Vì sao Eriksson lừng danh 2 lần phơi áo dưới tay thầy Park?
Hai lần đánh bại Sven-Goran Eriksson ở AFF Cup 2018 là chiến thắng ấn tượng nhất của HLV Park Hang-seo trước một đối thủ đẳng cấp thế giới tại một giải đấu chính thức.
“Sven là một HLV đẳng cấp thế giới. Đối đầu ông ấy là vinh dự của tôi. Tuyển Việt Nam đã thắng Philippines 2 lần nhưng đẳng cấp của tôi thì chưa với tới được Eriksson”.
Ông Park đã nói điều đó sau chiến thắng 2-1 của tuyển Việt Nam trước Philippines tại bán kết lượt về AFF Cup 2018. Đó là trận thứ hai liên tiếp, ông vượt qua Sven-Goran Eriksson, HLV hay nhất Serie A mùa giải 1999/00. Cho tới nay, Eriksson vẫn là một trong những HLV có đẳng cấp cao nhất mà ông Park từng đối mặt.
HLV Park Hang-seo thắng Eriksson 2 lần ở AFF Cup 2018, giải đấu mà tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch. Đồ họa: Hà My.
Eriksson xuất chúng nhưng Philippines không cùng đẳng cấp Việt Nam
Thế giới bóng đá thú vị vì mọi thứ đều có thể xảy ra. Đội mạnh có thể thua đội yếu, HLV đẳng cấp vẫn cúi đầu trước đồng nghiệp kém danh tiếng hơn? Nhưng điều đó không có nghĩa trật tự giữa đôi bên đã thay đổi.
Đó là điều từng diễn ra giữa HLV Park Hang-seo và Eriksson tại AFF Cup 2018.
So với thầy Park, ông Eriksson khi đó có rất ít lợi thế. Lực lượng tuyển Việt Nam năm ấy trẻ trung nhưng tài năng và rất nhiều kinh nghiệm. Chiều ngược lại, Philippines có tới 8 cầu thủ hơn 30 tuổi trong đội hình, không sở hữu tài năng trẻ nào sáng giá – hậu quả của hệ thống đào tạo yếu kém ở một đất nước mà bóng đá không phải môn thể thao số một.
Khác biệt giữa đôi bên thể hiện rõ ngay từ vòng bảng. Tuyển Việt Nam khi ấy nhất bảng,có 10/12 điểm tuyệt đối. Philippines có 8/12 điểm, đá với Timor-Leste cũng chỉ thắng 3-2, xếp nhì bảng.
Ông Eriksson mới đến Philippines chưa đầy một tháng còn thầy Park đã trải qua gần một năm. Người trước lần đầu tiên làm việc ở Đông Nam Á, người sau có sự hỗ trợ của một ê kíp hùng hậu cả trợ lý Hàn Quốc và bản địa.
Video đang HOT
Phải hiểu rõ những khác biệt ấy, ta mới biết tại sao HLV Park Hang-seo chiến thắng Eriksson.
HLV người Thụy Điển từng đưa Roma vô địch Serie 1999/00, 3 lần giúp Anh vào tứ kết World Cup và EURO. Nhưng ở AFF Cup, ông có quá ít lợi thế so với đối thủ.
Danh sách dự bị của tuyển Việt Nam và Philippines ở lượt về bán kết AFF Cup 2018 cho thấy khó khăn của ông Eriksson. Ảnh chụp màn hình.
Ông Park có hay hơn Eriksson?
Khác biệt giữa đôi bên ở vạch xuất phát giúp ông Park không quá khó khăn khi đánh bại nguời đồng nghiệp danh tiếng.
Ở trận lượt đi tại Bacolod hôm 2/12, tuyển Việt Nam nhẹ nhàng vượt qua đối thủ 2-1 với bước ngoặt là bàn mở tỷ số ngay phút 12 của Nguyễn Anh Đức. Chiến thắng ấy đã tạo một lợi thế quá lớn cho thầy trò ông Park trước lượt về.
“Chúng tôi phải tấn công trước Việt Nam. Bạn hỏi tại sao chúng tôi thay đổi ư? Vì chúng tôi muốn ghi bàn và đi tiếp. Không thay đổi, chúng tôi sẽ không có bàn thắng. Nhưng khi thay đổi, chúng tôi đã bị trừng phạt”, ông Eriksson thừa nhận sau 90 phút lượt về ở Mỹ Đình, nơi họ tiếp tục thua 1-2.
Điều thú vị là ở cả hai trận đấu đó, ông Park gần như không có một sự thay đổi nào. Tuyển Việt Nam đá cùng một sơ đồ 5-3-2, giữ nguyên 10/11 vị trí. Thay đổi duy nhất của lượt về so với lượt đi là Xuân Trường đá thay Hùng Dũng chấn thương.
