Vì sao game mobile ra mắt không có lộ trình rõ ràng?
Khi một nhà phát hành giới thiệu sản phẩm mới tới cộng đồng, chắc chắn họ đều mong muốn tựa game đó được đón nhận, đặc biệt là game mobile. Đáp lại điều đó, các nhà phát hành không thể để các game thủ thất vọng vì chờ đợi quá lâu!
Lộ trình phát hành đã được các nhà phát hành game PC Client làm rất tốt. Tiếu Ngạo Giang Hồ (nhà phát hành VGG) hay Đao Kiếm 2 (Sgame) là hai sản phẩm gần đây nhất đã ra mắt đúng lộ trình được vạch sẵn và công bố rộng rãi tới công chúng.
Game thủ chúng ta sẽ có những trải nghiệm rất thú vị với tựa game, từ việc tìm hiểu các thông tin giới thiệu về game, nghiên cứu các tính năng đặc sắc, đến việc chờ ngày game khai mở. Các trang Teaser bắt mắt giới thiệu game với các mốc thời gian phát hành thử nghiệm, phát hành chính thức được thể hiện trực quan khiến game thủ có tâm lý háo hức trong thời gian chờ đợi.
Chiếc đồng hồ đếm ngược hot nhất 2014
Nhưng không phải tựa game nào cũng đáp ứng được điều này với game thủ. Lộ trình ra mắt không được công bố rõ ràng hoặc game không ra mắt đúng lịch là điều không lạ ở thị trường game Việt Nam. Tuy nhiên, điều này xảy ra với game mobile nhiều hơn.
Không có lộ trình để… gây sốc!
Video đang HOT
Có thể hiểu đơn giản rằng lộ trình là một kế hoạch phát hành được lập ra và công bố để những người quan tâm tới tựa game nắm được. Họ sẽ biết thời gian nào có thể tải game, bao giờ được đăng ký tài khoản, bao giờ có thể chơi game, các sự kiện sẽ diễn ra là gì…
Tuy nhiên, nhiều tựa game mobile thời gian qua lại không có một lộ trình ra mắt rõ ràng như vậy. Sau một thời gian ngắn giới thiệu sản phẩm, giới thiệu những gì hay nhất thì cũng là lúc nhà phát hành công bố thời gian phát hành chính thức.
Chiến lược này khiến game thủ phải theo dõi thông tin về tựa game thường xuyên. Bởi mỗi game mới ra mắt thường đi kèm các sự kiện hấp dẫn như đua TOP, tặng Giftcode và nếu như để lỡ thời điểm game mở máy chủ thì các “tay săn thưởng” sẽ mất cơ hội đua tranh.
GMO Phong Ma tung loạt bài quảng bá rồi “Open beta, tặng giftcode”
Phụ thuộc vào nhà sản xuất
Một tựa game được mua bản quyền phát hành tại Việt Nam từ các nhà sản xuất nước ngoài. Công ty phát hành trong nước có nhiệm vụ phối hợp với đối tác nước ngoài để Việt Hóa và bản địa hóa sản phẩm (chỉnh sửa để sản phẩm phù hợp với thị trường nội địa).
Như vậy việc chuẩn bị cho một game từ nước ngoài đến được tay game thủ Việt phải trải qua khá nhiều công đoạn. Tất nhiên, rất nhiều công đoạn đó nằm ở phần xử lý của đối tác nước ngoài nên các nhà phát hành trong nước phải phụ thuộc vào tiến độ làm việc của họ.
Game bắt đầu được truyền thông theo đúng kế hoạch định sẵn. Nhưng khi thử nghiệm, nếu phát sinh các vấn đề không nằm trong “kịch bản” thì họ phải nhờ đến tác động từ đối tác sản xuất game. Việc trì hoãn ngày ra mắt game là điều “bất khả kháng” khi các nhà phát hành đang ở thế bị động.
Liên Minh Huyền Bí đã làm rất tốt khi tung một sự kiện trúng nhiều mục tiêu
Quá cầu toàn và tham vọng
Công việc bản địa hóa sản phẩm tốn khá nhiều thời gian và công sức của cả nhà phát hành và nhà sản xuất. Trước tiên, nhóm nghiên cứu và phát triển game (R&D) phải tìm hiểu tường tận về sản phẩm và đưa ra báo cáo, nhận định về game và đối tượng game thủ mục tiêu (độ tuổi, sở thích…).
Ngay sau đó bộ phận phát hành và vận hành sẽ ngồi cùng nhau để đưa ra các thay đổi, thêm bớt các tính năng, nội dung. Những việc làm này nhằm đảm bảo sản phẩm khi đến tay game thủ sẽ là tựa game phù hợp nhất với các tính năng và nội dung thân thiện nhất.
Sau cùng, tất cả những thay đổi, chỉnh sửa sẽ được nhà phát hành thực hiện và đóng gói ra từng phiên bản theo hệ điều hành của mobile (Android, iOS).
Những sự thay đổi dù tốt nhất nhưng nếu phải can thiệp quá nhiều vào game tất nhiên sẽ cần nhiều thời gian để xử lý. Quá trình này nếu nhà phát hành quá cầu toàn và đặt tham vọng lớn vào sản phẩm sẽ khiến quá trình chuẩn bị dài hơn, phát sinh nhiều vấn đề hơn và lộ trình game ra mắt phải thay đổi liên tục.
Kungfu Pet làm lại toàn bộ phần tương tác xã hội vì bản gốc… không dùng Facebook
Sự phát triển bùng nổ của ngành game nói chung, đặc biệt là game mobile hai năm trở lại đây khiến nhiều người nghĩ rằng: “làm game không khó”. Nhưng thực tế thì rất nhiều nhà phát hành đã nhận được “bài học xương máu” khi sản phẩm được tung ra không thành công như kỳ vọng. Thiếu chính xác trong vấn đề thời gian ra mắt, hay các thông tin được công bố chính là một phần lý do khiến các sản phẩm như vậy không thể ghi điểm với các khách hàng tiềm năng. Game thủ cũng là người tiêu dùng và quyền lợi người tiêu dùng cần được tôn trọng.
Theo VNE