Vì sao GameStop trở thành cuộc chiến giữa Reddit và giới siêu giầu nước Mỹ?
GameStop đang trong vòng xoáy của cuộc chiến giữa Reddit với giới siêu giàu nước Mỹ, nhưng vì sao cửa hàng game lớn nhất nước Mỹ lại ra nông nỗi như ngày hôm nay?
GameStop đã gồng lỗ 6 năm và công ty này dự báo không thể có lãi trước năm 2023. Nhưng vì sao một chuỗi cửa hàng game lại có thể lỗ nặng đến vậy khi ngành game vẫn đang tăng trưởng dương qua từng năm?
Trước đại dịch, GameStop có hơn 5.500 cửa hàng trải dài ở Mỹ, Canada và khắp châu Âu. Các cửa hàng này giống như shopping mall hay các cửa hàng tiện lợi, nơi game thủ có thể tìm thấy mọi thứ liên quan đến văn hóa game. Từ các đĩa game vật lý, máy chơi game, huy hiệu, cốc nước đến đồ chơi, phụ kiện các loại…
Văn hóa này đã bén rễ từ cả chục năm qua ở các nước phương Tây, giống như việc đi chợ mua sắm thức ăn hàng ngày. Mô hình kinh doanh của GameStop thậm chí còn từng bị các nhà phát triển game chỉ trích nặng nề khi hãng này thu mua lại đĩa game cũ của khách hàng và bán lại với giá cắt cổ. Tất nhiên, các nhà phát triển chẳng được chút lợi lộc gì ở thị trường second-hand này mà còn bị ảnh hưởng tới doanh số bán ra. Nhờ đó, cổ phiếu GameStop đã đạt giá trị đỉnh là 62 USD vào năm 2007.
Thời kỳ huy hoàng của GameStop gắn liền với mô hình bán đĩa game đã qua sử dụng (second-hand)
Ở kỷ nguyên của thanh toán trực tuyến khi thương mại điện tử bùng nổ, các doanh nghiệp vật lý (brick-and-mortar) như GameStop đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính Amazon, vốn trước đó chỉ đi bán sách trực tuyến. Khi người ta có thể ngồi nhà và săn deal giá rẻ trên các sàn này, việc mua sắm trực tiếp ở GameStop tỏ ra là khá thừa thãi. Tất nhiên, Amazon chỉ là khởi đầu cho chuỗi ngày tháng bết bát sau này của GameStop khi chậm chạp chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Video đang HOT
Nhát dao tiếp theo đến từ Steam, mà bắt đầu nở rộ vào đầu thập niên từ 2010. Cửa hàng trực tuyến này đã mở đường cho một kỷ nguyên nở rộ các store online và dần dần xóa bỏ tâm lý e ngại sở hữu những thứ vô hình như tài khoản game. Cho đến kỷ nguyên của console thế hệ thứ 8 (gồm PS4, Xbox One và Nintendo Switch), GameStop bắt đầu gặp khó khi các ông lớn đẩy mạnh sự phát triển các cửa hàng của riêng mình. Vừa là bán đĩa game vật lý, vừa mở rộng cho phép mua game tải về, lợi nhuận của GameStop bắt đầu bị thu hẹp đáng kể trong khi vẫn duy trì các mặt bằng đắc địa tại các thành phố lớn.
Chuỗi cửa hàng GameStop có tốc độ mở rộng rất nhanh và nằm sát nhau trong bán kính rất hẹp
Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất đánh thẳng vào bát cơm của GameStop lại là bán đĩa game cũ. Khi các nhà phát hành đưa game lên kệ, GameStop có cái để bán. Khi họ quyết định đưa game lên cửa hàng trực tuyến, GameStop không có cái gì để bán, chuỗi cung ứng lập tức bị chặn đứng.
Từ đây, mô hình kinh doanh của GameStop được ví như khối băng đang tan chảy từ từ và phải chuyển dịch sang kinh doanh phụ kiện, đồ chơi. GameStop đã mua lại ThinkGeek năm 2015 để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thêm vào các mặt hàng mang tính văn hóa đại chúng, lấn sân sang phim ảnh và truyện tranh nhưng không thể kéo lại một thời hoàng kim đã qua ở kỷ nguyên của kỹ thuật số (digital).