Cả những quyết định thay người của ông Park cũng gần như giống hệt. Lượt đi, ông đưa Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Huy Hùng, Hà Đức Chinh vào sân. Lượt về, tiếp tục là Công Phượng, Huy Hùng, Tiến Linh.
Vì sao tuyển Việt Nam đá cùng một kiểu, Eriksson vẫn vô phương chống đỡ?
Không phải ông không có giải pháp, vấn đề là ông không có con người để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Không nhiều người để ý Philippines chỉ mang 18 cầu thủ tới Hà Nội, ít hơn 5 người so với danh sách tiêu chuẩn của một đội tuyển dự giải. “Azkals” không có đủ người để ứng biến chiến thuật khi cần thiết.
Công Phượng đối mặt Alvaro Silva ở bán kết lượt về AFF Cup 2018, nơi anh đã ghi 1 bàn. Ảnh: Minh Chiến.
Công Phượng giỏi hay hàng thủ Philippines kém?
Chi tiết hơn, hãy nhìn vào sự xuất hiện của Công Phượng trong 2 lượt trận.
Lượt đi, Phượng vào sân ở phút 80, suýt ghi bàn sau một tình huống đột phá cuối trận. Lượt về, ông Park lặp lại bài này, tung Phượng vào sân ở phút 83. Cả hai lượt trận, Phượng đều bám biên trái, đột phá trung lộ như sở trường. Tới lượt về, anh ghi một bàn.
Ông Eriksson biết đối thủ muốn làm gì nhưng vẫn không cản được. Trận lượt đi, Công Phượng đối mặt với hậu vệ cánh Martin Steuble, bộ đôi trung vệ Carli de Murga, Alvaro Silva có tổng tuổi đời 94 và đã chơi đủ 90 phút. Họ bị sức trẻ của Phượng, khi đó 23 tuổi và vừa vào sân, “hành” lên bờ xuống ruộng.
Lượt về, ông Eriksson lập tức có điều chỉnh khi đưa hậu vệ mới 23 tuổi Amani Aguinaldo trám vào bên phải hàng thủ. Nhưng thay đổi ấy cũng không giúp gì được HLV người Thụy Điển khi chính Aguinaldo lần lượt bị Văn Đức và Công Phượng vượt qua trong hai bàn thắng. Ông Eriksson muốn hành động nhưng lực lượng của tuyển Philippines là không đủ.
Bên kia chiến tuyến, hai lần sử dụng Công Phượng cũng cho thấy phản ứng nhanh nhạy của HLV Park. Cả hai lần ông Park thay Phượng đều bắt đúng bài đối phương. Lượt đi, Phượng vào sân phút 80, 3 phút sau khi hậu vệ phải Adam Reed bị thay ra. Lượt về, anh vào sân phút 83, cùng thời điểm tiền vệ phòng ngự Kevin Ingreso rời sân. Khả năng ứng biến ấy đã nhiều lần được ông Park thể hiện ở U23 châu Á, ASIAD và tiếp tục cho thấy hiệu quả tại AFF Cup.
Đấy cũng là lý do khiến ông Park rất hài lòng sau trận: “Tôi rất vui khi Văn Đức có pha đi bóng, kiến tạo trong bàn mở tỷ số. Nhưng khoảnh khắc tôi ấn tượng nhất là khi Công Phượng dứt điểm, nâng tỷ số lên 2-0″.
Tóm lại, chiến thắng trước Sven-Goran Eriksson là thắng lợi ấn tượng của tuyển Việt Nam và HLV Park, nhưng nó cũng phản ánh những hạn chế của bóng đá Philippines và khó khăn của Eriksson thời điểm ấy.
Thái Lan tung đòn hiểm với các đối thủ ở AFF Cup 2020?
Quyết định của BTC giải Ngoại hạng Thái Lan (Thai-League) về việc đổi thời gian tổ chức giải đấu vô tình đang đặt các nước Đông Nam Á, gồm Việt Nam trước nguy cơ mất trụ cột tại AFF Cup 2020.
ĐT Singapore và Philippines có thể mất nhiều trụ cột như Irfan Admad (trái) tại AFF Cup do Thai - League đổi lịch thi đấu
Như Tiền Phong đã đưa tin, BTC Thai-League mới đây đổi lịch tổ chức giải sang tháng 9/2020 và kết thúc vào tháng 5/2021. Quyết định này bắt nguồn từ việc Thai-League bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, dẫn tới phải trì hoãn suốt thời gian vừa qua. Điều không ai lường tới là việc đổi lịch của Thai-League khiến cho nhiều quốc gia Đông Nam Á đứng trước khả năng mất trụ cột tại AFF Cup 2020.
