Vì sao Đức phải giữ Hy Lạp bằng mọi giá?

Theo dõi VGT trên

Chính phủ Đức khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẽ không để Hy Lạp bị phá sản và ra khỏi khu vực đồng t.iền chung châu Âu

Quyết tâm của Đức

Ngày 24/4, bên lề của Hội nghị thượng định đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) về người tị nạn đang diễn ra ở thủ đô Brussels (Bỉ), Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp với người đồng cấp Hy Lạp Alexis Tsipras.

Sau cuộc gặp, phát biểu trước báo giới, bà Merkel đã khẳng định hai bên đã có nhiều trao đổi “mang tính xây dựng” và quan điểm của Chính phủ Đức là dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không để Hy Lạp bị phá sản.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính nhóm các nước sử dụng đồng euro ngày 24/4 cũng sẽ nhóm họp tại thủ đo Riga của Latvia để bàn thảo những bước đi tiếp theo trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.

Vì sao Đức phải giữ Hy Lạp bằng mọi giá? - Hình 1

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras

Dự kiến tại cuộc họp, bộ ba chủ nợ của Hy Lạp gồm Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ công bố một bản báo cáo giữa kỳ về tình hình nợ và cải cách của Hy Lạp để đ.ánh giá những tiến triển mới nhất đạt được trong hai tháng qua.

Các chuyên gia kinh tế tại châu Âu đ.ánh giá tại cuộc họp này, bộ ba chủ nợ sẽ chưa đồng ý với Hy Lạp về việc giải ngân các khoản cứu trợ đang bị treo do tiến độ cải cách chậm chạp của Hy Lạp.

Vì sao Đức níu giữ Hy Lạp

Nhìn vào vấn đề Hy Lạp thời gian qua, khi xem xét các kịch bản khác, câu hỏi bao trùm là Hy Lạp sẽ ở lại hay rời khỏi khu vực đồng EUR. Nhưng trước khi bàn đến chuyện đó, vẫn còn 2 câu hỏi cơ bản.

Đầu tiên, làm sao Hy Lạp có thể trả nợ hiện nay mà không làm gia tăng bất ổn xã hội? Thứ hai, quan trọng hơn, Hy Lạp sẽ làm thế nào để phục hồi nền kinh tế trong khi phải cố gắng trả hết món nợ này đến món nợ khác, dưới “ách khắc khổ” do Đức và IMF áp đặt?

Trong thời đại hiện nay, những vấn đề kinh tế và tài chính có xu hướng trở thành vấn đề đạo đức. Một mặt, các chủ nợ của Hy Lạp lên án sự vô trách nhiệm. Về dài hạn, đây là sự xung đột giữa Hy Lạp và Đức; trong ngắn hạn là giữa Hy Lạp và IMF.

Sở dĩ có sự xung đột giữa Đức và Hy Lạp bởi người Đức cảm tưởng như Hy Lạp đang lợi dụng lòng tốt của họ, trong khi IMF đã thể chế hóa một mô hình trong đó các chính sách khắc khổ không chỉ là những biện pháp vực dậy kinh tế mà còn là một yêu cầu đạo đức.

Đức và IMF nghiêm túc về vấn đề này. Nếu họ để quốc gia này tuyên bố phá sản. Đồng nghĩa với việc Athen sẽ xù nợ và không phải chi trả một đồng nào. Điều này dẫn đến sự bất bình trong người dân Đức, và sự bất bình đó sẽ nhanh chóng chĩa mùi nhọn vào chính phủ cầm quyền tại Berlin.

Vì sao Đức phải giữ Hy Lạp bằng mọi giá? - Hình 2

Video đang HOT

Châu Âu sẽ giữ Hy Lạp bằng mọi giá

Còn về đối ngoại, Berlin chấp nhận sự vỡ nợ, và giải phóng Hy Lạp khỏi eurozone. Điều này đồng nghĩa đã tạo ra một t.iền lệ rất xấu. Bởi hiện tại, EU không chỉ có một mình Hy Lạp đứng trước nguy cơ phá sản.

