Vì sao gọi là chim nhưng cánh cụt không biết bơi, chỉ biết lặn?
Việc chim cánh cụt không có khả năng bay lượn từng là bí ẩn lớn với các nhà nghiên cứu.
Chim cánh cụt sống ở Nam cực, nơi có thời tiết lạnh giá khắc nghiệt và chẳng có cây cối sống nổi để cho chúng bay đậu kiếm mồi, vì thế mà chim cánh cụt phải lặn xuống nước kiếm thức ăn. Giới nghiên cứu cho rằng loài chim này đã tiến hóa để biết bơi và lặn nhờ dùng đôi cánh tạo lực đẩy. Chim cánh cụt có thể lặn tới độ sâu 300m (ở chim cánh cụt hoàng đế là 565m) để bắt cá, mực, động vật giáp xác…
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, chim cánh cụt không thể bay là bởi chúng là những sinh vật có khả năng bơi lội giỏi và không có loài chim nào có thể nổi trội ở cả hai mặt bơi và bay được.
Việc chim cánh cụt không biết bay từng là một bí ẩn vì nó dẫn tới một hành vi dường như thể hiện sự kém thích nghi.Việc chúng không biết bay có thể do phải hy sinh chức năng của đôi cánh trong không trung để đổi lấy việc tối đa hóa khả năng hoạt động của cánh trong khi lặn,phù hợp với môi trường sống và những cuộc đi săn dưới nước.
Một nhà nghiên cứu đã giải thêm rằng, trong quá trình tiến hóa, đôi cánh của chim cánh cụt đã biến đổi để trở nên thích nghi hơn với việc bơi và lặn trong đại dương, nơi chúng tìm kiếm thức ăn, nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng. Cùng lúc đó, năng lượng cần có cho việc bay của chim cánh cụt ngày càng trở nên lớn hơn. Và đến một thời điểm nào đó, loài chim này không thể chịu đựng được việc tiêu hao quá nhiều năng lượng cho việc bay nên từ bỏ khả năng di chuyển trên không trung và dần dần không thể bay được nữa.
Theo doanhnghiepvn.vn/SHTT&ST
Động vật trò chuyện như người?
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Italy cho thấy, giữa ngôn ngữ con người và liên lạc của động vật có nhiều điểm giống nhau, nhiều hơn so với giả định ban đầu.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Turin (Italy) đã phân tích 590 bản ghi âm, chứa các âm thanh do 28 cá thể chim cánh cụt châu Phi trưởng thành phát ra.
Dự án được thực hiện với sự hợp tác của các vườn bách thú Italy. Hóa ra, động vật cũng tuân thủ các quy tắc ngôn ngữ tương tự như con người. Ở đây có 2 sự tương đồng quan trọng và chủ yếu.
Thứ nhất, các "mệnh đề" riêng lẻ, thường được chim cánh cụt sử dụng, là đơn âm và rất ngắn. Cũng tương tự như ở người: Chúng ta thường sử dụng những từ ngắn, chẳng hạn như: "Tôi", "anh", "và", "ừ", "vâng"...
Thứ hai, theo luật Menzeratha - Altmann, một mệnh đề càng dài thì các thành phần cấu tạo nên mệnh đề đó càng ngắn. Nói một cách khác, trong các mệnh đề nhiều âm tiết, chúng ta thường sử dụng các âm tiết ngắn. Các nhà khoa học đã quan sát được sự tương đồng như vậy trong "ngôn ngữ" của chim cánh cụt.
Theo các nhà khoa học, nhờ phát ra các âm thanh, chim cánh cụt đực có thể tự giới thiệu, thông báo cho các đối thủ về "lãnh thổ" mà nó chiếm giữ.
Các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, nguyên tắc ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng, không phải là kết quả của bản chất biểu tượng mà là kết quả của các quy tắc tự nhiên, chi phối giao tiếp. Các quy tắc này cũng có thể quan sát thấy trong thế giới loài vật.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Khám phá những loài sinh vật 'độc nhất vô nhị' dưới đáy Châu Nam Cực Châu Nam Cực vốn là nơi rất ít người từng đặt chân đến nên những sinh vật nằm dưới đáy sâu tại đây đều được coi là độc nhất vô nhị. Những sinh vật cực kỳ hiếm hoi này được phát hiện bởi Tiến sĩ Susanne Lochart trong chuyến đi tới Nam Cực của bà. Nhờ thiết bị lặn chuyên dụng, Tiến sĩ...