Vì sao game thủ hay ghét hàng “made in Việt Nam”?
Muốn làng game Việt phát triển, chúng ta cần sự nỗ lực cả từ 2 phía: NSX lẫn game thủ. NSX cần có thái độ tiếp cận thị trường đúng đắn, nỗ lực hơn trong việc sản xuất.
Bấy lâu nay câu chuyện game thuần Việt được sản xuất nhiều nhưng chất lượng vẫn không thỏa mãn được nhu cầu của game thủ. Thậm chí, họ còn có thái độ “phân biệt đối xử” với game trong nước một cách tiêu cực. Câu chuyện này cứ tái diễn khiến người ta có cảm tưởng game thủ Việt và các hãng sản xuất game “thuần Việt” là “đối thủ” và có “thù ghét” từ lâu. Vậy đâu là thực trạng, nguyên nhân của vấn đề này?
Game thủ Việt “ghét” game thuần Việt?
Nghe như vô lý nhưng có vẻ game thủ Việt đang rất ghét bỏ và bất công với game thuần Việt. Lấy một ví dụ khi SQUAD tung ra những screenshot đầu tiên, thực sự theo đánh giá khách quan thì tựa game này tương đối tốt đặc biệt là hình ảnh. Có thể, gameplay chưa thật sự xuất sắc lắm nhưng nếu nhìn vào những hình ảnh in-game thì chắc chắn một người công bằng sẽ cho điểm “khá”.
Tuy nhiên, đáng buồn là phản ứng của một bộ phận (rất đông) game thủ Việt là tiêu cực. Đáng nói hơn, bên cạnh một số ít các game thủ thật sự tìm ra khiếm khuyết về đồ họa của tựa game này thì đa phần lại chê… theo phong trào hoặc… chê gameplay??? Có lẽ, chỉ có siêu nhân mới nhìn những tấm ảnh in-game ít ỏi đoán ra được lối chơi.
Hay cả như dự án 7554 vừa qua, rõ ràng là đồ họa của game ở mức khá tốt. Đương nhiên, còn một số ít yếu tố nho nhỏ game còn khiếm khuyết. Nhưng sự thật là đa số các game thủ Việt không thể nhìn ra điểm khiếm khuyết này, họ chê những thứ rất… vô lý như… bao cát, hàng rào sắt, hào… Nói chung, tâm lý của đa số người đều là “game Việt là game lởm, không cần biết”.
Thậm chí, nếu game thể hiện tốt về mặt đồ họa, game thủ Việt ngay lập tức quy cho… engine “xịn”. Ngay tại các topic game SQUAD hoặc 7554 chẳng hạn, những ý kiến kiểu “có engine là có game”, “game đẹp vì engine xịn” có thể dễ dàng tìm thấy. Rõ ràng, ai cũng hiểu việc đi từ engine cho đến game hoàn chỉnh là một quá trình lâu dài. Dễ tưởng tượng hơn một chút, engine cũng như công thức và nguyên liệu làm bánh. Có phải ai có nguyên liệu cũng làm được bánh hay không? Câu trả lời dành cho độc giả.
Nhưng các NSX không phải lúc nào cũng đúng
Sự thật thì đúng là game thủ không công bằng và có cái nhìn khách quan với game online “made in Việt Nam”. Đây là điều không ai có thể phủ nhận và là một “nỗi buồn” lớn với ngành game và các studio làm game nước nhà. Tuy nhiên không phải vô cớ mà họ lại có thái độ như vậy
Đầu tiên là bên cạnh những studio thực sự nghiêm túc và có khả năng làm game thuần Việt tốt như: GSS, Emobi Games, VTC Studio,.. vẫn có những studio nhỏ cả về quy mô, vốn lẫn động lực làm game. Vẫn biết điều kiện của mỗi người là khác nhau nhưng có lẽ có những điều mà các studio game thuần Việt nên cải thiện.
Video đang HOT
Sai lầm đầu tiên của các studio game là tung ra trailer, demo, artwork quá “khủng”. Nghe có vẻ vô lý. Tuy nhiên đây lại là sự thật không chỉ riêng với game thuần Việt mà ngay cả những game trung bình khá trên thế giới cũng mắc phải. Những hình ảnh “demo” quá đẹp về game của mình để đến khi tung ra game lại “xấu” hơn rất nhiều. Thực sự, điều này mang lại một ấn tượng xấu cho game thủ về game thuần Việt.
