Vì sao dung lượng các tựa game hiện đại càng lúc càng nặng hơn?
Trong tương lai, kích cỡ của các trò chơi chắc chắn rằng sẽ chỉ có tăng mà không giảm đâu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này nhé.
Nếu như trong quá khứ, các tựa game có dung lượng lên tới 10gb thậm chí đã được coi là hàng khủng, và thách thức đa phần các PC của người chơi thì nay, chuyện ấy quá ư là bình thường luôn. Sẽ không còn chuyện những tựa game được nén chặt trong một hoặc hai đĩa DVD mà bạn có thể ra hàng và mua như trước. Thậm chí, trong tương lai, kích cỡ của các trò chơi chắc chắn rằng sẽ chỉ có tăng mà không giảm đâu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này nhé.
Âm thanh và độ phân giải đóng góp một phần lớn
Có thể nói, khi công nghệ ngày càng phát triển, thì các tựa game cũng dần dần nhận ra ảnh hưởng của âm nhạc tới sự thành công của nó. Những bài hát, những đoạn dạo đầu hay thậm chí chỉ là hiệu ứng được lồng ghép một cách tối đa nhằm tạo thêm những trải nghiệm cho người chơi. Ví dụ như trước đây, các nhà sản xuất game vẫn thường sử dụng âm thanh 44kHz để tạo ra tiếng ồn của vũ khí, hay 22kHz cho những câu thoại của nhân vật.
Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ, còn khi các nhà sản xuất bắt đầu nhận ra tầm quan trọng và tập trung vào vấn đề âm thanh, câu chuyện đã khác hẳn. Họ dần dần sử dụng âm thanh vòm 5.1, và điều này mang lại những âm thanh trung thực hơn, nhưng cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm dung lượng của trò chơi.
Tương tự như vậy là độ phân giải của các trò chơi. Không còn là khung hình 640×480 nhòe nhoẹt như trước, thay vào đó là các cấu hình chuẩn chỉnh, rõ nét tới từng centimet được các nhà phát hành thi nhau tung ra thị trường nhằm đáp ứng xu hướng hiện đại. Chắc chắn rồi, khi mà bây giờ, đồ họa và cấu hình luôn là những ưu tiên hàng đầu, và là thứ mà người chơi có thể đánh giá ngay từ khi tiếp cận bất kỳ tựa game nào. Chẳng phải ngẫu nhiên mà những tựa game bắt mắt như PUBG hay Blade & Soul lại đang làm mưa làm gió khắp thế giới đâu.
Xu hướng 3D hóa các tựa game đang phát triển
Thay cho các dòng game 2D và có cấu hình đơn giản, ngày nay, đa phần các tựa game đều được gắn mác 3D. Đã không còn cái thời mà một máy tính 128mb Ram cũng đã là đủ để dân cày Võ Lâm Truyền Kỳ mặc sức cắm chuột nữa rồi. Những trò chơi như Kiếm Thế cũng đang dần tuyệt chủng. Thậm chí, tới cả một tựa game đình đám thời xưa như Thiên Long Bát Bộ cũng phải chuyển dần sang hình thức 3D, nhằm đáp ứng xu hướng của thời đại mới.
Video đang HOT
Và việc chuyển sang góc nhìn 3D, chắc chắn sẽ làm nặng thêm cấu hình cũng như dung lượng của trò chơi. Các vật thể giờ đây được tao ra bởi các hình khối phức tạp, không còn đơn giản như trước, tương tự là các nhân vật cũng vậy. Tất cả đều khiến cho dung lượng của các trò chơi ngày nay chắc chắn chỉ có tăng chứ không giảm.
Một phần nguyên nhân tới từ các nhà phát hành
Chắc chắn rằng vẫn có cách để giảm dung lượng cho các tựa game. Ví dụ như tựa game Titanium, bộ cài của nó lên tới 48gb, nhưng người dùng sẽ chỉ phải tải một tệp 21gb. Sở dĩ như vậy là do nhà phát hành đã cố gắng nén tối đa các tệp âm thanh, và giảm tới hơn 50% dung lượng gốc của tệp cài đặt.
Tuy nhiên, không phải nhà phát hành nào cũng có chung suy nghĩ và hành động như vậy. Thứ nhất, chúng ta phải biết rằng, để nén các tệp game là thứ không hề đơn giản, thậm chí nó còn hao tốn khá nhiều thời gian và công sức của đội ngũ kỹ thuật. Thứ hai, việc nén như vậy cũng không giúp ích quá nhiều cho nhà phát hành, khi chưa chắc nó đã khiến cho các game thủ hứng thú hơn.
