Vì sao giờ đây hành khách bất an khi bay (1)?
Hành khách đi máy bay hoàn toàn có lý do để lo lắng bởi trong vòng hơn 1 tuần qua, 462 người đã thiệt mạng trong 3 vụ tai nạn ở 3 châu lục khác nhau.
Dữ liệu: Hàng không vẫn an toàn nhất
Số người thiệt mạng trong 3 thảm họa hàng không trong vòng một tuần qua, liên quan đến Malaysia Airlines, TransAsia và Air Algérie, đã cướp đi sinh mạng của 462 người. Đó là chưa kể đến vụ biến mất bí ẩn của MH370, một máy bay khác của Malaysia Airlines, với 239 người trên khoảng 4 tháng trước.
Số vụ tai nạn hàng không gây chết người trung bình mỗi năm từ 1946-2013 (xanh) và trung bình mỗi thập niên (vàng)
Nhưng bất chấp những thảm họa mới này, dữ liệu an toàn hàng không đã chứng minh một sự thật ngược lại. Đi bằng máy bay, so với các phương tiện khác, vẫn là an toàn nhất.
Theo Hiệp hội giao thông hàng không quốc tế, vào một ngày bình thường, khoảng 100.000 chuyến bay thương mại cất và hạ cánh và phần lớn không xảy ra tai nạn. Hơn 3 tỷ người đã bay vào năm ngoái, và chỉ có 210 người thiệt mạng.
Nhưng cho tới thời điểm hiện nay con số người thiệt mạng trong các vụ tai nạn máy bay năm nay đã tăng hơn gấp đôi. Và theo các chuyên gia điều này đi ngược lại với xu hướng giảm tai nạn hàng không trong suốt nhiều thập niên qua.
Theo thống kê của Mạng an toàn hàng không, trong khoảng từ năm 1970-2010, số máy bay thương mại đã tăng gấp ba từ 9,4 triệu tới 28 triệu. Trong suốt 40 năm này, số các vụ tai nạn giảm theo từng thập niên, ngoại trừ đợt tăng nhẹ trong những năm 1990. Trong những năm 1970, trung bình có 68,1 vụ tai nạn mỗi năm. Cho đến những năm 2000, con số này giảm xuống còn 39,6 mỗi năm.
Số người chết trong những năm 1970 trung bình là 1.676/năm, những năm 2000 là 831,8 người/năm, gần gấp đôi con số 475 người thiệt mạng riêng trong năm 2012.
“Nếu nhìn vào con số chuyến bay mỗi ngày, thì đó là điều tuyệt vời”,, Bill Waldock, giáo sư khoa học an toàn hàng không tại Đại học hàng không vũ trụ Embry-Riddle tại Arizona, Mỹ cho hay. “Nhưng số các vụ tai nạn đã giảm nhiều. Khả năng thiệt mạng vì xe hơi trên đường ra sân bay hiện tăng gấp hơn 20 lần so với việc ngồi trên máy bay.”
Tuy nhiên một loạt không phận giờ đây được xem là nằm trong tầm với của tên lửa trong các vùng xung đột. Vụ máy bay MH17 bị bắn hạ vào 17/7 là một ví dụ. Rồi một loạt hãng hàng không lớn đã quyết định hủy các chuyến bay tới Israel do các cuộc không kích giữa binh sỹ Israel và lực lượng Hamas.
Video đang HOT
Từ Mỹ tới châu Á, ngày càng nhiều người cảm thấy bất an khi lên máy bay bay tới các vùng trời quốc tế. Các sạp báo ở sân bay tràn ngập hình ảnh xác máy bay và túi đựng xác nạn nhân. Đánh “không bao giờ bay nữa” trên Twitter, kết quả ra hàng loạt.
Có vẻ như những phản ứng này là hoàn toàn hợp lý.
Còn tiếp
Trung Anh
Theo Dantri
Trung Quốc mời nhà báo lên khu trục hạm đang tập trận chung với Mỹ
Các nhà báo phương Tây đã có cơ hội hiếm hoi chiêm ngưỡng một khu trục hạm và một tàu bệnh viện của hải quân Trung Quốc, khi các tàu đang tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC do Mỹ dẫn đầu ở Hawaii.
Trung Quốc đang lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương hay RIMPAC, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ và các nước khác, trong đó có tranh chấp lãnh thổ với đồng minh Nhật và Philippines, vẫn hết sức căng thẳng.
Y tá hải quân Trung Quốc He Yun đã hướng dẫn cho các phóng viên đi tham quan tàu bệnh viện Ark Peace, với trung tâm chấn thương, phòng nha khoa và cơ sở điều trị bằng phương pháp châm cứu cùng các cách chữa trị khác. Các phòng xét nghiệm trải rộng trên nhiều tầng.
Trong khi đó trên tàu khu trục Haikou có nhiều ụ súng trên boong, một vòi rồng lớn cùng một chiếc trực thăng. Bên trong tàu, nơi phóng viên không được phép chụp hình, trên các bức tường treo ảnh của gia đình và con cái của các thủy thủ.
Tàu bệnh viện Ark Peace cùng khu trục hạm Haikou và 2 tàu hải quân khác của Trung Quốc đang cùng 21 nước khác, trong đó có Nhật, New Zealand, Mỹ, Colombia, tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới. Hơn chục nước khác cũng mở các chuyến tham quan tàu, một hoạt động của cuộc tập trận lần này.
Một quan chức hải quân Nhật hôm thứ bảy vừa qua đã cho một người đồng cấp của phía Trung Quốc tham quan cá nhân tàu của Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật, tàu JS Ise. Tàu đang thả neo ở Trân Châu Cảng, đối diện với khu vực tưởng niệm của tàu USS Arizona, tàu vẫn nằm dưới biển sau trận tấn công Trân Châu Cảng năm 1941 của Nhật.
Hình ảnh về khu trục hạm Haikou và tàu bệnh viện Ark Peace:
Binh sỹ hải quân Trung Quốc hướng dẫn các nhà báo trên khu trục hạm Haikou vào ngày 5/7 vừa qua tại Hawaii.
Trực thăng trên Haikou.
Các ụ súng trên Haikou
Khách tham quan trên boong tàu Haikou.
Cờ Mỹ và Trung Quốc được treo trên tàu. Haikou được trang bị một vòi rồng lớn.
Lính gác trên Haikhou.
Khách tham quan rời Haikou.
Một chữ thập lớn trên boong tàu bệnh viện Ark Peace.
Chuyến tham quan dành cho báo chí diễn ra khi tàu Ark Peace đậu tại Point Base Pearl Harbor-Hickam ở Hawaii.
Một phóng viên bị "hỏi thăm" khi chụp hình không được phép trên tàu.
Ảnh chụp tại một phòng xét nghiêm trên tàu bệnh viện.
Y tá He Yun giới thiệu về tàu bệnh viện.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Máy bay quân sự Mỹ "tan tành" sau khi đâm xuống khu dân cư Một máy bay quân sự Mỹ đã trở thành đống đổ nát sau vụ tai nạn ở thung lũng Imperial, đông nam California hôm thứ tư (4.6). Chiếc Harrier AV-8B cất cánh từ Marine Corps Air Station Yuma ở bang Arizona. Phi công đã nhảy khỏi máy bay an toàn trước khi nó gặp nạn. Hiện tại, viên phi công đang được điều...