Vì sao được bảo vệ kỹ bé vẫn có nguy cơ sốt xuất huyết?
Được phát hiện tại Việt Nam từ thập niên 60, sốt xuất huyết (SXH) vẫn đang là dịch bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay, nhất là với đối tượng trẻ em. Đáng chú ý, theo nhận định của các chuyên gia, trong năm 2014 nguy cơ bùng nổ dịch sốt xuất huyết ở nước ta là rất lớn dựa theo chu kỳ dịch bệnh 3-5 năm/ lần.
Muỗi Aedes thường được xác định là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở thành phố, đô thị. Ảnh: shutterstock
Diễn biến của sốt xuất huyết sẽ phức tạp trong năm 2014
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2013, ngoài các vùng nông thôn, nơi vẫn được xem là những điểm nóng của SXH, dịch có xu hướng lan rộng tới các khu vực thành thị, những nơi ít ai ngờ tới. Điển hình là thành phố Hà Nội, trong năm 2013, đã đứng đầu miền Bắc về số người dương tính với virus sốt xuất huyết.
Khi được hỏi về phản ứng của mình trước căn bệnh nguy hiểm này, chị Thu Tâm (Q. Ba Đình) nhận định: “Nhà tôi thì luôn thường xuyên quét dọn sạch sẽ nên chắc không sao! Vả lại cả khu phố này trước giờ có thấy ai mắc bệnh này đâu!”. Đó cũng là tâm lý chung hết sức chủ quan của các bà nội trợ khác tại các thành phố lớn trên khắp cả nước, điển hình là tại TP.HCM và Hà Nội. Các chị đều có chung suy nghĩ rằng sống trong một môi trường sạch sẽ, một thành phố hiện đại và bảo vệ con bằng những cách thức an toàn nhất thì dịch sốt xuất huyết sẽ khó mà tấn công được.
SXH và những triệu chứng dễ nhầm lẫn
Thông thường, trẻ bị SXH không có triệu chứng đặc biệt, ban đầu chỉ là sốt nhẹ nên hầu như các bà mẹ thường cho trẻ uống thuốc hạ sốt và chăm sóc tại nhà vì cho rằng đó chỉ là bệnh cảm sốt thông thường. Chị Giang đang chăm sóc con bị bệnh SXH tại Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ : “Bé bị sốt cao nhưng gia đình tôi cứ cho rằng bé sốt mọc răng nên tôi chỉ chăm bé tại nhà. Khoảng ba ngày sau các triệu chứng mới rõ một chút, tôi mới biết và đưa bé nhập viện.”
Video đang HOT
Khi mắc bệnh SXH, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Trẻ mắc bệnh cần được chăm sóc đặc biệt, không được chơi đùa quá sức, ăn cháo lỏng để dễ tiêu hoá và uống nhiều nước trái cây bù lại lượng nước đã mất do thân nhiệt cao. Ngoài ra có thể kết hợp lau nước mát toàn thân cho trẻ để giúp hạ nhiệt. Khi thấy xuất hiện các ban đỏ trên người phải đưa trẻ nhập viện.
Làm gì để bảo vệ trẻ?
Ít ai biết rằng các bể chứa nước mưa, nước điều hòa, nước trong những túi ni-lông, vỏ lon bia vứt bừa bãi, lọ hoa cảnh, bồn rửa bát trong các hộ gia đình, khu chung cư…. là môi trường lý tưởng để muỗi SXH sinh sôi và phát triển. Đôi khi các mẹ bảo vệ con rất kỹ, đặc biệt cho con mặc quần áo dài tay để bảo đảm an toàn nhưng lại sơ ý không dọn sạch những khu vực có nước tồn đọng đó. Chính những nơi này đã trở thành nguồn gốc gây SXH cho trẻ.
Vì vậy, việc thường xuyên phun thuốc trừ muỗi, xoa kem chống muỗi khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, mặc quần áo dài tay, ngủ màn… là những cách bố mẹ có thể làm để bảo vệ con mình tránh xa loài muỗi dữ dằn mang mầm bệnh. Điều quan trọng hơn cả, bố mẹ cần có ý thức mạnh mẽ trong việc phòng tránh SXH, và luôn ghi nhớ “SXH đang dần được xem là bệnh của đô thị và có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ ở các thành phố lớn”.
Chiến dịch ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng 6 với chủ đề “Đoàn kết vì một thế giới không còn bệnh Sốt xuất huyết”.
Đi cùng chiến dịch này, nhãn hàng Raid thuộc Công Ty SC Johnson & Son đã đồng hành với Viện Pasteur tích cực hưởng ứng bằng việc gắn kết và giáo dục nhận thức của người dân về bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt với đối tượng trẻ em, đồng thời thúc đẩy các bà mẹ tham gia phòng chống sốt xuất huyết trong mỗi gia đình.