Đường truyền Internet ngày càng phát triển, và việc down 21gb hay 48gb cũng không còn là những vấn đề quá lớn. Thứ ba, và cũng là điều quan trọng nhất, trong thời đại thương mại hóa hiện tại, theo bạn liệu có nhà phát hành nào nghĩ tới việc lùi thời gian công bố game 1 tháng, chỉ để giảm đi và nén 50% dung lượng của tựa game đó. Nghe đã thấy hư cấu rồi nhỉ.
4 trò chơi đã làm rạng danh nền game Việt trên Steam
Game Việt đang ngày càng có nhiều sản phẩm được xuất hiện trên cổng phát hành game lớn nhất thế giới - Steam.
Trong quá khứ, mỗi khi nhắc đến ngành công nghiệp game tại Việt Nam, chúng ta thường có những cái nhìn không mấy lạc quan. Quan niệm này được xuất phát từ việc thị trường game Việt nội địa đã giậm chân tại chỗ quá lâu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số tín hiệu tích cực đã vực dậy được phần nào niềm tin của cộng đồng game thủ nước nhà. Game Việt đang ngày càng có nhiều sản phẩm được xuất hiện trên cổng phát hành game lớn nhất thế giới - Steam.
Toy Odyssey
Ra mắt chính thức vào ngày 21/9/2016, Toy Odyssey là tựa game thuần Việt đầu tiên có vinh dự xuất hiện trên Steam. Là tựa game được phát triển và sản xuất bởi đội ngũ 100% Việt Nam, Toy Odyssey đang được cộng đồng game thủ nước nhà và bạn bè quốc tế ủng hộ nhiệt tình. Với nhiều đánh giá tích cực về lối chơi cũng như nội dung, Toy Odyssey đã nhanh chóng lọt vào bảng xếp hạng những tựa game mới hot nhất trên Steam với vị trí thứ 8 (trong tuần đầu tiên). Đây thực sự là một tin vui và rất đáng tự hào cho làng game Việt.
Được biết, Toy Odyssey là một tựa game 2D kết hợp giữa cái cũ và cái mới, giữa gameplay mechanic hiện đại kết hợp cả hành động và nhập vai, và cả những trải nghiệm nguyên sơ nhất của những cậu bé khi lần đầu được chơi game.
Điều đặc biệt của Toy Odyssey chính là việc những màn chơi của nó được Hiker Games tinh chỉnh để không có căn phòng nào giống nhau sau những lần hồi sinh. Mỗi lần bạn lỡ để nhân vật Brand hết máu, bạn sẽ phải quay lại những căn phòng nhưng với đối thủ và kết cấu bản đồ khác hoàn toàn so với lượt chơi trước đó. Chính điều này đã tạo ra sự hấp dẫn cho game. Thực sự rất khó để có thể bỏ qua, cũng như rời mắt khỏi màn hình khi dõi theo từng bước chân của Brand trong câu chuyện của Toy Odyssey.
Battle Splas
Sau 5 năm phát triển, cuối cùng Battle Splash đã được xuất hiện trên Steam Store vào tháng 8/2017. Cùng với Toy Odyssey và Goken, Battle Splash chính là một trong những sản phẩm tiên phong mang game Việt đến với bạn bè thế giới.
Được biết, Battle Splash là trò chơi bắn súng được thiết kế theo phong cách hoạt hình chú trọng đến sự vui nhộn, phấn khích thay vì bạo lực thường thấy ở thể loại này. Mỗi nhân vật nữ đều sở hữu điểm mạnh yếu cũng như bộ kĩ năng riêng biệt. Game hỗ trợ game thủ chơi với đối thủ máy AI hoặc đấu trường mạng hỗ trợ tối đa lên tới 32 thông qua LAN hoặc internet.
Game cho phép người chơi sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau như Súng lục, tiểu liên, súng bắn tỉa, bong bóng nước cầm tay hay thú vị nhất là cây bazooka có tầm sát thương rất rộng và khiến mục tiêu văng tít lên trời khi bị trúng đạn.