AFF Cup 2020 không thuộc hệ thống FIFA Days, nên các CLB không bắt buộc phải "nhả" quân cho các đội tuyển quốc gia. Trường hợp thủ môn Đặng Văn Lâm (đang khoác áo Muangthong United) của Việt Nam là một ví dụ. Phó chủ tịch thường trực LĐBĐVN (VFF) Trần Quốc Tuấn thừa nhận với PV Tiền Phong, nếu Muangthong United từ chối trả người thì chắc chắn ở AFF Cup 2020, HLV Park Hang Seo sẽ không có sự phục vụ của Văn Lâm trong đội hình tuyển Việt Nam. Văn Lâm hiện là thủ môn số 1 ở đội tuyển Việt Nam.
Việt Nam chỉ có 1 trường hợp của thủ môn Văn Lâm và dù sao, trong tay ông Park hiện vẫn còn khá nhiều phương án dự phòng. Có thể kể tới những cái tên như Nguyên Mạnh (SLNA), Văn Toản (Hải Phòng) thậm chí Bùi Tiến Dũng (TP Hồ Chí Minh). Một số quốc gia khác đứng trước nỗi lo còn lớn hơn Việt Nam.
Đầu tiên là Philippines, đội có tới 12 cầu thủ đang khoác áo các đội bóng ở Thai-League, như: Michael Falkesgaard, Patrick Reichelt, Aguidalno, Luk Woodland, Martin Steuble, Alvaro Silva... Nếu những cầu thủ này không được về nước, Philippines gần như phải sử dụng đội hình "B" tại AFF Cup 2020. Singapore đứng thứ 2 với 5 cầu thủ đang thi đấu ở Thai-League, trong đó đáng chú ý là Irfan Ahmad con trai của huyền thoại bóng đá Singapore Fandi Ahmad. Dù mới 23 tuổi, Irfan Ahmad đã có 26 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Singapore. Lào có 4 cầu thủ, đáng chú ý là tiền đạo Vongchiengkham, được mệnh danh là "Messi Lào". Myanmar có thể mất 2 trụ cột Kyaw Ko Ko và Zaw Min Tu. Không có bộ đôi này, Myanmar coi như mất đi một nửa sức mạnh. Malaysia, Indonesia cũng đều có cầu thủ thi đấu tại Thai-League.
Giám đốc điều hành Thai-League, Benjamin Tan, hôm qua nói với PV Tiền Phong, BTC giải Ngoại hạng Thái Lan sắp tới sẽ có cuộc làm việc với các đội bóng và vấn đề trên có thể được đưa ra để xem xét. Mặc dù vậy, ông Tan khẳng định, về cơ bản, các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải đàm phán với các đội bóng tại Thai-League để xin quân theo đúng quy định của FIFA. Ông cũng cho biết, Thai-League sẽ không nghỉ trong giai đoạn diễn ra AFF Cup 2020.
Thái Lan từng mất tiền vệ Chanathip Songkrasin tại AFF Cup 2018, giải đấu đội tuyển Việt Nam đăng quang ngôi vô địch, do phải thi đấu cho Consodole Sapporo ở giải VĐQG Nhật Bản. Tuy nhiên, đây là chuyện rất khác bởi lúc này, Thái Lan là đội có quyền lợi liên quan đến AFF Cup 2020, và lại "nắm đằng chuôi" trong việc có hay không trả quân cho các đối thủ ở Đông Nam Á. Cho tới lúc này, khi chưa giải pháp nào được đưa ra, Việt Nam và các nước có lẽ bắt buộc phải trông đợi người Thái "chơi đẹp". Bên cạnh đó, như trường hợp của Việt Nam, ông Park và BHL đội tuyển chắc chắn sẽ phải có phương án dự phòng, tránh phụ thuộc vào đối thủ.
Về lâu dài, đây rõ ràng là vấn đề đối với bóng đá Đông Nam Á bởi không loại trừ trường hợp sẽ có thêm nhiều tuyển thủ quốc gia các nước trong khu vực chuyển tới Thai-League để chơi bóng bởi sức hút ngày càng tăng.
NGUYÊN PHONG
Chưa HLV nào ở Đông Nam Á thắng được ông Park Trong hơn 2 năm qua, 10 đội tuyển trong khu vực đã thay tới 36 HLV, với nhiều quốc tịch, triết lý, phong cách khác nhau; trong đó có những tên tuổi lớn như: Milovan Rajevac (Serbia, tuyển Thái Lan), Eriksson (Thụy Điển, Philippines) và Nishino (Nhật Bản, Thái Lan); trong khi đó Việt Nam chỉ duy nhất HLV Park Hang-seo. Tuy nhiên,...