Vì sao ghế Phó chủ tịch tài chính VFF ‘mất giá’?
Trái ngược với không khí sôi động trước thềm đại hội 8, cuộc bầu cử bổ sung vị trí Phó chủ tịch phụ trách tài chính Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tháng 8 tới đây không thực sự thu hút được nhiều sự chú ý, cho dù đây là chiếc ghế rất quan trọng.
Nguyên Phó chủ tịch tài chính VFF Cấn Văn Nghĩa
Trả lời Tiền Phong, Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho biết, VFF sẽ xây dựng tiêu chí ứng viên Phó chủ tịch phụ trách tài chính làm cơ sở để các tổ chức thành viên tiến cử. Ứng viên phải nhận được ít nhất giới thiệu từ 2 tổ chức thành viên, thay vì chỉ 1 như quy định trước đây. Trong 2 tháng tới, VFF sẽ thành lập các tiểu ban phục vụ công tác tổ chức đại hội thường niên, dự kiến diễn ra trong tháng 8.
Trong diễn biến mới nhất, một ứng viên được đánh giá rất có tiềm năng là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF, ông Trần Anh Tú đã tuyên bố không ra tranh cử. Trên thực tế trước thềm đại hội 8, bầu Tú nhận được nhiều giới thiệu từ các tổ chức thành viên VFF.
Tuy nhiên do phản ứng quá gay gắt của bầu Đức vì những vấn đề hậu trường, ông Tú đã rút lui để chấp nhận giữ hoà khí của nền bóng đá. Kết quả, người chiến thắng ghế Phó chủ tịch tài chính VFF tại đại hội 8 là nguyên Giám đốc Khu LHTTQG Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa.
Video đang HOT
Đây là kết quả khiến giới hâm mộ bóng đá phải ngỡ ngàng bởi ông Nghĩa khi đó là một cán bộ nhà nước nghỉ hưu nhưng đã vượt qua một loạt doanh nhân để đắc cử. Nếu so với 2 người tiềm nhiệm là bầu Đức và ông Lê Hùng Dũng thì chiến thắng của ông Cấn Văn Nghĩa thực sự ngoạn mục. Tuy nhiên, một chi tiết rất đáng chú ý nhưng có lẽ không phải người hâm mộ nào cũng rõ, là tại đại hội 8 VFF bất ngờ quyết định “đóng cửa” với báo chí để bỏ phiếu, thay vì mở rộng như kỳ đại hội trước đó.
Với việc bầu Tú chính thức không ra tranh cử, cuộc đua ở đại hội thường niên VFF sắp tới đang được “đóng khung” cho 2 cái tên đã rất cũ trong làng bóng đá: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Động Lực Lê Văn Thành và Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh Phạm Thanh Hùng. Cả hai đồng thời đang nắm ghế Trưởng, Phó ban Tài chính-tài trợ VFF.
Ông Thành ngoài ra còn đang là Chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, vốn cũng đã rất vất vả với việc phát triển bóng chuyền, đang có dấu hiệu thụt lùi về thành tích mấy năm qua. Trong khi đó, ông Phạm Thanh Hùng ngoài đội bóng Than Quảng Ninh còn phải lo thêm cả bóng đá nữ, một nhiệm vụ khá bất ngờ vốn trước được VFF giao cho ông Cấn Văn Nghĩa.
Ông Hùng trước thềm đại hội 8 từng có ý định tranh cử rồi thôi không tham gia, trong khi ông Lê Văn Thành đã trượt trong 2 lần tranh cử trước. Ngoài 2 gương mặt trên, chưa có doanh nhân nào thể hiện sự quan tâm tới chiếc ghế Phó chủ tịch tài chính. Chuyện này không thể không cho rằng có phần bắt nguồn từ cách làm ít mang tính “cầu hiền” của VFF.
Rõ ràng nếu VFF không mở rộng cửa hơn thì rất khó có khả năng chiếc ghế Phó chủ tịch phụ trách tài chính, có thể tìm kiếm được 1 gương mặt mới thực sự đủ tâm và tầm. Nói như TGĐ Công ty cổ phần bóng đá SLNA Nguyễn Hồng Thanh với Tiền Phong cách đây không lâu, VFF nếu “làm việc minh bạch, không có gì khuất tất thì sao phải giấu”.
Bóng đá Việt Nam một thời bị người hâm mộ quay lưng cũng bởi những trận đấu “có mùi”. Chỉ hơn 2 năm qua, thành tích của các ĐTQG dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo mới khiến đời sống bóng đá Việt Nam trở nên sôi động hơn. VFF nhờ vậy cũng có thể thu về nguồn tài trợ lớn hơn. Nếu không tận dụng thời cơ, tìm được người thực sự có tài năng và tâm huyết ngồi vào bộ máy lãnh đạo, rất có thể VFF chẳng mấy chốc lại trở về với thực trạng cũ.
VFF khuyết ghế phó chủ tịch phụ trách tài chính: Chờ nước tới chân mới nhảy?