Theo TPO
Tăng 30% số ca mắc bệnh, TP.HCM có nguy cơ trở thành trung tâm của dịch sốt xuất huyết 2014
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 9.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh, thành phố; trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP.HCM. (Nguồn:Tuổi Trẻ)
Những khu đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đang được dự báo sẽ là trung tâm của dịch sốt xuất huyết năm nay
Thành thị có nguy cơ bùng phát dịch SXH cao nhất
Trong năm 2013, số ca mắc bệnh SXH ở nước ta giảm 24,3%, số ca tử vong giảm 43,7% so với cùng kỳ năm 2012 (Nguồn: Dân Trí). Đây là năm có số ca mắc bệnh thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, năm 2014 sẽ có nguy cơ bùng nổ dịch lớn vì theo chu kỳ dịch bệnh, cứ 3-5 năm bệnh lại có một giai đoạn tăng cao số ca mắc bệnh một cách đáng kể.
Khu vực thành thị, đặc biệt là TP.HCM, Hà Nội là nơi trẻ có nguy cơ mắc bệnh và lây lan thành dịch cao nhất. Theo Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, tại Việt Nam, hàng năm trung bình có khoảng 50.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 40% tập trung ở những thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM. (Nguồn: 24h ). Riêng TP.HCM, tính đến thời điểm này, số ca sốt xuất huyết đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái (Nguồn: Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương - Bộ Y tế).
SXH và những triệu chứng dễ nhầm lẫn
Thông thường, trẻ bị SXH không có triệu chứng đặc biệt, ban đầu chỉ là sốt nhẹ nên hầu như các bà mẹ thường cho trẻ uống thuốc hạ sốt và chăm sóc tại nhà vì cho rằng đó chỉ là bệnh cảm sốt thông thường. Chị Giang đang chăm sóc con bị bệnh SXH tại Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ: "Bé bị sốt cao nhưng gia đình tôi cứ cho rằng bé sốt mọc răng nên tôi chỉ chăm bé tại nhà. Khoảng ba ngày sau các triệu chứng rõ hơn một chút, tôi mới biết và đưa bé nhập viện."
Khi mắc bệnh SXH, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Trẻ mắc bệnh cần được chăm sóc đặc biệt, không được chơi đùa quá sức, ăn cháo lỏng để dễ tiêu hoá và uống nhiều nước trái cây bù lại lượng nước đã mất do thân nhiệt cao. Khi thấy xuất hiện các ban đỏ trên người phải đưa trẻ nhập viện.
Hầu hết các trường hợp trẻ bị sốt do tác động của sốt xuất huyết đều không được phát hiện và xử lý ngay từ đầu
Không bị muỗi đốt - Không lo SXH
SXH là căn bệnh truyền nhiễm lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh do 4 chủng virus khác nhau gây ra, hiện vẫn chưa có văc-xin phòng và điều trị bệnh đặc hiệu nên cách phòng tránh hiệu quả nhất là không để bị muỗi vằn đốt. Những ai đã phục hồi từ bệnh do một dòng virus gây ra thì được miễn nhiễm suốt đời, nhưng chỉ đối với loại virus đó thôi nên dù trẻ đã từng bị bệnh, phụ huynh vẫn phải chăm sóc cẩn thận và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả (Nguồn: Vietnamplus) .
Muỗi vằn Aedes aegypti thường được xác định là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở thành phố, đô thị
Không phải chỉ giữ vệ sinh nhà cửa, chăm sóc trẻ tốt là các bà mẹ có thể yên tâm phòng ngừa được bệnh cho con em mình. Chúng ta phải thường xuyên dọn đẹp những nơi ẩm tối, làm thông thoáng khí trong nhà và không để nước tù đọng nhằm ngăn chặn triệt để không cho muỗi sinh sản và phát triển thành ổ gây bệnh. Ngoài ra, phải diệt muỗi trong nhà bằng bình xịt, nhang trừ muỗi hoặc dùng các loại kem thoa chống muỗi cho những hoạt động chơi đùa và học tập hàng ngày của trẻ để phòng ngừa trẻ bị muỗi đốt.
Chiến dịch ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng 6 với chủ đề "Đoàn kết vì một thế giới không còn bệnh Sốt xuất huyết". Đi cùng chiến dịch này, nhãn hàng Raid thuộc Công Ty SC Johnson Việt Nam đã đồng hành với Viện Pasteur tích cực hưởng ứng bằng việc gắn kết và giáo dục nhận thức của người dân về bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt với đối tượng trẻ em, đồng thời thúc đẩy các bà mẹ tham gia phòng chống sốt xuất huyết trong mỗi gia đình.
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Theo TNO
Sốt xuất huyết sắp vào kỳ cao điểm Tại Hội nghị thường niên lần thứ 9 của Chương trình Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết, Bộ Y tế cho biết, dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện rải rác trong năm và đạt đỉnh từ tháng 7 đến tháng 10. Ảnh mang tính minh họa. Bộ Y tế cũng cho biết, trung bình mỗi năm cả nước có 100.000 ca...