Một điểm đặc biệt nữa của game là Battle Splash được phát triển bởi đội ngũ Dranya Studio chỉ bao gồm vỏn vẹn có hai thành viên là Mai Nguyễn Bình Hưng và Hoàng Quốc Đạt mà thôi. Thực tế thì thiết kế game là công việc chưa bao giờ dễ dàng cả bởi nó tốn kém rất nhiều tiền bạc cũng như nhân lực, vậy mà hai nhà thiết kế này vẫn có thể 'tải' được cả một khối lượng công việc khổng lồ trong 5 năm trời thì thật là một điều vô cùng đáng nể.
Goken
Khác với Toy Odyssey, Goken không phải là sản phẩm của một hãng game Việt. Thay vào đó, đây là trò chơi thuộc quyền sở hữu của GIANTY Inc, một công ty đến từ Nhật Bản. Tuy nhiên, Theo những gì được GIANTY mô tả, đội ngũ sản xuất của Goken có đến 95% là người Việt. Chính vì thế, dù được gắn mác Nhật Bản, nhưng cốt lõi của game vẫn mang rất nhiều "linh hồn Việt".
Tại E3 2017 diễn tại Los Angeles, Mỹ, Goken chính là sản phẩm chủ đạo trong gian hàng của GIANTY. Tại buổi họp báo giới thiệu sự ra mắt của Goken, GIANTY đã đón tiếp nhiều lượt khách tham quan, đặc biệt là các hãng truyền thông lớn đến từ các nước Nhật, Mỹ, Mexico, Canada... Họ rất ấn tượng về nội dung phong phú, hấp dẫn cùng với Concep Art hoành tráng do đội ngũ nhân sự Việt Nam thực hiện. Đây cũng chính là sản phẩm game JRPG đầu tiên của GIANTY giới thiệu trên Steam cho thị trường toàn cầu.
Với lối chơi mang đậm phong cách của game nhập vai Nhật Bản, cùng với đó là sự đổi mới, sáng tạo trong tư duy của các lập trình viên Việt Nam, Goken mang trong mình rất nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện, game đang được phát hành theo phương thức Early Access với giá niêm yết 165.000 VNĐ.
Tip of the Spear: Task Force Elite
Tip of the Spear: Task Force Elite là một tựa game góc nhìn thứ nhất FPS nhiều người chơi lấy cảm hứng từ các tựa game kinh điển từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Trong Tip of the Spear, người chơi sẽ được tham gia vào 2 đội khác nhau, chiến đấu trong một bản đồ có kích thước vô cùng rộng lớn lên đến 10 dặm (16 km) bằng nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại khác nhau.
Các đội chơi sẽ xuất hiện ở hai đầu đối diện của bản đồ để chiến đấu, từ đó tiến vào sâu hơn trong bản đồ, chiến đấu trong các khu vực thành phố, di chuyển từ nhà này sang nhà khác, leo lên mái nhà, sử dụng hỏa lực từ trên cao. Tip of the Spear: Task Force Elite có các chế độ game cổ điển bao gồm Team King of the Hill và Team Deathmatch. Đồ họa của game cũng là một điểm cộng, với nền đồ họa bóng bẩy dựa trên nền tảng Unreal Engine 4, đẹp đẽ không khác gì những tựa game bắn súng AAA.
Ngay sau khi ra mắt, Tip of the Spear: Task Force Elite nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng game thủ quốc tế khi mức đánh giá trên Steam của game hiện tại là Very Positive (Rất Tích Cực). Nhiều game thủ nước ngoài đánh giá Tip of the Spear: Task Force Elite rất cao, họ cho biết đây là một tựa game đem lại cảm giác của những tựa game bắn súng cổ điển những năm 2000.
Theo những chia sẻ của bạn Trần Thành Long, người đứng đầu đội ngũ sản xuất, Red Jake Studios có đến 95% là người Việt. Chính vì thế, dù được phát hành trên Steam như một tựa game nước ngoài, tuy nhiên cốt lõi của Tip of the Spear: Task Force Elite vẫn mang rất nhiều "linh hồn Việt".
Earthwars: Retake Earth - game ARPG bối cảnh "cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh" cực đáng thử Cốt truyện trong Earthwars: Retake Earth đã được đơn giản hóa để game thủ yêu thích thể loại ARPG nắm vững được. Earthwars: Retake Earth sẽ đưa game thủ vào các màn chơi 2D màn hình ngang quen thuộc và chiến đấu dưới hình thức màn hình cuộn cảnh. Cốt truyện trong Earthwars: Retake Earth đã được tối giản lại để phù hợp...