở Việt Nam với kích thước trung bình 4-6m, một số cá thể dài khoảng 8m và nặng hơn 100kg.
Trăn đất đầu dài, nhỏ, màu nâu xám. Mặt trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Ở đồng bằng Nam Bộ, chúng ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, đôi khi còn xâm nhập cả vào những khu vực có vườn cây. Vào mùa đông ở miền Bắc, loài thường ở trong hang hốc và chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm; còn vào mùa hè chúng thích ngâm mình trong nước.
Trăn đất có trọng lượng lên đến 100kg.
Thức ăn của loài chủ yếu là gặm nhấm, hươu nai, chim, ếch nhái và bò sát. Hiện số lượng loài suy giảm nghiêm trọng do mất nơi cư trú và bị săn bắn. Trăn đất nằm trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.
Trăn gấm Python reticulatus
Loài này dài 6-7m, đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Những hoa văn độc đáo khiến người quan sát rất khó nhận biết khi chúng cuộn tròn trên lớp thảm mục thực vật quanh gốc cây lớn trong rừng thưa.
Trăn gấm Python reticulatus. (Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo).
Trăn gấm có thể leo cây và cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước rồi chờ con mồi ngang qua để tấn công.
Trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực, các loài linh trưởng. Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố ở Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định…
Trăn gấm cũng nằm trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.
Trăn cộc Python brongersmai
So với hai loài trên, trăn cộc có kích thước nhỏ nhất với chiều dài cơ thể 2m và cũng là loài hiếm nhất. Trăn cộc phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. Cơ thể chúng có rất nhiều màu sắc như đen, đỏ thắm, trắng kèm hoa văn bắt mắt.
Trăn cộc rất hiếm ở Việt Nam. (Ảnh: VnCreatures).
Theo trang Sinh vật rừng Việt Nam, loài trăn này có đầu nhỏ, hình tam giác, thường ăn các loài thú và chim và nằm trong sách đỏ Việt Nam. Đầu của chúng màu vàng nhạt, có một vệt xám đen chạy từ mõm bao hết phần má, môi trên và dưới kéo dài ra tới cổ.
Trăn khổng lồ đại chiến cá sấu. Clip nguồn youtube.
Theo tienphong.vn
Tại sao một phút có 60 giây, một giờ có 60 phút nhưng một ngày chỉ có 24 giờ?
Làm thế nào mà người ta có thể quyết định một giờ là bao lâu, một phút là bao lâu, và một giây là bao lâu vậy?
Một ngày là một khoảng thời gian trái đất quay đủ 1 vòng. Nhưng làm thế nào mà người ta có thể quyết định một giờ là bao lâu, một phút là bao lâu, và một giây là bao lâu vậy? Người đầu tiên chia một ngày thành nhiều phần nhỏ hơn là người Ai Cập cổ đại.
Hơn 3000 năm trước, họ bắt đầu sử dụng đồng hồ mặt trời, đây là loại đồng hồ đầu tiên. Bạn đã bao giờ để ý là bóng của bạn lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào thời gian trong ngày như thế nào chưa? Người Ai Cập xác định thời gian bằng cách cắm một cái cọc xuống đất và đo bóng của chúng.
Dần dần, đồng hồ mặt trời đã lớn hơn và rõ hơn. Một đồng hồ có hình giống như chữ 'T' được sử dụng để chia nửa ngày và trong nửa ngày Mặt trời chiếu sáng thành 12 phần.
Mặc dù không ai biết chính xác lý do tại sao họ chọn số 12, nhưng một số người cho rằng đó là vì nó có thể chia hết cho hai, ba, bốn và sáu. Số 10 là số dễ đếm - bạn có 10 ngón tay và 10 ngón chân - nhưng 10 chỉ có thể chia hết cho hai và năm.
Nhưng ... Tại sao?
Tuy nhiên, đồng hồ mặt trời không hữu ích lắm sau khi Mặt trời lặn. Để biết thời gian vào ban đêm, người Ai Cập nhìn lên các vì sao. Giống như Mặt trời, các ngôi sao di chuyển trên bầu trời khi thời gian trôi qua.
Bằng cách chọn một số ngôi sao và theo dõi, người Ai Cập có thể bây giờ là mấy giờ vào ban đêm bằng cách nhìn lên để kiểm tra xem chúng đang ở đâu trên bầu trời. Họ đã chọn 12 ngôi sao để theo dõi, để xem thời gian khi bên ngoài trời tối hoàn toàn. Cộng tất cả lại với nhau: 12 giờ bóng tối 12 giờ ánh sáng.
Nhưng ... Tại sao?
Một dân tộc cổ đại khác được gọi là người Babylon thích sử dụng số 60. Rất nhiều nền văn minh mượn hệ thống số này, bao gồm cả người Ai Cập cổ đại. Đó là lý do tại sao bây giờ chúng tôi chia các vòng tròn thành 360 phần, còn gọi là 360 độ: .
(Bạn có biết bạn cũng có thể cắt một vòng tròn thành sáu hình tam giác không?) Đó cũng là lý do tại sao người ta cuối cùng lại quyết định chia mặt đồng hồ, cũng là một vòng tròn, thành 60 phút ..... sau đó chia nhỏ mỗi phút thành 60 giây.
Phải mất một thời gian dài mới có được điều này. Vì vậy, lần tới khi bạn cố gắng đếm một phút bằng cách đếm đến 60, hãy nhớ rằng những người sống cách đây hàng ngàn năm cũng đã đếm đến 60!
Theo Mộc Trà/Tổ Quốc
Trăn gấm đối đầu hổ mang chúa, trận tử chiến khiến cả 2 phải bỏ mạng Dù sắp mất mạng sau khi trúng nọc độc của rắn hổ mang chúa, trăn gấm không quên phản đòn và kéo kẻ thù cùng chết theo Nguồn Youtube@Mrhitman Theo video.vietnamnet.vn