Vì sao du khách TQ “nghiện” mua sắm ở Paris?
Giá cổ phiếu rớt mạnh và đồng nhân dân tệ mất giá dường như không hề ảnh hưởng tới thú mua sắm ở Paris của du khách Trung Quốc.
Giá cổ phiếu rớt mạnh và đồng nhân dân tệ mất giá dường như không hề ảnh hưởng tới thú mua sắm ở Paris của du khách Trung Quốc.
Pháp là điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc. Trong năm 2014, khoảng 700.000 người Trung Quốc đã tới thăm Paris, tăng 20% so với năm trước. Xu thế này chắc chắn sẽ kéo dài.
Du khách Trung Quốc “nghiện” mua sắm hàng hiệu ở Paris.
William de Vijlder, kinh tế gia của BNP Paribas, nói một khi “quyết định đi du lịch là du khách Trung Quốc đã biết giá cả rồi, trước cửa hàng họ quyết định ngay phải mua hay không mua túi xách nào”.
Paris trải thảm đỏ đón du khách nghiện mua sắm. Cả thành phố mở chiến dịch thu hút khách thông qua giảm giá khách sạn và các sự lựa chọn mua sắm; ứng dụng điện thoại bằng tiếng Trung Quốc và sản phẩm hạng sang theo thị hiếu Châu Á từ kem trắng da đến túi xách loại hiếm và rượu Cognac cũng như một số hàng dành riêng cho Tết Âm lịch. Nghiện mua sắm bẩm sinh?
Du khách Trung Quốc rất thích mua sắm hàng xa xỉ: từ đồng hồ đến hàng đồ da và hàng mốt. Họ lên kế hoạch kỹ cho việc mua sắm. Điều bắt buộc khi đi về là phải có quà hàng Pháp. Một túi xách Chanel mua ở Paris có sự chênh lệch giá khá nhiều so với mua ở Bắc Kinh.
Ước tính trung bình một du khách Trung Quốc chi khoảng 1.100 euro/một chuyến, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác. Xếp hạng sát theo sau là khách Nga, khoảng 1.076 euro/người.
Các khuyến khích khác cho du khách Trung Quốc mua nhiều hơn là thuế doanh thu thấp, tỷ giá trao đổi ưu đãi và sự đảm bảo sản phẩm họ mua là thứ thiệt.
Du khách có thể nhận lại tiền thuế VAT khi rời các nước Liên minh Châu Âu. Và vì hàng xa xỉ bị đánh thuế rất nặng ở Trung Quốc (như thuế tiêu thụ từ 5-20% và thuế nhập khẩu 180%) nên chênh lệch giá giữa Châu Âu và Trung Quốc rất lớn. Nghiện chi tiêu
Du khách Trung Quốc hiện chiếm 40% doanh số hàng xa xỉ ở Pháp, theo một báo cáo tháng 2/2015 của HSBC, do vậy nhiều cửa hàng bán lẻ ở Paris sẽ tiếp tục làm đủ cách để hút khách.
Video đang HOT
Du khách Trung Quốc hiện chiếm 40% doanh số hàng xa xỉ ở Pháp.
Những “cửa hàng lớn” (tương đương Harrods ở London hoặc Bloomingdales ở New York) và những cửa hàng trên đường Champs Elysées, cùng các hiệu hàng xa xỉ và kim hoàn quanh quảng trường Vendome, tất cả đều dùng các thủ thuật tế nhị và không tế nhị để khơi gợi cho khách mua nhiều.
Họ cung cấp wi-fi miễn phí, nhân viên nói tiếng Trung Quốc, sảnh VIP và gian phục vụ nhanh chuyên dụng. Diện tích là dành riêng cho du khách và gian hàng được sắp xếp theo mặt hàng ưa thích của khách Trung Quốc. Thường thì du khách Trung Quốc chỉ ở Paris một ngày rưỡi nên không có thời gian dạo khắp siêu thị rộng lớn.
