Vì sao F0 ở Hà Nội chỉ khoảng 2.800 – 2.900 ca, không tăng cũng không giảm?
F0 ở Hà Nội thời gian gần đây thường ở mức 2.800 – 2.900 ca, không tăng lên hay giảm xuống rõ rệt, điều này có đáng lo?
Gần tháng nay, Hà Nội liên tục ghi nhận số ca mắc một ngày gần 3.000 ca. Gần đây là các ngày 24/1 – 2.801 ca, ngày 25/1 – 2.957 ca, ngày 26/1 – 2.884 ca. Riêng 27/1, Hà Nội phát hiện 2.885 ca tại 407 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Nhiều người băn khoăn vì sao suốt thời gian dài, F0 ở Hà Nội chỉ dao động 2.800 – 2.900 ca, không tăng lên nhưng cũng không giảm xuống. Một vài người còn lo lắng công tác chống dịch ở Hà Nội vẫn ở mức cao, chưa hạ nhiệt.
(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, số liệu trên cho thấy Hà Nội vẫn đang kiểm soát được dịch.
“2.800 hay 2.900, thậm chí là hơn 3.000 ca so với dân số hơn 13 triệu dân của Hà Nội cũng không thể hiện rõ tình hình dịch. Vì vậy, số ca bệnh tăng và giảm dù vài chục hay vài trăm ca mỗi ngày cũng vẫn nằm trong tầm kiểm soát thành phố”, ông Phu nói.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, số bệnh nhân nặng, số ca tử vong ở Hà Nội cũng không tăng cao. Theo ông Phu điều đó chứng tỏ Hà Nội đang kiểm soát tốt được dịch COVID-19. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhận định thời gian tới, dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, giao lưu của người dân tăng, tình hình dịch ở Hà Nội còn phức tạp. Vì vậy mọi người cần tuân thủ đúng thông điệp 5K của Bộ Y tế. Ngoài ra, người cần nên hạn chế các cuộc gặp gỡ, thăm hỏi, tụ tập ăn uống để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Điều trị bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: Bộ Y tế)
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội bày tỏ, số ca COVID-19 ổn định thời gian qua cho thấy Hà Nội đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Đây là kết quả của cả quá trình phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine COVID-19 cho người dân.
Ông Hùng nhận định thời gian số ca mắc vẫn tăng song không đột biến. Trong khi đó, người bệnh nặng, hay số ca tử vong của Hà Nội so với cả nước khá thấp. ” Dịch trên địa bàn thủ đô không có gì đáng ngại”, ông nói. Việc người dân tiêm đủ liều vaccine; tổ chức thu dung điều trị hợp lý, tăng điều trị cách ly tại nhà sẽ giúp ngành y tế không quá tải.
Bệnh nhân nặng, tử vong trong kiểm soát
Tại hội nghị giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong tuần từ 19/1 đến 25/1, trung bình thành phố ghi nhận 2.902 ca/ngày.
Số ca mắc cơ bản đang được kiểm soát tốt, song, dự báo, tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm “giả tạo” do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại sau Tết. Công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Thành phố đang ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch.
Theo Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, hiện các ca mắc COVID-19 vẫn tăng cao, trong đó, số ca cộng đồng khoảng 30%. Nhận định sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, F0 có thể tăng cao hơn, do giao lưu, giao thương của người dân trong dịp Tết sẽ tạo điều kiện cho dịch bùng phát. Ngành y tế đã xây dựng các phương án phòng chống sự lây lan của biến chủng mới, trong đó, đảm bảo được mục tiêu là giảm tỷ lệ chuyển tầng, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Bên cạnh đó, ngành Y tế sẵn sàng không có ngày nghỉ lễ Tết để phục vụ người dân trong xét nghiệm, tiêm chủng.
Hà Nội ghi nhận 14 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, trong đó 1 trường hợp cộng đồng. Lãnh đạo Sở Y tế nhấn mạnh, cần tiếp tục theo dõi sát và áp dụng các biện pháp kiểm soát lây nhiễm chặt đối với các chuỗi lây nhiễm biến chủng này.
Giãn cách xã hội: Tái xuất 'ATM gạo' giúp người dân ở nhà phòng, chống dịch Covid-19
Từng nhận Giải thưởng Thanh niên sống đẹp của T.Ư Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, nay tiếp tục có những hành động đẹp trong thời điểm TP.HCM phải thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, đó là Hoàng Tuấn Anh (36 tuổi), Giám đốc Công ty PHGLock (Q.Tân Phú, TP.HCM).