Vừa qua, ngân hàng trung ương châu Âu đã cảnh báo hai nền kinh tế đang cầm đèn đỏ là Italy và Tây Ban Nha. Việc để xổng Hy Lạp sẽ khiến những quốc gia này nhìn vào đó mà học tập. Các chủ nợ sẽ không thu được một đồng nào, trong khi đó các con nợ vẫn có thể tìm cách thu hút những sự đầu tư khác sau một thời gian tuyên bố phá sản.

Bản thân Hy Lạp đã ngấp nghé nhìn thấy sự trợ giúp từ Nga, đặc biệt về vấn đề Moscow xây dựng dòng chảy năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trở thành một mắt xích quan trọng trong dòng chảy mới ấy.

Và nếu những quốc gia nợ khác học theo tấm gương Hy Lạp, EU sẽ hoàn toàn sụp đổ. Nhưng đó là một câu chuyện trong thì tương lai. Còn hiện tại, nguy cơ nhãn t.iền mà Đức có thể nhìn thấy đó là sự bất ổn đang bao trùm EU.

Từ cuộc khủng hoảng Ukraine, bất ổn trong việc đối đầu kinh tế với Nga đã khiến châu Âu chịu nhiều tổn thất. Lý giải rõ ràng nhất là sự rút vốn đầu tư và đồng euro mất giá thảm hại, chỉ còn nhỉnh hơn đồng USD không đáng kể.

Thêm một Hy Lạp, EU sẽ chỉ phơi bày ra bộ mặt của một khu vực bất ổn, không an toàn, và những bong bóng nợ công có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Đó là nguy cơ nhãn t.iền mà người Đức – đầu tàu kinh tế của EU đã phải lo lắng.

Chỉ xét riêng về mặt kinh tế, từng đó lý do đã khiến châu Âu buộc phải níu giữ Hy Lạp bằng mọi giá, tiếp tục siết quốc gia này vào khuôn khổ thắt lưng buộc bụng và tại vị trong liên minh châu Âu.

Đỗ Phong (Tổng hợp SGĐT, VN , ĐVO)

Theo_Báo Đất Việt

Vì sao Hy Lạp sắp vỡ nợ vẫn cố bảo vệ Nga?

Chính phủ Hy Lạp mới đây đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với châu Âu là sẵn sàng tuyên bố vỡ nợ, đồng thời ra sức bảo vệ Nga.

Hy Lạp sẵn sàng đương đầu với cảnh vỡ nợ

Chính phủ Hy Lạp đã sẵn sàng công bố hiện trạng vỡ nợ công trong trường hợp nếu đến cuối tháng 4 vẫn không có khả năng đàm phán với các chủ nợ quốc tế, - tờ Financial Times đưa tin.

Báo dẫn nguồn tin trong Chính phủ cho biết rằng, nội các Hy Lạp quyết định từ chối trả khoản nợ 2,5 tỷ euro cho IMF vào tháng 5 và tháng 6, nếu như không đạt thoả thuận với các chủ nợ, trong chừng mực kinh phí Nhà nước dành để trả lương và trợ cấp hưu đang cạn kiệt nhanh chóng.

Theo lời vị đại diện Chính phủ Hy Lạp, đất nước không còn lối thoát nào khác ngoài việc mặc định vỡ nợ nếu châu Âu từ chối chuyển t.iền từ quỹ tài chính để giúp đỡ. Ông này mô tả tình hình rằng, hiện nay đất nước mình "đã đi vào bước đường cùng rồi".

Báo lưu ý rằng động thái mặc định vỡ nợ của Hy Lạp chắc chắn sẽ là cú sốc đối với toàn bộ khu vực đồng euro, bởi tuyên bố về vỡ nợ có thể là một phần của chiến lược nhằm đạt điều kiện vay thuận lợi hơn.

Có tin Chính phủ các nước thuộc khu vực đồng euro cũng đã chuẩn bị kịch bản tình huống bất thường khẩn cấp trong trường hợp diễn ra mặc định vỡ nợ của Hy Lạp.

Trước đó các phương tiện truyền thông đưa tin rằng EU đang chuẩn bị kế hoạch bí mật để loại Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro. Theo báo trên, những kế hoạch như vậy được đưa ra trong văn kiện do Bộ Tài chính Phần Lan, phối hợp với Đức soạn thảo.