Thứ hai là có một số NSX có một tâm lý rất lạ là luôn “tút tát” lại game trước khi khi công bố hình ảnh tới độc giả. Điều này thường gây ra hiệu ứng ngược bởi ai cũng có cảm giác “bị lừa”. Hãy thử tượng tượng nỗi “ức chế” của bạn khi xem ảnh một cô gái rất đẹp còn ngoài đời thì… rất xấu thì bạn sẽ hiểu được ngay điều này.
Chính việc các studio quá chăm chút hình ảnh công bố với game thủ đã gây ra những hậu quả rất lớn cho game. Cụ thể, quá trình truyền thông trong khi game hoàn thiện yếu ớt, ảnh tung ra quá khác với thực tế khiến game thủ nghi ngờ. Thực ra, quan niệm “ảnh xấu nên phải sửa cho lung linh” thực sự chỉ hợp với ảnh… hot girl chứ ảnh game thì nó chỉ mang hiệu ứng xấu bởi lẽ dù game thủ có tin vào hình ảnh công bố, họ cũng không thể gắn bó với game nếu chất lượng game quá xấu.
Thứ ba, ý tưởng – yếu tố gần như là duy nhất có thể làm nên sự vượt trội của game Việt so với game ngoại cũng không được các NSX Việt sử dụng. Cá nhân tôi chưa thấy bất cứ ý tưởng nào đột phá hay ít nhất là độc đáo của game thuần Việt. Vẫn biết làm ra gameplay sáng tạo là điều rất khó khăn ngay cả với nước ngoài, thế nhưng đứng ở khía cạnh khách hàng, họ luôn đòi hỏi cái mới tốt hơn cái cũ.
Cuối cùng, dường như một số studio còn có quan niệm sai lầm rằng mình ít vốn, công nghệ thấp nên tự cho cái quyền làm ra các sản phẩm chất lượng “tàm tạm”. Đây là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm. hãy nhớ, game thủ là khách hàng chứ không phải là nhà từ thiện, họ có thể chấp nhận sử dụng sản phẩm Việt nếu nó suýt soát với game “ngoại” chứ nếu 1-10, 1-5 thì có lẽ, có “thánh” mới chọn game thuần Việt được
Kết lại, cả hai bên đều cần có thái độ đúng hơn. Rõ ràng, muốn làng game Việt phát triển, chúng ta cần sự nỗ lực cả từ 2 phía: NSX lẫn game thủ. NSX cần có thái độ tiếp cận thị trường đúng đắn, nỗ lực hơn trong việc sản xuất. Còn game thủ, họ cần có cái nhìn khách quan hơn với các sản phẩm nội địa, có thế mới đem lại thành công lâu dài.
Theo PLXH
Chân dung một kẻ làm game Việt
Anh Võ Phan, trưởng dự án MMOFPS thuần Việt SQUAD đến với nghề làm game của mình như thế nào?
Như đã biết, hiện tại SQUAD là một trong những dự án game "made in Việt Nam" đình đám nhất hiện tại. Với chất lượng đồ họa tốt và những hứa hẹn trong gameplay, MMOFPS này tràn đầy hy vọng sẽ mở màn cho thời đại mới của ngành công nghiệp phát triển game nước nhà. Và người góp công lớn nhất để làm nên điều đó chính là "đầu tàu" VTC Studio - Anh Võ Phan.
Mới đây, website của Studio đã đăng tải hẳn một bài viết để nói về chặng đường đến với nghề làm game của vị trường dự án này. Xin trích dẫn lại một phần bài viết với hy vọng nó sẽ đem lại nhiều bài học đáng quý cho các bạn trẻ có lòng đam mê lĩnh vực game development.
Anh Võ Phan - Đầu tàu VTC Studio và là trưởng dự án SQUAD.
"Hắn sinh năm 1973, cầm tinh con trâu, tên cúng cơm đầy đủ là Võ Bằng Phan. Ngoài bằng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, hắn còn có Bằng quản lý đô thị (ĐH Toronto, Canada) và Bằng EMMA in game design, HKU Holland. Hiện hắn đang phụ trách bộ phận sản xuất game, công ty VTC online.
Ám ảnh bởi lý lịch dầy cộm những bằng cấp cộng với cái tên cúng cơm lại vẫn chả thoát khỏi cái chữ "bằng" nghe khá ấn tượng. Hắn cao, nhưng không phải cao ráo mà là cao lẳng nhẳng. Cả người hắn phong trần, bụi bặm từ đỉnh đầu cho tới gót chân. Và như phần lớn đàn ông trên đời có dính dáng đến game: hắn nghiện thuốc lá.
