Vì sao game bị chê “rác” mà người chơi vẫn đông?
Có một sự thật là càng ngày càng có thêm nhiều webgame kiếm hiệp (hoặc tiên hiệp có pha trộn một số yếu tố võ thuật) cập bến Việt Nam.
Tính chất chung của các MMO này là bối cảnh đậm chất Trung Hoa thời phong kiến. Tuy nhiên càng ngày, những webgame với lối chơi có phần quá tương đồng đã khiến không ít người cảm thấy chán nản và bắt đầu quay lưng lại với chúng.
Thế nhưng lạ một điều là dù số lượng đã rất nhiều và không có gì nổi trội hơn nhau nhưng các game online này vẫn có được lượng người chơi hơn hẳn nhiều cái tên nổi tiếng từng về Việt Nam. Vậy đâu mới là lý do cho nghịch lý này?
Tạm bỏ qua các lý do ai ai cũng biết như: cấu hình, bản quyền… bởi đây là chuyện nhỏ và có thể giải quyết dễ dàng. Về căn bản, ở thời điểm hiện tại game thủ Việt đã hoàn toàn có đủ điều kiện, khả năng để chơi bất cứ trò chơi nào họ muốn. Tuy nhiên, các game online trong nước hiện tại vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.
Tính thư giãn và giải trí cao
Lý do chính để phần đông game thủ đến với game online là để có những giây phút thư giãn, giải trí xả stress sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Vẫn biết có nhiều game thủ chơi webgame với mục đích khác nhưng con số này là không nhiều.
Xét về tính &’giải trí’ thì có thể nói các MMO trong nước hiện giờ cao hơn hẳn các game đang làm mưa làm gió trên thị trường thế giới. Lấy ví dụ, một thanh niên mới ra trường, hàng ngày đi làm từ 7h sáng cho đến 8, 9h tối mới về. Niềm vui đơn giản vào thời điểm này chỉ là vào game làm một vài nhiệm vụ đơn giản, dạo qua game một chút và sử dụng một số tính năng mà game thủ cho là “nhạt” như auto chẳng hạn.
Đơn giản là họ cảm thấy thư giãn với những tính năng như vậy. Dĩ nhiên, gameplay của game online trong nước thua xa các MMO ngoại, điển hình như World of WarCraft nhưng tính đơn giản của chúng mới là điểm đáng chú ý.
Video đang HOT
Phải nói thêm là có không ít game thủ rất mê WoW và cũng đạt được những thành tích nhất định. Nhưng để raid nghiêm túc trong WoW tốn quá nhiều công sức và mệt mỏi. Sức lực và suy nghĩ bỏ ra để đối phó với các boss khó dùng để học tập hay làm việc sẽ hợp lý hơn. Hơn nữa, sau một ngày làm việc mệt mỏi, tối về lại tiếp tục “căng đầu” ra thì thật là không đáng.
Server đông, cộng đồng gần gũi
Điểm thứ hai để game thủ gắn bó với các MMO đang phát hành tại Việt Nam là sự đông đúc khi bắt đầu game. Lý do này hơi khó hiểu và nó sẽ được giải thích một cách rõ ràng ngay sau đây.
Điều đầu tiên thu hút một game thủ đến với một game online là gì? Cộng đồng trong game phải đông. Vì trong quan niệm của không ít gamer Việt Nam, game có hay, có đáng chơi mới đông người chơi và thành công. Tuy có thể có ngoại lệ nhưng nó không nhiều.
Đến với các game online từng xuất hiện tại nước ta như Atlantica, ở các thành thị ban đầu thậm chí cả các map ở level đầu rất vắng vẻ và buồn tẻ. Điều này bởi vì người chơi các tựa game này tập trung chủ yếu ở các map lớn, các map phân bố theo level và trình độ rõ ràng. Phải công nhận đây là một sự bố trí thông minh nhưng không phù hợp với nhiều game thủ, đặc biệt là với game thủ Việt Nam.
Hãy tưởng tượng bạn chơi MMO mà chạy cả ngày không thấy ai hay một mình đánh quái suốt ngày. Nếu vậy, thì game offline mới là lựa chon phù hợp cho bạn.