Các trang mạng Nga ngày 10/4 dẫn nguồn The Times cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị một "Kế hoạch bí mật loại Hy Lạp khỏi khu vực đồng t.iền chung châu Âu (Eurozone)" trong trường hợp Athens tuyên bố vỡ nợ vào tháng 5.

Vì sao Hy Lạp sắp vỡ nợ vẫn cố bảo vệ Nga? - Hình 1

Liệu có cuộc chia tay của Hy Lạp và Liên minh châu Âu?

Văn kiện soạn thảo ngày 27/3 viết: "Với sự đồng thuận ngầm của các nước khác trong Eurozone, đã bắt đầu tiến trình mà cuối cùng có thể dẫn đến việc loại Hy Lạp khỏi Eurozone". Tác giả của nó cảnh báo, trong quý I này cần thông qua "những quyết định chính trị rất khó khăn".

Phần Lan tin tưởng rằng, nhờ các biện pháp cải cách trong vòng ba năm qua của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), "đồng euro có thể vượt qua bão táp sau khi Hy Lạp từ chối đồng t.iền chung châu Âu" và nền kinh tế EU sẽ nhanh chóng tăng trưởng trở lại.

Hy Lạp dự kiến đàm phán với Eurogroup nhằm tiến hành cuộc họp các bộ trưởng tài chính vào ngày 24/4 ở Riga để giải ngân khoản t.iền cuối cùng trị giá 7,2 tỷ euro trong chương trình cho vay của EU.

Nếu cuộc họp này đạt được thỏa thuận thì đến tháng 6, các cuộc họp tiếp theo sẽ được mở nhằm tiến hành đàm phán tái cơ cấu nợ nước ngoài của Hy Lạp, đã lên tới mức 324 tỷ euro (178% GDP).

Tuy nhiên các chủ nợ cho rằng, dự trữ t.iền mặt của Hy Lạp chỉ đủ tới giữa tháng 5 nên vào tháng 6, Hy Lạp có thể nảy sinh những khó khăn lớn hơn về thanh khoản. Nếu 2 vòng đàm phán trên không đạt được thỏa thuận cuối cùng thì đương nhiên Hy Lạp sẽ phải tuyên bố vỡ nợ.

Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là Athens dường như cũng không mấy lo lắng trước viễn cảnh này. Họ một mặt vẫn tiếp tục đàm phán với châu Âu nhưng mặt khác tiếp tục có những tuyên bố và hành động quyết liệt nhằm bảo vệ Nga trước các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu.

Vì sao Hy Lạp sắp vỡ nợ vẫn kiên quyết bảo vệ Nga

Vừa qua tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã sang thăm Nga trong 2 ngày 8 và 9 tháng 4. Ông đã tuyên bố rằng, 2 nước có mối quan hệ sâu sắc vì cuộc đấu tranh chung, cũng như vì những giá trị tinh thần truyền thống chung. Và mối quan hệ này vẫn được 2 dân tộc gìn giữ, bất kể những hoàn cảnh khác nhau.

Vì sao Hy Lạp sắp vỡ nợ vẫn cố bảo vệ Nga? - Hình 2

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Theo thông tin trước đó, Thủ tướng Hy Lạp vả Tổng thống Nga sẽ thảo luận về các biện pháp tăng kim ngạch thương mại hai nước. Theo ông Vladimir Putin, trong giai đoạn 2009-2013, kim ngạch hàng hóa đã tăng gấp đôi, tuy nhiên trong năm vừa qua đã giảm xuống gần 40%.

Các phương tiện truyền thông châu Âu coi chuyến thăm Nga của Thủ tướng Hy Lạp - đại diện tiêu biểu cho trường phái "chống thắt lưng buộc bụng" - là một hành động "thiếu khôn ngoan". Thậm chí đại diện của Liên minh châu Âu đã lên tiếng "đe dọa" nước này chớ có dựa dẫm vào Nga để đối đầu với EU.

Theo một trong những phán đoán của truyền thông phương Tây, Thủ tướng Hy Lạp và tổng thống Nga có thể đã thỏa thuận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với nhập khẩu trái cây của nước này. Một giả thuyết khác là Hy Lạp dự định đề nghị Nga viện trợ kinh tế.