Nhưng đó không phải tác nhân chính tạo ra cơn khủng hoảng ở GameStop. Trong thời đại loay hoay đi tìm hướng kinh doanh mới, GameStop đã mua Spring Mobile hồi năm 2013 để mở rộng sang mảng bán điện thoại, nhưng cho đến khi bán lại mảng này cho Prime Communications với cái giá 700 triệu USD hồi năm 2019, các chuyên gia ước tính GameStop đã lỗ khoảng 800 triệu USD.
Cổ phiếu GameStop từng chạm đáy vào đầu năm 2020 khi các chuyên gia liên tục đưa ra dự báo hãng này sẽ phá sản
Thương vụ thất bại này đã khiến cổ phiếu GameStop tụt giá trị xuống dưới mức 5 USD và chỉ tăng trở lại vào khoảng tháng 9/2020 trước khi câu chuyện cổ tích Reddit đại chiến giới bán khống nổ ra.
Ngày nay, GameStop vẫn có thể duy trì mô hình kinh doanh bán đĩa vật lý khi các máy chơi game thế hệ mới như PS5 hay Xbox Series X vẫn sử dụng đĩa. Nhưng vòng đời của các máy này đang ngày một ngắn lại, với thế hệ cũ chỉ kéo dài 7 năm. Đó là lý do GameStop phải mau chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh nếu không muốn đi vào vết xe đổ của Blockbuster năm xưa.
Kỳ Nữ Hoàng Cung ra mắt, cuộc chiến chốn thâm cung chính thức bắt đầu
Kỳ Nữ Hoàng Cung sở hữu lối chơi chủ động, tương tác chân thực với cuộc sống chốn thâm cung, nơi các kỳ nữ có thể mở cốt truyện để khám phá hành trình của nhân vật, thu thập đồng hành/tri kỷ.
Như Thanh Niên Game đã giới thiệu, vừa qua, nhà phát hành Funtap đã giới thiệu sản phẩm Kỳ Nữ Hoàng Cung , đây là game mobile có đề tài cung đấu quen thuộc với đông đảo game thủ Việt. Kỳ Nữ Hoàng Cung đã chính thức ra mắt từ hôm qua (16.12) với nhiều sự kiện hấp dẫn cho game thủ.
Kỳ Nữ Hoàng Cung sở hữu đồ họa sắc nét, đẹp mắt với những bộ sưu tập thời trang được chăm chút và đầu tư kĩ lưỡng, đa phong cách có thể làm hài lòng bất kỳ nữ tử nào. Bên cạnh đó, người chơi còn được đắm mình vào thế giới tình yêu chốn hoàng cung cổ đại, gặp gỡ Thái Tử bá đạo, A Ca lạnh lùng, Tướng Quân dịu dàng cùng rất nhiều đồng hành khác.
Kỳ Nữ Hoàng Cung sẽ mang người chơi hóa thân thành nhân vật con gái quan Thượng Thư, do gia đình bị hàm oan, mẫu thân bị hại chết. Trước tình cảnh cả gia đình như vậy, bạn ở bước đường cùng buộc phải tiến cung để giải oan cho cha và tìm kẻ thù đã giết mẹ, từ đó mở ra hành trình bôn ba trong Tử Cấm Thành của một tiểu cung nữ.
Mặc dù vậy nhưng quyền tự do quyết định hướng phát triển của câu chuyện vẫn hoàn toàn thuộc về người chơi. Cụ thể, ở một số nhiệm vụ bước ngoặt sẽ xuất hiện các phương án khác nhau để người chơi tương tác và chính những lựa chọn đó sẽ là những bậc thang giúp các kỳ nữ tự xây dựng nên cốt truyện riêng, tìm được mối lương duyên của chính mình.
Kỳ Nữ Hoàng Cung sở hữu lối chơi chủ động, tương tác chân thực với cuộc sống chốn thâm cung, nơi các kỳ nữ có thể mở cốt truyện để khám phá hành trình của nhân vật, thu thập đồng hành/ tri kỷ. Đặc biệt, game không chia theo level mà chia theo phẩm cấp, người chơi cần thể hiện tài trí hơn người để thăng cấp bắt đầu từ Dân Lành, và cao nhất là chức vị Công Chúa.
EA đối mặt Take-Two trong cuộc chiến giành giật Codemasters Hai gã khổng lồ của ngành công nghiệp game đang dần bước vào những hiệp đấu cuối cùng trong thương vụ mua lại Codemasters, trong đó, EA được cho là đã đưa ra lời đề nghị cao hơn cả mốc 1 tỉ USD mà Take-Two từng công bố hồi tháng 11. Codemasters là cái tên lừng lẫy trong giới phát triển game, đặc...