Nhiều người trẻ đang cố gắng hoàn thành máy ATM gạo hỗ trợ cho các nơi bị phong tỏa ở TP.HCM . Ảnh LAN PHƯƠNG
Hoàng Tuấn Anh hy vọng lần này huy động được vài trăm tấn gạo giúp người dân ở nhà phòng, chống dịch Covid-19.
Tuấn Anh cũng chia sẻ trong suốt một năm qua, công ty đã hỗ trợ xuyên suốt cho người dân khắp các tỉnh như: Hải Dương, Bắc Ninh, Long An, Nghệ An, Quảng Trị, TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội... trong các chương trình từ thiện: ATM gạo, ATM khẩu trang, ATM vắc xin...
"Nhất là trong các đợt dịch Covid-19 đã bùng phát vừa qua ở Hải Dương, ATM gạo đã có mặt để hỗ trợ nhanh cho tất cả các thành phố, huyện của Hải Dương. Đã có cả chục ngàn lượt người nhận gạo và nhanh chóng vượt qua thời điểm cách ly. Đó là minh chứng cho thấy ATM gạo rất hiệu quả. Nên ngay sau khi thấy thông tin dịch Covid-19 diễn biến khó lường ở TP.HCM, khiến thành phố bị giãn cách xã hội, nhất là P.Thạnh Lộc (Q.12) và toàn Q.Gò Vấp bị phong tỏa, thì chúng tôi tiếp tục đồng hành để cùng người dân chống dịch bằng máy ATM gạo".
Theo Tuấn Anh, trong hai ngày vừa qua, các nhân viên của công ty đã nỗ lực để hoàn thành máy ATM gạo hỗ trợ những nơi đang là tâm dịch. "Ngày bình thường, chúng tôi làm việc ở công ty. Nhưng khi dịch Covid-19 đến, chúng tôi đều là những tình nguyện viên cùng đất nước, cùng thành phố chống dịch Covid-19", Tuấn Anh thổ lộ.
Được biết, trước mắt công ty PHGLock sẽ hỗ trợ máy ATM gạo cho địa bàn Q.12. Cụ thể là đặt máy ATM gạo tại: Trường mầm non Bông Sen (địa chỉ: 2/2 đường Thạnh Lộc 29, P.Thạnh Lộc, Q.12). Đồng thời đang chờ sự chấp thuận của UBND Q.Gò Vấp để tiếp tục triển khai hỗ trợ tại quận này.
Tuấn Anh cho biết thêm: "Hiện tôi chỉ hỗ trợ được 3 tấn gạo ban đầu cho các quận ở TP.HCM. Trong đó lượng gạo tôi tặng cho Q.12 là 1 tấn, chỉ đủ chạy nửa ngày đầu tiên cho khoảng 500 người. Tuy nhiên chương trình này được sự góp sức của T.Ư Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, mà tôi đang là thành viên nên hy vọng sẽ huy động thêm được vài trăm tấn cho người dân thành phố".
'Cha đẻ ATM gạo' nói thêm: "Suốt một năm chống dịch Covid-19 nên các mạnh thường quân và các doanh nghiệp đã rất kiệt quệ. Vì thế nên tôi cũng rất ngại khi phải kêu gọi ủng hộ. Tuy nhiên, được sự ủng hộ của nhiều người nên tôi quyết định sẽ làm đến sức lực và đồng tiền cuối cùng. Vì bản thân tôi hiểu, nếu thua đợt này thì tất cả thành quả chống dịch Covid-19 của Việt Nam sẽ vô nghĩa. Tôi sẽ đồng lòng với người dân Việt Nam chiến đấu đến khi hết dịch Covid-19".
Bên cạnh việc mong mỏi dịch Covid-19 sẽ nhanh chóng được đẩy lùi, Tuấn Anh chia sẻ về dự định sắp tới sẽ dành tiền dư để làm kinh phí vận hành các chương trình từ thiện. Cụ thể là lắp máy ATM khẩu trang trên xe bán tải nhằm đem đi phát những điểm cách ly nhỏ, lẻ.
Hồ Gươm biến thành "trường đua" xe đạp, chật ních người đi bộ tập thể dục Những ngày gần đây, người "nghiện" vận động vẫn tìm cách "lách luật" bất chấp các quy định cấm hoạt động thể dục thể thao, tụ tập đông người ở Hà Nội. Tuy nhiên, không ít người có giải pháp vừa tốt cho sức khỏe vừa an toàn cho bản thân và cộng đồng. Khung giờ từ 5-7h sáng những ngày gần đây,...