Chưa ai biết những thỏa thuận bí mật đằng sau chuyến thăm này nhưng trước hết trước đó ông Tsipras đã tuyên bố thẳng thừng là biện pháp trừng phạt Nga là "con đường chẳng dẫn tới đâu" mà chỉ phá hoại hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, trong thời đại toàn cầu hóa.

Ông còn cam kết rằng mình sẽ cố gắng hết sức đưa sự hợp tác thương mại giữa Nga và Hy Lạp đạt đến một cấp độ mới. "2 nước chúng ta có thể sở hữu sự hợp tác đáng kể, mở ra cho Hy Lạp cơ hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang Liên bang Nga".

Trong chuyến đi đến Moscow dự hội nghị quốc tế về vấn đề an ninh, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos ngày 15-4 cũng tuyên bố, nước này sẽ huy động "mọi nỗ lực" để hủy bỏ biện pháp trừng phạt chống Nga của Liên mih châu Âu.

Vì sao Hy Lạp sắp vỡ nợ vẫn cố bảo vệ Nga? - Hình 3

Hy Lạp làm căng với EU là do có Nga chống lưng?

Theo đ.ánh giá của ông, hiện tại đang mở ra "những triển vọng mới dành cho hợp tác song phương" của các nước, tuy nhiên tiến trình này bị cản trở bởi biện pháp trừng phạt của EU nhằm chống Nga. Bộ trưởng Kammenos đưa ra cam kết, " chúng tôi sẽ huy động mọi nỗ lực để hủy bỏ những hạn chế đó".

Giới quan sát cho rằng, sở dĩ Hy Lạp thẳng thừng từ chối các điều khoản thỏa thuận với châu Âu và mạnh miệng bảo vệ Nga là do những khoản lợi khổng lồ mà nước này sẽ nhận được từ Moscow và Bắc Kinh nếu ly khai châu Âu, trong đó có những khoản vay với điều kiện ưu đãi

Ngày 1-1 năm nay, Nga đã chính thức trở thành chủ tịch ngân hàng BRICS với số vốn 50 tỷ USD và quỹ đầu tư BRICS cũng với số t.iền tương đương. Ông Putin đã từng cam kết sẽ biến ngân hàng này trở thành đối thủ của các cơ cấu tài chính nằm dưới sự chi phối của Mỹ và châu Âu như IMF, WB hay ECB.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều khả năng nếu Hy Lạp tuyên bố vỡ nợ và rời khỏi khu vực đồng t.iền chung châu Âu, Athens sẽ là khách hàng đầu tiên - một khách hàng đầy giá trị của ngân hàng này.

Nhóm BRICS có thể sử dụng ngân hàng này như một công cụ đắc lực để lôi kéo Hy Lạp, mở đường thu hút thêm quốc gia đang bất mãn với EU là Thổ Nhĩ Kỳ và "nhử thêm" hàng loạt nước đang phải chịu chính sách "thắt lưng buộc bụng" từ những điều khoản vay của EU như Tây Ban Nha và Italia.

Ngoài ra, Trung Quốc với túi t.iền không đáy và những khoản chi khổng lồ để xây dựng quan hệ ở châu Âu cũng có thể là một cứu cánh cho Hy Lạp.

Bởi vậy, Athens không hề lo ngại trước tương lai vỡ nợ, ngược lại, châu Âu mới là bên phải lo lắng trước viễn cảnh Hy Lạp và một số quốc gia EU khác ngã vào vòng tay đầy tham vọng của Moscow và Bắc Kinh.

