Vì sao giá vé máy bay vẫn chưa giảm theo giá dầu?
Giá dầu đã giảm mạnh kéo giá xăng đi xuống, song giá vé máy bay vẫn chưa giảm. Vì sao lại có điều này?
Ảnh: Reuters
Theo trang Business Insider, khoản chi cho nhiên liệu – số tiền vốn chiếm kha khá tổng chi phí của các hãng hàng không – hiện chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí so với tình hình cách đây hai năm. Dù vậy, giá vé máy bay – ít nhất là ở Mỹ – vẫn giảm rất khiêm tốn: chỉ 3% mỗi quý trong một năm qua.
Theo ước tính của giảng viên cao cấp môn kinh tế học Volodymyr Bilotkach tại Đại học Newcastle, Anh, khi giả sử các chi phí khác của các hãng bay vẫn như cũ, nhiên liệu trước đây thường chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí hoạt động của các hãng, nhưng hiện chỉ còn chiếm khoảng 15%.
Năm 2015, bốn hãng bay lớn nhất nước Mỹ là American, Southwest, Delta và United kiếm lời tổng cộng 22 tỉ USD. Một số phụ phí dành cho các khách hàng ngồi gần lối đi hay gần cửa sổ vẫn được áp dụng. Vài phụ phí khác vốn được hình thành để trang trải chi phí nhiên liệu ban đầu, nay vẫn còn có mặt trong bảng phí với các tên gọi khác nhau.
Lẽ ra đã có ít nhất một hãng bay hạ giá vé để cố gắng thu hút khách hàng của hãng đối thủ, song đã không hãng nào làm thế. Các hãng hàng không Mỹ hiện dùng số tiền lời để mua máy bay mới và thực hiện các hoạt động nhằm làm hài lòng cổ đông.
Video đang HOT
“Không có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng không Mỹ”, ông Bilotkach nói. Trong hơn 150 năm qua, ngành hàng không nước này chứng kiến hàng loạt thương vụ sáp nhập, điều này đồng nghĩa với việc các hãng bay ngày càng ít khả năng cạnh tranh nhau bằng giá cả.
Hiển nhiên, số lượng ít các hãng bay không nhất thiết đồng nghĩa với chuyện thiếu cạnh tranh, song điều quan trọng ở đây là liệu các hãng có đang cùng cạnh tranh trên các tuyến bay cố định hay không. Rất hiếm có hai hãng bay cạnh tranh trực tiếp trên chặng bay không nghỉ của Mỹ.
Ngoài ra còn có một lý do để các hãng hàng không tránh cạnh tranh quyết liệt về giá vé: sở hữu chồng chéo. Đơn cử, năm nhà quản lý quỹ lớn nhất nước Mỹ sở hữu tổng cộng 17% của hãng bay American và Delta.
Sở Tư pháp Mỹ mở một cuộc điều tra vào mùa hè năm ngoái nhằm tìm ra xem liệu có phải các hãng hàng không Mỹ “bắt tay” trong chuyện định giá cả hay không. Để chứng minh điều này, các công tố viên liên bang cần phải tìm ra bằng chứng rằng các hãng bay phối hợp với nhau và bằng chứng trên có thể không tồn tại. Nhiều khả năng các nhà điều tra sẽ nhận ra một ngành công nghiệp đang vui vẻ cạnh tranh và trong đó, một sự phối hợp chính thức là không cần thiết.
Tờ The Economist có bình luận: “Khi chấp nhận một làn sóng sáp nhập, giới làm luật có thể sẽ phàn nàn rằng ngành công nghiệp không đủ phong phú để tạo ra sự cạnh tranh”. Vì thế hiện tại, đây là một trong những lý do khiến vé máy bay nước Mỹ vẫn chưa hạ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ả Rập Xê Út muốn vay nước ngoài hàng tỉ USD
Ả Rập Xê Út được cho là đang tìm kiếm khoản vay ngân hàng từ 6 đến 8 tỉ USD. Nếu có, đây sẽ là đợt vay tiền nước ngoài lớn đầu tiên của quốc gia giàu dầu thô trong hơn một thập kỷ.
Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Nayef cùng người chú là Vua Salman ra đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Sân bay Vua Khalid, thủ đô Riyadh tháng 1.2015 - Ảnh: Reuters
Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết Riyadh vừa yêu cầu các ngân hàng nộp những đề xuất nhằm mở rộng khoản vay với số tiền như trên trong 5 năm cho nước này, với lựa chọn gia tăng khoản vay để chống đỡ thâm hụt ngân sách kỷ lục do giá dầu thấp kéo dài. Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Ả Rập Xê Út chưa bình luận gì về thông tin.
Đã có thông tin Ả Rập Xê Út yêu cầu các ngân hàng thảo luận về ý tưởng một khoản vay quốc tế trong tuần trước, song những chi tiết như số tiền vay và thời gian vay không được nêu rõ.
Năm 2015, thâm hụt ngân sách của quốc gia Trung Đông là 100 tỉ USD. Chính phủ nước này hiện cố gắng lấp khoảng trống ngân sách bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối và phát hành trái phiếu. Song số tài sản dự trữ trên sẽ chỉ kéo dài thêm được vài năm với tốc độ sụt giảm hiện tại, còn chuyện phát hành trái phiếu đã bắt đầu áp lực thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Nguồn tin cho biết thêm hãng tư vấn Verus Partners trụ sở ở London (Anh), công ty được hai cựu thành viên hãng Citigroup là Mark Aplin và Andrew Elliot thành lập, hiện tư vấn về khoản vay cho chính phủ Ả Rập Xê Út.
Thay mặt Bộ Tài chính Ả Rập Xê Út, Verus Partners đã gửi đề xuất đến một nhóm nhỏ các ngân hàng. Các nhà băng tham gia cho vay sẽ có cơ hội tốt khi được chọn để sắp xếp đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Ả Rập Xê Út, vốn được cho là sẽ được tiến hành ngay trong năm nay.
Giới phân tích cho hay tổng khoản vay chính phủ của sáu nước xuất khẩu dầu thô giàu có ở vùng Vịnh Ả Rập lên đến 20 tỉ USD hoặc hơn trong năm nay. Đây là sự thay đổi lớn so với những năm trước, khi khu vực này có nhiều tiền và cho phần còn lại của thế giới vay.
Cả sáu nước trên đều đã, hoặc có kế hoạch vay mượn để đối phó với giá dầu thấp. Khi tiền trở nên hiếm hơn ở quê nhà, doanh nghiệp các nước Vùng Vịnh được cho là sẽ vay thêm từ nước ngoài.
Vào giữa tháng 2, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's hạ hai bậc xếp hạng của Ả Rập Xê Út, xuống mức A-. Hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm lớn còn lại là Moody's và Fitch vẫn đang đánh giá tình hình của Riyadh. Tuần trước, hãng Moody's thông báo đặt Ả Rập Xê Út vào nhóm nước có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Tuy nhiên, các ngân hàng cho hay một khoản vay chính phủ từ Ả Rập Xê Út có thể thu hút đáng kể nhu cầu vì sự giàu có của nước này. Tài sản ròng nước ngoài của Ả Rập Xê Út vẫn còn gần 600 tỉ USD, trong khi nợ công đất nước thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga sắp hết dầu thô Sản lượng dầu của nước Nga chắc chắn sẽ giảm vào năm 2035, theo báo cáo của Bộ Năng lượng Nga. Sản lượng dầu của Nga sẽ giảm từ năm 2035 - Ảnh: Reuters Tờ nhật báo kinh doanh Vedomosti của Nga cho hay Bộ Năng lượng nước này có các kịch bản khác nhau dự báo sản lượng dầu thô giảm từ...