“Tất cả khách Trung Quốc đều được nữ hướng dẫn viên nói tiếng Trung Quốc tiếp đón riêng. Hàng chọn mua được chuyển trực tiếp đến khách sạn. Chúng tôi liên tục điều chỉnh để việc mua sắm của họ phù hợp với cái họ cần,” Marie Bart nói, phó giám đốc quan hệ với khách hàng của Bon Marché (Khu hàng cao cấp ở quận 7 Paris).
Khách hàng Trung Quốc, đặc biệt là những người giàu có, không ngần ngại vung tiền mua hàng xa xỉ Pháp như giày Roger Vivier hoặc túi, phụ kiện hãng Moyna – những thứ khó kiếm ở Trung Quốc.
Bon Marché đã thành lập một phòng thuế mà một số khách hàng có thể nhận được tiền thuế VAT ngay tại đó. Cửa hàng thậm chí còn mở cửa hàng ăn riêng phục vụ liên tục cho khách hàng mất ngủ lệch múi giờ cần ăn.
Những ưu đãi tương tự cũng có ở các siêu thị lớn như Le Printemps hoặc Galleries Lafayette (được coi là điều ước mơ đối với khách hàng tới lần đầu). Du khách Trung Quốc chiếm hơn 30% tổng doanh thu của Galleries Lafayette. Gian hàng mua nhanh?
Trước đây những tháng sau kỳ Giáng sinh và tháng Một thường là tháng ít mua sắm ở Paris. Thời thế đã đổi thay. Trong dịp Tết Âm lịch, Galleries Lafayette đón tới 100 xe buýt chở khách Trung Quốc một ngày, nghĩa là lưu lượng qua cửa khoảng 4.000 du khách/ngày.
Du khách Trung Quốc đại lục đua nhau mua sắm ở Hong Kong.
Họ được đối xử như VIP, họ ào qua cửa riêng dành cho họ và được hỗ trợ riêng tư. Nghe nói cửa hàng có trả tiền hoa hồng cho các cơ quan dẫn khách tới nhưng cửa hàng từ chối bình luận.
“Những cửa hàng này đang tiến tới việc phân khoang diện tích mua hàng để có hiếu quả hơn nữa. Có những khoang cho khách hàng tới lần đầu, thời gian bị hạn chế và cần hoàn thành việc mua sắm theo danh sách đã có; và có sảnh VIP cho khách giàu sang mà họ muốn tách khỏi đám đông”, ông Erwan Rambourg -trưởng phòng nghiên cứu khách hàng của HSBC và tác giả cuốn Triều đại Bling – cho biết.
Minh Châu (Theo BBC Capital)
Theo_Kiến Thức
Vì sao người tị nạn Syria không chọn các nước vùng Vịnh?
Tại sao người tị nạn Syria không sang các quốc gia vùng Vịnh gần nhà mà phải đánh cược mạng sống trên Địa Trung Hải để đến Châu Âu?
Khi cuộc khủng hoảng liên quan đến người tị nạn Syria đang làm các nước châu Âu đau đầu thì câu hỏi được đặt ra là tại sao họ lại không đến các quốc gia vùng Vịnh gần sát mà phải lặn lội đánh cược mạng sống trên biển Địa Trung Hải để đến được Châu Âu.
Trong nhiều năm qua, để tránh cuộc nội chiến, người dân Syria đã tìm cách di cư đến Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ với số lượng lớn, song họ lại ít nghĩ tới những điểm đến ở các nước láng giềng vùng Vịnh giàu có với những hành trình có thể mang đến ít rủi ro hơn.
Người tị nạn Syria tại biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở Hatay. Ảnh: EPA
Trên thực tế, người dân Syria có thể lựa chọn xin thị thực du lịch hoặc giấy phép lao động cho người nước ngoài để có thể nhập cảnh vào các nước vùng Vịnh. Tuy nhiên quá trình này khá tốn kém, hơn nữa nhiều nước vùng Vịnh có những qui định và hạn chế riêng khiến cho việc thông qua thủ tục xin thị thực đối với người Syria không hề dễ dàng.
Đây là một rào cản lớn mà phần lớn người Syria phải đối mặt. Không có thị thực, họ không được cho phép nhập cảnh vào các nước Arập, ngoại trừ Algeria, Mauritania, Sudan và Yemen.