Người chơi tương tác với nhau
Có thể hệ thống boss hay dungeon của các tựa game như WoW hay Granado Espada yêu cầu sự phối hợp nhuần nhuyễn của game thủ hơn nhưng chúng lại không phù hợp với nhiều game thủ Việt.
Cụ thể, trong WoW muốn tiêu diệt một boss hay hoàn thành một nhiệm vụ đôi khi người chơi phải phối hợp với nhau chính xác tới từng động tác. Đôi khi, điều này làm người chơi căng thẳng và đôi khi xích mích không đáng có. Hơn nữa, nó chỉ gắn bó người chơi trong một party, một guild chứ không rộng đến tầm của cả một cộng đồng lớn như các MMO tại Việt Nam.
Như trong game online Việt Nam, các nhiệm vụ đông người thường rất dễ dàng. Trong quá trình làm nhiệm vụ, người chơi có thể tán chuyện, vui vẻ cười đùa hay làm những trò nghịch ngợm. Giả sử với các game yêu cầu kỹ năng mà bạn cười đùa hay làm động tác vui vẻ thì chỉ có nước thất bại. Rõ ràng, MMO Việt có tính gắn kết cộng đồng cao hơn hẳn, và đây là lý do thứ 3 khiến cho nhiều webgame chất lượng không cao nhưng vẫn có rất đông người chơi như hiện nay.
Chơi game để thưởng thức cuộc sống
Tóm lại, nguyên nhân để không ít game thủ Việt gắn bó với các game online là để tận hưởng cuộc sống, kết nối bạn bè, tìm được những hình thức giải trí nhẹ nhàng phù hợp với nhu cầu thư giãn chứ không hoàn toàn vì game.
Những game thủ gắn bó với game trong nước đang tận hưởng cuộc sống qua game chứ không phải chỉ biết cắm đầu vào cáy kéo cho nhân vật trong game thêm mạnh. Và quan trọng hơn, một thông điệp gửi tới tất cả game thủ: “Hãy biết tôn trọng sở thích của người khác”.
Theo GameK
Những vấn nạn khiến game thủ Việt "xuống cấp"
Bài viết "Hỏi Game thủ" về những mảng tối trong cộng đồng game thủ Việt Nam đã được GameK đăng tải từ ngày 31/03. Ngay sau đó, đã có không ít những bình luận chia sẻ thêm về những "tệ nạn" được đề cập trong bài viết, những điều khiến cho cộng đồng game thủ MMO Việt nói chung bị gán cho không ít điều tiếng. Tuy nhiên cũng cần phải nhắc lại, vơ đũa cả nắm là một chuyện, chúng ta cũng cần phải nắm rõ một điều, thứ khiến cho cộng đồng phải chịu tiếng xấu là một vài cá nhân (thực tế đáng buồn, một vài ở đây nghĩa là rất nhiều). Chính vì thế, đã có không ít những chia sẻ tâm huyết của game thủ để phần nào có thể gột rửa được tai tiếng.
Độc giả Tân Nguyễn chia sẻ một comment khá dài, trình bày về những vấn đề bất cập của người chơi game online Việt Nam: "Thứ nhất là vấn đề tinh thần đồng đội . Trong các game đòi hỏi tính chiến thuật cao như Liên Minh Huyền Thoại, DotA... teamwork được xem như yếu tố quyết định chiến thắng. Thế nhưng một điều đáng buồn là hầu hết những game thủ Việt Nam hễ có chuyện gì là chửi bậy và còn có thể cãi lộn vs nhau trên kênh chat thoải mái và ko để ý ai hết! Trong game, mỗi khi lỡ để nhân vật bị chết mình thường xuyên thấy những dòng chat chửi bậy vô tội vạ và còn rất nhiều từ ngữ "thuần Việt" khác khiến những người chơi mất tập trung và khó có thể phối hợp vs nhau để thắng được!"
Với số lượng hơn 30% trong tổng số 2.400 lượt độc giả bình chọn trong công cụ poll, vấn nạn sử dụng từ ngữ không phù hợp, hay nói cách khác là văng tục chửi bậy trong game đã trở thành một tình trạng nhức nhối. Thực tế là tình trạng này xảy ra trong không chỉ những game online Việt Nam, mà còn ở những cộng đồng chơi game online server quốc tế. Khái quát mà nhận định, việc spam nhảm trên kênh chat thế giới cũng như chửi bậy trong game ở một bộ phận game thủ Việt Nam còn nghiêm trọng hơn tình trạng hack, cheat. Lý do rất đơn giản là nhiều người cho rằng việc văng tục là vô thưởng vô phạt, không gây hậu quả xấu cho ai.