Gần 1 năm sau khi ông Cấn Văn Nghĩa từ chức, Liên Đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) vẫn chưa có bước đi cụ thể nào để bầu bổ sung vị trí phó chủ tịch phụ trách tài chính-tài trợ. Trong khi đó, tình hình tài chính VFF năm 2020 đứng trước khả năng sẽ sụt giảm.
Chiếc ghế Phó Chủ tịch phụ trách tài chính mà ông Cấn Văn Nghĩa để lại rất cần người có đủ năng lực thay thế ảnh: VSI
Tháng 12/2018, nguyên Giám đốc Khu Liên hợp thể thao quốc gia (LHTTQG) Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa trúng cử vị trí Phó chủ tịch phụ trách tài chính-tài trợ tại Đại hội 8 VFF. Nhưng chỉ nửa năm sau, vào tháng 6, ông Cấn Văn Nghĩa đã xin rút lui vì lý do cá nhân. Từ đó tới nay, VFF vẫn chưa có động thái chuẩn bị cho việc chọn người thay ông Nghĩa, dù chiếc ghế tài chính được đánh giá rất quan trọng.
Một trong những lý do khiến VFF chậm trễ trong việc này, như thông tin từ Liên đoàn, tình hình tài chính năm 2019 của VFF rất xán lạn. Cụ thể, tổng thu của VFF lên tới 240 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 747%. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, nguyên nhân một phần dẫn tới điều đó là thành tích rất tốt của các đội tuyển quốc gia 2 năm qua dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo. Đầu tiên là vị trí Á quân của tuyển U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018 (Thường Châu, Trung Quốc) rồi tới thành tích vào bán kết Asiad 2018 (Indonesia), và đỉnh cao là chức vô địch AFF Cup 2018.
Nhưng thành tích trong bóng đá không phải lúc nào cũng ổn định. Ngoài chuyên môn, may mắn cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chiến thắng. Việc kinh doanh của VFF cũng vậy, vừa "ù" lên cao, mới đây đã bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm. Ở góc độ nào đó cũng phải chia sẻ với VFF, bởi dịch COVID-19 đang ảnh hưởng tới toàn bộ các lĩnh vực trong xã hội, và bóng đá cũng không ngoại lệ.
Nước tới đâu thì VFF "nhảy"?
Nói vậy để thấy, việc sớm bổ sung vị trí phó chủ tịch phụ trách tài chính với VFF là rất quan trọng, mang tính lâu dài. Thế nên không thể không lo lắng khi cho tới thời điểm hiện tại, VFF chưa có kế hoạch cụ thể nào.
Trao đổi với PV Tiền Phong hôm qua, Tổng thư ký (TTK) VFF Lê Hoài Anh cho biết, trước mắt cần chờ dịch kết thúc khi đó mới dần làm quy trình để chọn ứng viên. Theo ông Lê Hoài Anh, việc bầu bổ sung ghế Phó chủ tịch phụ trách tài chính có thể tiến hành tại đại hội thường niên diễn ra cuối năm 2020. Quá trình chuẩn bị có thể mất khoảng 1 tháng trước khi hoàn tất để báo cáo, xin phép tổ chức đại hội.
Mặc dù vậy, nếu nhìn vào lịch sử việc bầu cử của VFF vốn mất rất nhiều thời gian, liên tục phải hoãn lại những lần trước đây, e rằng thời gian 1 tháng là khó để liên đoàn chuẩn bị một cách chu đáo. Đấy là chưa kể, các ứng viên cho vị trí Phó chủ tịch phụ trách tài chính-tài trợ vừa qua đều là những gương mặt không thực sự tạo được tin tưởng, nếu không muốn nói còn gây lo lắng.
Thế nên nếu không có một quy trình lựa chọn nhân sự kỹ lưỡng, thực sự công khai và minh bạch, rất khó để VFF có thể lựa chọn được nhân vật thực sự có năng lực kiếm tiền, khai thác được tiềm năng của bóng đá để tạo đột phá về tài chính.
Thế giới bóng đá hai tháng qua đã chứng kiến xu hướng cắt giảm lương đồng loạt diễn ra ở nhiều CLB, liên đoàn. FIFA thậm chí đã phải ra lời kêu gọi cắt giảm lương để tránh nguy cơ đổ vỡ. Ở khu vực Đông Nam Á, LĐBĐ Thái Lan (FAT) từ sớm đã quyết định cắt giảm lương cán bộ, nhân viên và cả HLV Akira Nishino cho dù Thái Lan được đánh giá là quốc gia có nền tảng tài chính mạnh. Ông Akira Nishino thậm chí chấp nhận cắt giảm 50% lương để chia sẻ với FAT. Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, ngay cả VFF sắp tới đây cũng đang lên kế hoạch cắt giảm lương cán bộ, nhân viên.
N.P
3 hạng đấu cao nhất đều có 14 đội tham dự Đó là thông tin mới nhất được VFF đưa ra cho mùa giải bóng đá năm sau: V.League, hạng Nhất và hạng Nhì sẽ đều có 14 đội tham dự. Đây là thông tin vui và cơ hội cho nhiều đội bóng khát khao được chơi ở V.League và sự cạnh tranh suất lên hạng giữa các CLB sẽ khốc liệt hơn Sự...