Những trường hợp người Syria đã kéo dài thời gian cư trú hoặc được phép nhập cư tại các nước vùng Vịnh được là bởi họ vốn có người thân và gia đình ở đó.
Giới truyền thông đã đặt câu hỏi liệu những quốc gia vùng Vịnh gần kề có nhiều nghĩa vụ với Syria (đất nước đang trải qua 4 năm nội chiến và những nhóm đối lập, nổi dậy đang xuất hiện như nấm sau mưa) nhiều hơn là các nước châu Âu xa xôi hay không.
Mới đây tờ nhật báo Makkah của Saudi Arabia đã đăng bức biếm họa đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, trong đó có một người đàn ông trong trang phục truyền thống của vùng Vịnh nhìn ra ngoài cửa có hàng rào sắt xung quanh rồi chỉ tay về phía chiếc cửa với cờ của EU trên đó và nói: "Những kẻ khiếm nhã này, tại sao lại không cho họ vào?".
Bức tranh biếm họa trên tờ nhật báo Makkah.
Mặc dù dư luận là vậy song trên thực tế ngay bản thân những người tị nạn Syria cũng không mấy mặn mà với việc di cư tới các nước vùng Vịnh.
Còn nhiều ý kiến cho rằng, Saudi Arabia, quốc gia lớn nhất vùng Vịnh từ chối tiếp nhận người di cư là không chính xác. Ông Nabil Othman đại diện vùng Vịnh tại Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết đã có 500.000 người Syria tại Saudi Arabia. Tuy nhiên, do nước này không tham gia hiệp ước về người tị nạn của Liên hợp quốc nên những người Syria trên không chính thức được coi là người tị nạn và như vậy họ cũng mất đi rất nhiều quyền lợi.
Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến tranh cãi trong dư luận rằng trong khi Saudi Arabia có dân số gần 31 triệu người lại đứng ngoài cuộc thì Lebanon lại đã tiếp nhận tới 1,3 triệu người tị nạn Syria, tương đương hơn 1/4 dân số nước này.
Trước tình hình đó, một số nước vùng Vịnh đã có lý giải về cách giải quyết của riêng họ. Chính phủ UAE cho biết đã tài trợ 549 triệu USD trong hỗ trợ nhân đạo và ủng hộ các trại tị nạn ở Jordan và phía bắc Iraq. Theo họ việc này là giải pháp dài hạn hơn cho những người tị nạn Syria bởi khi cuộc nội chiến kết thúc, họ có thể quay trở về nhà một cách dễ dàng. Trong khi đó, các quan chức Saudi Arabia và Qatar vẫn chưa đưa ra ý kiến về điều này.
Ngoài ra, người nhập cư sẽ khó tạo được cuộc sống ổn định ở những quốc gia này do việc nhập quốc tịch vô cùng khó khăn, và hơn nữa việc tìm được việc làm cũng không hề đơn giản.
Thị trường việc làm tại các nước vùng Vịnh như Kuwait, Saudi Arabia, Qatar và UAE hầu hết dựa vào lao động nhập cư Ấn Độ hoặc Đông Nam Á, đặc biệt là đối với những công việc lao động cơ bản. Tuy nhiên chính phủ các nước này vẫn ưu tiên cho các lao động là người bản xứ. Năm 2012, Kuwait thậm chí còn công bố chiến lược giảm 1 triệu lao động người nước ngoài trong 10 năm tới.
Một số chuyên gia kết luận, với những khó khăn nhãn tiền về thủ tục và hòa nhập cuộc sống như vậy tại các nước trong khu vực thì làn sóng người Syria muốn tìm đến những "miền đất hứa" ở châu Âu, bất chấp việc họ phải trải qua những hành trình đầy hiểm nguy trên biển, cũng là điều dễ hiểu.
Theo_Kiến Thức
Vì sao ông Kim Jong-un không dự lễ duyệt binh ở Bắc Kinh? Quyết định không tới dự lễ diễu binh quy mô lớn kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ Hai tại Bắc Kinh và 70 năm chiến thắng phát xít ở Moscow cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang có xu hướng ngày càng tách biệt Triều Tiên với thế giới. Thư ký biên tập tạp chí The Diplomat, ông Alexandre...