Thiên Nam

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Du lịch tâm linh thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ Z ở Ấn Độ
06:20:49 08/07/2024
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
12:05:54 07/07/2024
Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế
23:03:40 06/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine
11:02:22 07/07/2024
Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan
20:36:06 07/07/2024
Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng
20:50:53 07/07/2024

Tin đang nóng

Vợ danh hài Việt nổi tiếng: Đẻ 5 con, nhan sắc n.óng b.ỏng, ở nhà dát vàng chồng vẫn nói thiệt thòi
13:25:50 08/07/2024
Nam Thư từng chê Lý Nhã Kỳ "quê mùa" trong chuyện tình yêu, liền bị đàn chị "bắt bài" đến bật khóc
13:13:59 08/07/2024
Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn
11:59:09 08/07/2024
Chồng sắp cưới của HyunA từng dính bê bối "phòng chat đồi trụy" của Seungri, tuyên bố rời nhóm nhưng vẫn bị tẩy chay
13:19:26 08/07/2024
Duy Mạnh khẳng định một điều không bao giờ dám làm khi đứng trước khán giả
13:54:31 08/07/2024
HOT: Vợ chồng Song Joong Ki lên chức bố mẹ lần 2!
14:37:07 08/07/2024
Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?
15:18:48 08/07/2024
Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn
15:03:09 08/07/2024

Tin mới nhất

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Từ cậu bé ngủ trên sàn nhà trở thành bác sĩ tỷ phú

15:58:53 08/07/2024
Bác sĩ Loo Choon Yong, 75 t.uổi, đồng sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Y tế Raffles, có hơn bốn thập kỷ kinh nghiệm làm nghề y và điều hành cơ sở y tế.

Iran bắt giữ 8 nghi phạm liên quan vụ tấn công xe chở thùng phiếu

13:21:03 08/07/2024
Các đối tượng tấn công không lấy được thùng phiếu mặc dù đã làm bị thương 5 người trên xe, bao gồm nhân viên thực thi pháp luật và nhân viên bầu cử. Hai sĩ quan đã t.hiệt m.ạng trong vụ tấn công.

Ukraine yêu cầu đồng minh phương Tây cung cấp tàu ngầm nâng cao năng lực tại Biển Đen

13:16:55 08/07/2024
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Đô đốc Neizhpapa cho biết nước này sẽ cho ngừng hoạt động tàu tuần dương Ukraine mà thay thế vào đó là sớm tiếp nhận tàu hộ tống Ivan Mazepa đang trong quá trình thử nghiệm.

Ai Cập nỗ lực hỗ trợ khôi phục an ninh và ổn định ở Sudan

13:12:34 08/07/2024
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi các đảng chính trị của Sudan nhất trí thành lập ủy ban kiến tạo hòa bình ở quốc gia Đông Bắc Phi.

Argentina kêu gọi Mercosur ký FTA với Việt Nam và Indonesia

13:11:01 08/07/2024
Bà Mondino nhận định Mercosur đã không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường lớn ngoài khu vực, cũng như ký FTA với các quốc gia khác tạo động lực cho hội nhập quốc tế.

Gần như toàn bộ dân số Gaza phải di tản sau 9 tháng chiến tranh

13:08:28 08/07/2024
Các quan chức Israel cho biết cuộc tấn công vào Rafah sẽ là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nhưng sự gia tăng giao tranh ở phía Bắc cho thấy Hamas vẫn duy trì một sự hiện diện vững chắc liên tục.

Mùa mưa bão 2024 - chủ động thông tin dự báo, cảnh báo về La Nina

13:04:41 08/07/2024
Như vậy, mưa lớn sẽ dồn dập về cuối năm, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, làm gia tăng nguy cơ ngập úng kéo dài, lũ lụt trên diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này.

Cứu nạn kịp thời thuyền viên người Trung Quốc bị thương tích trong quá trình lao động

06:46:20 08/07/2024
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu do c.hảy m.áu nhiều dẫn đến khó thở, sốt cao liên tục, sức khỏe yếu. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải,

Bầu cử Pháp: Phe cực hữu mất cơ hội nắm chính phủ, Thủ tướng Attal bất ngờ từ chức

06:34:11 08/07/2024
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trên 40% cử tri Pháp tin rằng sẽ không có nhóm chính trị nào trong ba khối tranh cử chính giành được đa số tuyệt đối, trong khi chỉ có 35% tin rằng phe cực hữu sẽ đạt được mục tiêu này.

Chuyển đổi số: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về thanh toán di động

06:28:53 08/07/2024
Dữ liệu của NetsUnion Clearing Corporation cũng cho thấy hơn 28,75 triệu giao dịch đã được thực hiện bằng ví kỹ thuật số nước ngoài trong nửa đầu năm nay, lên tới 5,32 tỷ Nhân dân tệ.