Trời Hà Nội giao mùa, mưa nắng thất thường, lúc nóng, khi lạnh dường như chẳng ảnh hưởng gì đến cảm hứng của hắn khi nói về... game. Tôi thắc mắc: "Anh có sợ thất bại không khi mà nền công nghiệp sản xuất game ở Việt Nam đến giờ vẫn chỉ được coi là... một nửa"? Một phút im lặng, hắn thừa nhận: "Sợ chứ. Nhưng làm game ở đâu chẳng phải thất bại. Dù ở nước phát triển nhất như Mỹ thì lượng game thất bại cũng lớn hơn là thành công. Vì thế cứ phải thử mới biết"...
Đam mê đến muộn...
Nghe Bằng Phan nói chuyện ít người có thể nghĩ mãi tới tận năm thứ 4 đại học hắn mới trở thành "tín đồ" của game. Trước đó, hắn là một cậu học trò "ngoan" với lý lịch sáng choang khiến bạn bè nhiều kẻ... choáng nặng.
Cứ miệt mài với ước mơ trở thành kiến trúc sư, mãi cho tới năm thứ 4 đại học, trong một lần đi chơi cùng bạn hắn mới có cơ hội tiếp xúc với game. Chẳng rõ hồi đó hắn chơi game gì, chỉ biết cái thế giới với rất nhiều hoạt động chả liên quan gì tới thế giới thật đã mang đến cho hắn những cảm xúc mới mẻ. Từ đó, đời hắn có thêm một niềm đam mê nữa ngoài vẽ, đó là chơi game.
Một câu hỏi cứ lởn vởn, trở đi trở lại trong suy nghĩ và dần chiếm lĩnh toàn bộ tâm trí hắn. Vì sao game có thể hấp dẫn được hắn nhỉ, khỉ thật, rõ ràng nó chỉ là một trò chơi thôi mà... thắc mắc ngày càng lớn lên, và trở thành một ước muốn, một quyết định tự bao giờ...
Bên trong vẻ bụi bặm là cả một niềm đam mê.
Ra đi...
Mày mò trên mạng một thời gian hắn cũng tìm ra HKU Holland, một trường đào tạo về "game design" có tiếng ở Hà Lan. Sau khi đăng ký thi tuyển, hắn nhận được một quyển giấy trắng với yêu cầu: hãy vẽ và mô tả chi tiết một game của bạn.
Hồi đó, hắn hoàn toàn không có tí tẹo kiến thức nào về làm game. Chỉ thấy cái gì hay thì vẽ, cái gì khiến mình sướng thì làm. Một game hay với hắn lúc ấy là một game cuốn hút người chơi. Mà những gì cuốn hút người chơi nghĩa là cuốn hút... hắn. Mất khoảng hai tuần, hắn hoàn thành xong 12 trang vẽ về một game người máy bắn nhau chí chóe gì đó mà hắn cũng không còn nhớ rõ. Khi gửi bản vẽ đi, chính hắn cũng không ngờ rằng mình nhận về một kết quả... trúng tuyển.
Nhưng, sự đam mê và khát khao lại thường đi với sự lạc quan phi thường. Như Allyson Jones đã nói: "Nếu tôi có thể ước mơ cho mình một cuộc sống không gặp trở ngại nào thì hấp dẫn thật đấy, nhưng tôi sẽ khước từ vì khi ấy tôi sẽ không học được điều nào khác từ cuộc sống". Năm 2004, Bằng Phan dồn góp tất cả số tiền tích lũy được trong mấy năm làm kiến trúc sư và ra đi với một sự lạc quan hơn bao giờ hết...
Sang năm thứ 3, hắn bắt đầu đi thực tập và tham gia làm "out soure" một số dự án game cho "Team 67", một công ty sản xuất game đa quốc gia. Hơn hai năm hắn viết được hai game, kiếm được một nguồn thu kha khá, đủ để có một cuộc sống dễ chịu, đầy đủ bên trời Tây. Nhưng với hắn, điều đó chả quan trọng, cái khiến hắn thỏa mãn hơn cả là đã tích cóp được cả đống những mánh khóe làm game mà ở Việt Nam chả ai có thể dậy cho hắn.
VTC Studio, nơi sản sinh những dự án thuần Việt đầu tiên.
...và trở về với một khát khao
Làm trong nghề và đã qua nhiều trải nghiệm, chính Bằng Phan cũng nhận ra: làm game ở nước ngoài hắn sẽ có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, được phát huy đúng sở trường, sở đoản và đương nhiên có thu nhập cao. Thế nhưng, khi cơ hội ở lại nước ngoài làm việc mở ra rộng nhất thì hắn lại quyết định... trở về Việt Nam.
