Vì sao đừng ăn tiêu khi đi ăn ngoài đường?
Tiêu là thứ gia vị ngon, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nên hạn chế bỏ tiêu vào thức ăn khi ra hàng quán bên ngoài ăn uống.
Theo các chuyên gia, có lý do để cần cẩn trọng sử dụng hạt tiêu cho món ăn. Nhưng chính xác hơn đừng đụng vào các hũ đựng tiêu đặt trên bàn ăn, vì nó mất vệ sinh. Nguyên nhân, ngoài quán ăn, nhiều người chạm tay vào bình đựng tiêu, điều có nghĩa truyền rất nhiều vi khuẩn lên nó.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Hãng tin ABC News, bình đựng hạt tiêu chứa đến 11.600 vi khuẩn. Nghiên cứu này được thực hiện tại hàng chục nhà hàng tại New York, Arizona và Ohio. Và phát hiện còn cho thấy bình này còn có chứa vi khuẩn E.coli.
Theo Bệnh viện Vinmec, tác hại của vi khuẩn E. Coli là nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa như: Tiêu chảy hay còn gọi là nhiễm độc thức ăn: Người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là do tiêu chảy nhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận…
Video đang HOT
Nhiễm khuẩn huyết là khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể làm tổn thương các tạng lân cận như tim, thận, não khiến người nhiễm E. Coli có thể tử vong.
Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn E. coli, đi từ bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu. Hoặc là vi khuẩn E. Coli gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn từ máu bệnh nhân đi khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm khuẩn đường tiểu.
Ông Jonas Sickler, Giám đốc Tổ chức an toàn tiêu dùng của Mỹ giải thích, hầu hết các bình đựng tiêu ít được làm vệ sinh, nếu cảm thấy bẩn, nhân viên chỉ lau qua loa bằng khăn, vốn cũng chẳng sạch tuyệt đối. Ngoài ra, bên trong bình đựng tiêu cũng chẳng bao giờ được làm sạch, vì nhân viên có xu hướng hết tiêu thì châm thêm vào.
Cứu sự sống cho bệnh nhân hẹp van tim trụy mạch, hôn mê
Trong tình trạng trụy mạch và hôn mê, bệnh nhân Nguyễn Đình Hiếu (SN 2004) được chẩn đoán là dị dạng bẩm sinh van động mạch chủ.
Với sự phối hợp tích cực của các y bác sĩ hai bệnh viện và các đơn vị thuộc Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, đặc biệt là TS.BS- PGĐ Bệnh viện Bạch Mai Dương Đức Hùng... phương án tối ưu được thực hiện, mang lại cho bệnh nhân trẻ tuổi này cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh.
TS.BS.PGĐ Dương Đức Hùng đang trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật và nụ cười của bệnh nhân Nguyễn Đình Hiếu sau 4 ngày phẫu thuật.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân Nguyễn Đình Hiếu tiền sử không có dấu hiệu bệnh tim mạch, nhập viện bệnh viện Sơn Tây trong tình trạng trụy mạch, hôn mê, đột ngột mất tri giác sau chơi thể thao.
Sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn, tim đập trở lại, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê, nhanh chóng được chuyển vào khoa cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, nhập viện ngày 2/1/2021. Được điều trị hạ thân nhiệt và trợ tim trong 10 ngày, bệnh nhân tỉnh dần, được chuyển sang C1 Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai để tìm ra căn nguyên bệnh.
Tại Viện tim mạch, bệnh nhân được chẩn đoán là dị dạng bẩm sinh van động mạch chủ chỉ có 2 lá van (người khỏe mạnh có 3 lá van) gây vôi hóa làm hẹp khít van động mạch chủ. Giải pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân là mổ thay van động mạch chủ.
Căn cứ vào tuổi tác, đặc điểm sức khỏe của bệnh nhân và đặc tính các loại van sinh học, van cơ học, van sinh học đặc biệt ... các bác sĩ tiến hành hội chẩn, tìm ra phương án: sử dụng kĩ thuật phẫu thuật ROSS-YACOUB - hoán vị van động mạch phổi vào vị trí van động mạch chủ và dùng Homo-graft thay vào vị trí van động mạch phổi đã lấy đi.
" Bệnh nhân còn quá trẻ, đ ây là lựa chọn tối ưu . Tuy nhiên, kĩ thuật ROSS- YACOUB rất khó so với các phương án khác. Chúng tôi chấp nhận mọi khó khăn, vất vả. Và thật may mắn vì đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai - liên hệ với Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, đã tìm được người hiến có cỡ van phù hợp với bệnh nhân " - bác sĩ Dương Đức Hùng phân tích và chia sẻ. Trực tiếp bác sĩ Hùng sẽ thực hiện ca phẫu thuật nhiều thử thách này.
Sau gần 4 tiếng tập trung cao độ, ca mổ thành công tốt đẹp. Bệnh nhân Hiếu đã thở máy, rút ống nội khí quản chỉ sau 10 tiếng. 3 ngày sau, bệnh nhân thoát hồi sức sau mổ, ra bệnh phòng điều trị và ăn uống, đi lại bình thường.
Em Nguyễn Đình Hiếu được cứu sống, không chỉ bằng đôi bàn tay vàng của những y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai mà còn bằng sự nồng ấm từ những trái tim lương y như từ mẫu.
Những điều phụ huynh cần biết khi trẻ bị ngộ độc thức ăn Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nhiễm độc nặng. Lưu ý một số điều dưới đây để nhận biết và xử lý đúng cách khi trẻ em bị ngộ độc thực phẩm. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao...