Vì sao dư luận dậy sóng về việc định tội danh nguyên BS Hoàng Công Lương?
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng việc xác định bị cáo Lương phạm tội “ Vô ý làm chết người” là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm về chủ thể, khách quan.
Bộ Y tế trong công văn mới nhất gửi Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình và Viện KSND tỉnh này cho rằng, trong quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Hòa Bình đã 3 lần thay đổi tội danh đối với bị cáo Hoàng Công Lương, từ: “ Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”, “ Tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cho đến “ Tội Vô ý làm chết người“.
“ Điều này cho thấy cơ quan này khá lúng túng trong việc xác định tội danh do không đủ cơ sở để buộc tội” – công văn nêu rõ.
Bị cáo Hoàng Công Lương (bìa trái)
Ngay cả việc TAND thành phố Hoà Bình tuyên xử phạt bị cáo Hoàng Công Lương về tội “Vô ý làm chết người” cũng chưa phù hợp. Bộ Y tế đưa ra 3 căn cứ.
Thứ nhất, “Vô ý làm chết người” là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình tác động vào cơ thể nạn nhân có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi tác động vào cơ thể nạn nhân của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra (vô ý ở đây là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).
Thứ hai, chủ thể của tội danh này trong quan hệ pháp luật là chủ thể thường như lái xe vô ý gây chết người hay người vô tình đẩy ngã, bắn nhầm, cho ăn gây chết người… nhưng ở vụ án này, bị cáo Lương là bác sĩ – là chủ thể đặc thù nên hành vi của Lương khi ra y lệnh là hành vi cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp, trong hoạt động chuyên môn kỹ thuật.
“ Do đó, xác định chủ thể tội danh này đối với bác sỹ Lương là không thuyết phục” – Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.
Video đang HOT
Cuối cùng, về khách thể, người phạm tội vô ý làm chết người cũng có những hành động tương tự hành vi của tội giết người, chỉ khác ở chỗ thái độ tâm lý của người phạm tội đối với cái chết của nạn nhân là không mong muốn, không bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra nên nếu không có sự tác động đến thân thể nạn nhân thì không phải là hành vi khách quan của tội danh này.
Do đó, bản án cho rằng bị cáo Lương “ Ký đề xuất sửa chữa nhưng chưa nhận lại bàn giao hoặc chưa hỏi người có trách nhiệm sửa chữa hay có thẩm quyền để biết nước chạy thận đã an toàn mà đã ra y lệnh chạy thận cho bệnh nhân dẫn đến hậu quả. Xác định lỗi vô ý do cẩu thả” là chưa phù hợp với hành vi khách quan của của tội danh này, vì lỗi này là lỗi hành chính, không tác động trực tiếp lên cái chết của nạn nhân.
Từ các phân tích trên, Bộ Y tế cho rằng việc xác định bị cáo Lương phạm tội “Vô ý làm chết người” là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm về chủ thể, khách quan.
Bộ Y tế khẳng định thêm, nếu các phân tích trên không được TAND và VKSND tỉnh Hoà Bình chứng minh thỏa đáng cả về khoa học pháp lý và thực tiễn, mà vẫn xác định danh và tuyên như bản án sơ thẩm sẽ gây ra tâm lý bất an cho toàn thể thấy thuốc, nhân viên y tế trong cả nước – những người đang hàng ngày trực tiếp cứu chữa, điều trị, chăm sóc bệnh nhân vì lý do an toàn nghề nghiệp của họ.
Trước đó, ngày 30/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm (HĐXX) – TAND thành phố Hòa Bình đã tuyên án đối với Vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến sự cố y khoa làm 8 bệnh nhân chạy thận tử vong tại
Theo đó, HĐXX đã tuyên xử phạt bị cáo Hoàng Công Lương – nguyên Bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – BVĐK tỉnh Hòa Bình 42 tháng tù.
Theo kết luận giám định của Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hoà Bình, nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong ngày 29/5/2017 là do ngộ độc Florua. Cuối năm 2017, có thêm 1 người trong số các bệnh nhân chạy thận vào ngày 29/5 tử vong.
Vụ án được xét xử sơ thẩm lần 1 vào tháng 5/2017 với kết quả trả hồ sơ điều tra lại, đề nghị khởi tố thêm nhiều bị can. Đến tháng 1/2019, vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm lần 2. Sau khi toà tuyên án, bị cáo Hoàng Công Lương kháng cáo và xin đổi 9 luật sư đã bào chữa trong lần 2.
Dự kiến ngày 13/5 tới, Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình sẽ xét xử phúc thẩm vụ án trên.