Hắn suy nghĩ: Hàn Quốc là nước phát triển về game, nhưng phần lớn game của họ đều copy. Mỹ là nước sản xuất nhiều game nhất thế giới, nhưng phải thuê nhân công ở khắp các nước, trong đó có cả Việt Nam. Vậy tại sao Việt Nam không làm được game? Tại sao phải đi làm thuê cho người khác mà không trở về chính quê hương mình mà làm?... Và năm 2009, người ta thấy hắn gồng gánh về nước.
Không ít người thắc mắc: hắn về làm gì khi nền công nghiệp sản xuất game ở Việt Nam còn quá khó khăn? Hắn chỉ tủm tỉm: "Vì tôi thích Việt Nam làm được game. Thích ra được đường có thể tự hào khoe: đó là game "Made in Vietnam". Thế thôi".
Tháng 6/2009, Bằng Phan chính thức đầu quân về Công ty VTC online và bắt tay vào thực hiện những ý tưởng của mình. Bài toán lớn nhất cho việc sản xuất game ở Việt Nam là các công ty sản xuất game chưa biết họ cần gì để làm được một game. Thông thường, một game MMO (game online) tính từ khi khởi động tới khi hoàn thành mất khoảng... 3 năm với điều kiện đó là một đội quân chuyên nghiệp biết mình đang làm gì.
Từ chỗ chỉ có 20 người, nay studio đã lên tới 200 nhân sự.
Khởi đầu khoảng 20 nhân sự và kết thúc vào khoảng 200 nhân sự. Để có thể làm được một game, phải trải qua rất nhiều công đoạn: nghiên cứu thị trường, lên kịch bản, tìm giải pháp về mặt công nghệ, đồ họa, lập trình, làm giao diện, làm mạng... rồi phát triển sản phẩm, làm PR... Những thứ đó, ở Việt Nam chưa từng được đào tạo. Công việc của Bằng Phan là phải vẽ được mô hình làm game hoàn thiện, lên được kế hoạch chi tiết và đào tạo ra một đội ngũ làm game chuyên nghiệp. Ngoài vẽ ý tưởng và tạo cảm xúc cho game, những lĩnh vực mà hắn được dạy qua quýt ở trời tây như đồ họa, lập trình, làm web... giờ cũng phải lôi ra sử dụng triệt để và còn... hướng dẫn lại cho người khác.
Bắt đầu từ con số 0, hắn đã xây dựng một dự án mang tính thử nghiệm và đến nay bước đầu đã đi vào hoạt động hiệu quả. Thời gian đầu chỉ có 6 người, giờ đội game của hắn đã lên tới con số gần 60 người, chạy cho 4 dự án game của VTC online.
Đến giờ, nhiều người vẫn nói hắn khùng, hắn là người có "bộ gen đột biến"... chỉ riêng hắn biết rõ mình đang gieo trồng gì trên một mảnh đất như thế nào. Không biết game sẽ mang lại cho hắn điều gì và ước mơ của hắn sẽ đi đến đâu, chỉ biết hiện tại: đó là điều mà hắn thích. Hắn cảm thấy thỏa mãn và có niềm tin. Nhà văn Frederick Langbridge đã từng viết trong một tác phẩm của mình: "Hai người tù nhìn bầu trời đêm qua cửa sổ. Một người chỉ thấy song sắt, còn người kia thấy những vì sao".
"Đơn giản chỉ vì thích làm game".
Chính hắn thừa nhận: "Tôi chỉ học, chỉ làm những gì tôi thích. Những thứ tôi thấy vô nghĩa, có đẩy tôi cũng không học, không làm được". Chưa bao giờ người ta thấy Phan ép mình phải làm gì khiến hắn nhăn mày, nhăn mặt. Hắn chỉ làm những gì hắn thấy sướng, chỉ giỏi những gì hắn thích. Và ở thời điểm ấy, Phan thích... làm game
Theo PLXH
Chinh Đồ 2 ấn định "bùng nổ" ngay đầu tháng 04 Tin mừng với các fan của thể loại MMORPG Trung Quốc nói chung và Chinh Đồ nói riêng. Theo tin mới nhận, Giant Interactive đã chính thức công bố thời điểm thử nghiệm close beta choChinh Đồ 2, phiên bản nối tiếp tựa game hết sức thành công của hãng trong quá khứ. Cụ thể trò chơi sẽ cập bến thị trường vào...