BRICS phát triển đồng t.iền chung

06:24:07 08/07/2024
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết nước này đã mời các nước thành viên BRICS và các đối tác của liên minh này tiến hành thanh toán xuyên biên giới trên nền tảng thanh toán BRICS Bridge.

Có thể bạn quan tâm

Nhã Phương công khai dung mạo con trai

Sao việt

17:39:08 08/07/2024
Có thể thấy, bé Hope có làn da trắng hồng, má bánh bao đáng yêu và đặc biệt là đôi mắt tròn long lanh hệt như Nhã Phương.

Thường xuyên ăn rau cải ngăn chặn 4 bệnh ung thư

Sức khỏe

17:33:50 08/07/2024
Ăn uống được xem là phương tiện phòng và chữa bệnh, giúp điều hòa thể trạng. Bạn nên chọn ăn đa dạng các thực phẩm vì dinh dưỡng không chỉ duy trì sự sống mà còn gắn với sức khỏe của mỗi người.

Nghiện ma tuý, rình mò cuỗm IPhone, trộm tôm hùm

Pháp luật

17:21:13 08/07/2024
Đối tượng Nguyễn Thanh Tú, kẻ gây ra hàng loạt vụ trộm ở Hà Nội, trong đó phải kể đến việc lấy trộm tôm hùm tại cửa hàng ở quận Cầu Giấy đã sa lưới.

Khám phá thiên nhiên hoang sơ tại khu du lịch Suối Mỡ, Bắc Giang

Du lịch

17:19:32 08/07/2024
Thung lũng Suối Mỡ là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tìm kiếm sự yên bình và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Nam nghệ sĩ gen Z bức xúc vì "bị dí" khi đi diễn, đến micro và nhạc playback mà BTC cũng không chuẩn bị?

Nhạc việt

17:13:16 08/07/2024
Tối 6/7, đêm nhạc Những Thành Phố Mơ Màng được diễn ra tại Hà Nội. Đây là đêm diễn bù đắp cho những khán giả đã không thể xem trọn vẹn show NTPMM vào tháng 3 vừa rồi vì cơn mưa lớn khiến sự kiện bị hủy bỏ giữa chừng.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối đã miệng với loạt món ngon mà dễ nấu

Ẩm thực

16:50:23 08/07/2024
Bữa tối đã miệng với loạt món ngon mà dễ nấu. Không có món gì cầu kỳ nhưng chỉ cần nhìn vào mâm cơm hấp dẫn này ai cũng muốn ăn ngay lập tức.

Ăn trái cây nào giúp giảm cân? Chị em muốn "đốt mỡ" nhanh, cứ ăn đúng những thời điểm này chẳng mấy mà đẹp

Làm đẹp

15:54:27 08/07/2024
Đối với nhiều cô gái, việc ngừng ăn để giảm cân thực sự là điều không thể chịu nổi, đặc biệt là các loại trái cây, món tráng miệng ngọt ngào, thơm ngon.

Tử vi con giáp tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024), 3 con giáp đ.ánh mất vận may, tương lai lao dốc

Trắc nghiệm

15:42:44 08/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sự nghiệp liên tục gặp khó khăn, cẩn trọng túi t.iền trong tuần (8/7/2024 đến 14/7/2024) này nhé!

Cặp đôi Hoa ngữ hôn nhau ngọt lịm ở hậu trường phim mới, "tình bể bình" làm netizen "quắn quéo"

Hậu trường phim

15:39:19 08/07/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Em đẹp hơn cả ánh sao đang thu hút khá nhiều sự chú ý, nhất là với những khán giả yêu thích thể loại ngôn tình hiện đại.

Cảnh phim Việt đau lòng nhất tuần qua: Diễn xuất bùng nổ của nữ chính khiến khán giả khóc đến nghẹt thở

Phim việt

15:35:27 08/07/2024
Bộ phim 7 Năm Chưa Cưới Sẽ Chia Tay do Thúy Ngân, Jun Phạm, Võ Cảnh đóng chính liên tục lấy nước mắt người xem vì tình cảnh nghiệt ngã mà nữ chính Thiên Ân gặp phải.