Nhiều người nêu lên ý kiến chủ quan của mình: "Dĩ nhiên chửi bậy là không hay, tuy nhiên trong nhiều cuộc chơi, việc văng tục đôi khi khiến cho việc chơi game thoải mái hơn, bớt ức chế". Thế nhưng các bạn quên mất một điều, đây là cuộc chơi của nhiều người chứ không phải mình bạn. Việc văng tục hoàn toàn có thể gây khó chịu, thậm chí ức chế sang những người chơi khác, ngay cả khi đó là những đồng đội trong cùng team game.
Tiếp đến tình trạng hack, cheat tràn lan, thậm chí là "theo phong trào" trong game online. Game thủ Tân Nguyễn tiếp tục: "Về vấn nạn hack & cheat trong game. Mọi người đều muốn thắng game bằng bất kì cách gì nên đã lao đầu hack , sao không thể cố gắng tự lực chơi nhỉ? Có khi bạn còn có thể phát huy khả năng bí ẩn của bạn nữa đấy! Game CF từng là game mình rất là mê nhưng nó đã bị hack và theo mình thấy NPH không hề để ý đến, hoặc để ý rất mờ nhạt."
Như đã đề cập trong một vài bài viết trước đây, rất nhiều game thủ chơi MMO tại Việt Nam rơi vào độ tuổi từ 8 đến 16, thậm chí việc một cậu bé sáng đi học mẫu giáo, tối về xin tiền bà xuống quán net chơi CF cũng là điều không hề hiếm gặp. Khi tư duy cũng như ý thức chưa phát triển một cách toàn diện, thì việc các em cố gắng chiến thắng tựa game bằng mọi cách, thậm chí là sử dụng hack cheat theo lời xúi bẩy của bạn bè cùng chơi âu cũng là điều dễ hiểu.
Gần 20% số người bình chọn cho rằng thói tư lợi, ích kỷ, không có tinh thần đồng đội mới là "đức tính" đáng lên án nhất của người chơi game online nước ta. Công bằng mà nói, việc phô diễn kỹ thuật cá nhân trong game không hề xấu. Thế nhưng không ít người trong lúc cố chứng tỏ bản thân bằng cách "xông pha" nơi chiến trận mà bỏ mặc đồng đội đang cần giúp đỡ, từ đó đem lại thất bại cho cả đội thì quả thật không nên chút nào, đặc biệt là trong những game cần tư duy chiến thuật và khả năng tương tác đồng đội cao.
Chia sẻ về vấn đề này, một độc giả lên tiếng có phần bức xúc: "Không có tính đồng đội: mình là gamer eSport nên ghét nhất trò này. Tính đồng đội thì chẳng có, toàn mỗi thằng đi một nẻo, mình kêu cứu không thèm ra, đến lúc nó chết thì chửi sao không cứu nó. Toàn suy nghĩ thích làm siêu nhân, đến lúc thua thì kêu tại tụi mày gà chứ còn tao thì bá đạo rồi, nhiều lúc muốn đập cho một phát."
Nhìn chung, cộng đồng game thủ Việt vẫn còn rất nhiều người chơi với thói quen chơi game không được hay cho lắm. Dĩ nhiên, nhiều người có thể lên tiếng "việc tôi chơi game ra sao là quyền của tôi", thế nhưng tư duy đó chỉ đúng với những người chơi game offline. Còn về game online, việc gamer có ý thức cũng như tuân thủ những quy tắc của cuộc chơi cũng là điều hết sức cần thiết.
Theo Eva
Bạn ghét game thủ Việt ở chỗ nào? "Game thủ Việt", mỗi khi nhắc tới cụm từ này, GameK chắc chắn mỗi người trong chúng ta sẽ có những cảm giác và suy nghĩ riêng. Nhiều người sẽ cảm thấy tự hào với cộng đồng game thủ Việt đông đảo với nhiều phong trào, tạo điều kiện để họ có thể đến gần với nhau hơn thay vì chỉ tương tác...