Võ Thu
Theo giadinh.net
Phúc thẩm vụ chạy thận : Bác sĩ Hoàng Công Lương chỉ còn một luật sư
Phiên tòa phúc thẩm vụ án chạy thận làm 9 người tử vong sẽ diễn ra ngày 13/5/2019 tại TAND tỉnh Hòa Bình. Bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương chỉ còn lại 1 luật sư.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo trong vụ án liên quan đến sự cố y khoa chạy thận tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình đã được UBND tỉnh Hoà Bình gửi tới các bị cáo.
Theo đó, các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Hoàng Công Lương (sinh năm 1986, nguyên Bác sĩ đơn nguyên thận nhân tạo BVĐK tỉnh Hòa Bình, đã được TAND thành phố Hòa Bình xử phạt về tội "Vô ý làm chết người" theo khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999); Trần Văn Thắng (sinh năm 1965, nguyên Trưởng phòng Vật tư BVĐK tỉnh Hòa Bình); Hoàng Đình Khiếu (sinh năm 1962, nguyên Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình); Trương Quý Dương (sinh năm 1962, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình); Đỗ Anh Tuấn (sinh năm 1976, nguyên Giám đốc CTCP Dược phẩm Thiên Sơn).
Các bị cáo Trần Văn Thắng, Trương Quý Dương, Hoàng Đình Khiếu, Đỗ Anh Tuấn đều bị TAND thành phố Hòa Bình xử phạt về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên toà sơ thẩm
Bản án sơ thẩm số 8/2019/HS-ST ngày 30/01/2019 đã nhận nhiều kháng cáo của các bị cáo, bị đơn dân sự Công ty cổ phần (CTCP) Dược phẩm Thiên Sơn; đại diện hợp pháp của 9 bị hại. Do đó, TAND tỉnh Hòa Bình tiến hành mở phiên tòa phúc thẩm theo quy định, từ 8h ngày 13/5/ 2019 tại trụ sở TAND tỉnh Hòa Bình.
Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là thẩm phán Nguyễn Văn Vận. Tham gia xét xử còn có thẩm phán Trần Thị Oanh và thẩm phán Nguyễn Quang Tuấn.
Đại điện VKS tỉnh Hòa Bình giữ quyền công tố tại phiên toà là ông Phạm Văn Minh và ông Đinh Mạnh Tưởng. Kiểm sát viên dự khuyết là ông Nguyễn Xuân Khôi và Trần Mỹ Sơn.
Tính đến thời điểm 26/4/2019, đăng ký tham gia bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa phúc thẩm chỉ có một luật sư là ông Hoàng Văn Hướng thuộc Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, thuộc đoàn Luật sư TP Hà Nội. Đây là lần đầu luật sư Hướng tham gia bào chữa trong vụ án này.
Điều này khác với các phiên xử trước đó khi mỗi lần dự toà đều có nhiều nhiều luật sư bảo vệ cho bị cáo Hoàng Công Lương.
Cũng theo Quyết định của TAND tỉnh Hòa Bình, người bào chữa cho bị cáo Trương Quý Dương là luật sư Huỳnh Phương Nam (Văn phòng luật sư Huỳnh Nam, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
Người bào chữa cho bị cáo Hoàng Đình Khiếu là luật sư Bùi Việt An (Văn phòng luật sư Quốc tế Bình An, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội).
Người bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn là luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (Công ty Luật TNHH Hà Ninh, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội). Luật sư Hương cũng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự CTCP Dược phẩm Thiên Sơn.
Riêng bị cáo Trần Văn Thắng không thuê luật sư bào chữa trong phiên tòa này.
Đến thời điểm này, có một tổ chức và hai bị cáo không kháng án, đó là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và bị cáo Bùi Mạnh Quốc nguyên (Giám đốc công ty Trâm Anh), Trần Văn Sơn (nguyên cán bộ phòng Vật tư BVĐK tỉnh Hòa Bình). Hai bị cáo Quốc và Sơn hiện đang chấp hành án phạt tù tại Trại giam tỉnh Hòa Bình.
Phiên phúc thẩm lần này, Hội đồng xét xử cũng triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các y bác sỹ thuộc BVĐK tỉnh Hòa Bình gồm: Hoàng Công Tình, Nguyễn Mạnh Linh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Thị Điệp, Nguyễn Thị Hậu, Đinh Tiến Công.
Theo dantri.com.vn
Nguyên bác sĩ Hoàng Công Lương lại chuẩn bị hầu tòa Ngày 13.5, TAND tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục mở phiên phúc thẩm hình sự liên quan đến sự cố 9 bệnh nhân chạy thận tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Nguyên bác sĩ Hoàng Công Lương sẽ tiếp tục phải hầu tòa. Ngày 27.4, TAND tỉnh Hòa Bình vừa ra Quyết định đưa vụ án hình sự ra...