Vì sao du khách nên có một chuyến đi tới Việt Nam ngay?
Trang du lịch The Travel ở Canada cho rằng giá cả phải chăng, sự yên bình, được đắm mình vào văn hóa Việt hay hiểu lịch sử từ góc nhìn địa phương…
Là những lý do tại sao du khách nên có một chuyến đi tới Việt Nam ngay.
Thiên nhiên hùng vỹ ở Sa Pa
Là một quốc gia với những bờ biển kỳ diệu, những khu rừng xanh mướt, những loại trái cây nhiệt đới tươi ngon cùng những con người địa phương thân thiện và lịch sử thú vị, Việt Nam chắc chắn nên nằm trong danh sách những điểm phải đặt chân đến trong đời của bạn.
Trang du lịch The Travel có trụ sở tại Quebec (Canada) tuần này đã giới thiệu Việt Nam một cách hấp dẫn như trên khi mở đầu bài viết 10 lý do tại sao Việt Nam nên nằm trong “bucket list” của bạn. “Bucket list” là một thành ngữ tiếng Anh thông dụng dược dùng để chỉ danh sách những thứ mà người nào đó muốn làm trước khi qua đời.
Theo The Travel, có rất nhiều lý do du khách nên đến thăm Việt Nam ít nhất một lần trong đời. Sau đây là 10 lý do tiêu biểu nhất được trang này đưa ra:
1. Giá cả phải chăng
Trang The Travel cho biết không giống nhiều điểm đến thú vị khác, Việt Nam là nơi có giá cả phải chăng. Đây cũng là điều hấp dẫn hàng đầu đối với các du khách ba lô. “Bạn sẽ được thưởng thức một số cảnh đẹp nhất thế giới mà không rơi vào khánh kiệt!” – The Travel chia sẻ. Trước đó, một số trang du lịch nổi tiếng như Trip Savvy cũng đánh giá cao yếu tố này.
Theo bài viết, có nhiều cách để tiết kiệm chi phí khi du lịch xuyên Việt Nam như: săn vé của các hãng hàng không giá rẻ, sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt hay xe lửa, tìm những chỗ ở tiết kiệm chi phí…
2. Yên bình và mang đến sự thư giãn
“Việt Nam là một điểm đến lý tưởng nếu bạn đang cần nghỉ ngơi, thoát khỏi cuộc sống bận rộn. Nếu căng thẳng làm bạn bải hoải, một chuyến đi đến Việt Nam có thể là thứ bạn cần vì nơi đó có đầy những điểm đến yên bình và mang đến sự thư giãn, giúp bạn có thể xả hơi.
Từ những phong cảnh ấn tượng cho phép bạn hòa mình vào thiên nhiên cho tới đền chùa cổ mang lại cảm giác thanh bình… Việt Nam có một số nơi siêu đông đúc, nhưng cũng có những nơi vô cùng yên ả” – The Travel miêu tả.
3. Để hiểu lịch sử từ góc nhìn địa phương
Theo The Travel, nhiều người đến Việt Nam đơn thuần để khám phá lịch sử địa phương. Người ta đến để tham quan các di tích lịch sử đứng sừng sững tới tận ngày nay, để nghe những câu chuyện từ chính người dân địa phương kể lại về thời chiến tranh…
Video đang HOT
4. Để đắm mình vào văn hóa Việt Nam
Đến Việt Nam, không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp mà người ta còn có cơ hội được tiếp xúc với người dân địa phương và nghe những chia sẻ của họ về cuộc sống.
“Hãy dẹp sang một bên những gì bạn biết và trải nghiệm thế giới từ góc nhìn của một nông dân Việt Nam chẳng hạn sẽ mở mang tầm mắt của bạn. Khi làm như vậy, bạn không chỉ học được nhiều thứ về văn hóa Việt Nam mà còn học được nhiều thứ về chính mình” – The Travel viết.
5. Thiên nhiên hùng vĩ
Trang The Travel chia sẻ: “Phong cảnh ở Việt Nam thật ngoạn mục. Trên bất kỳ hành trình nào xuyên qua quốc gia này, bạn phải dừng lại và hỏi chính mình liệu cảnh sắc xung quanh có phải là thật hay không. Bên trong biên giới của cùng một quốc gia, nhưng lại có vô vàn cảnh đẹp”.
Những khu vườn quốc gia tuyệt đẹp, những hang động tự nhiên thuộc hàng lớn nhất thế giới, rừng cây xanh bạt ngàn, những con sông và thác nước… được trang The travel nêu ra để chứng minh cho điều đó.
6. Các hoạt động ngoài trời đang đợi bạn
Khám phá Việt Nam bằng một chiếc xe máy là một trải nghiệm thú vị – Ảnh chụp màn hình The Travel
“Phong cảnh Việt Nam không chỉ nổi bật, mà còn là bối cảnh tuyệt vời để tham gia một vài hoạt động ngoài trời ly kỳ. Những môn thể thao dưới nước đứng đầu danh sách yêu thích, vì làn nước trong xanh bên ngoài các bờ biển của Việt Nam khiến du khách khó có thể cưỡng lại” – The Travel viết.
Trang du lịch này cũng gợi ý du khách có thể thuê xe gắn máy và cùng đi phượt khám phá đất nước hình chữ S.
7. Nhiều lựa chọn mua sắm
Mua sắm là một thứ không thể bỏ qua với hầu hết du khách khi đến thăm quan một quốc gia. Theo The Travel, Việt Nam cũng là một địa điểm lý tưởng khi nói về vấn đề này.
The Travel gợi ý: “Hãy lướt qua các khu chợ và bạn sẽ tìm thấy đủ loại trang phục cổ truyền, nữ trang và các phụ kiện. Ở những thành phố lớn, bạn có thể đặt hàng may những bộ quần áo chưa đầy 24 giờ, với mức giá phải chăng”.
8. Thưởng thức “đặc sản thứ thiệt” của Việt Nam
“Những món ăn ‘gây nghiện’ của Việt Nam đã làm mưa làm gió trên khắp thế giới, nhưng không gì bằng việc ăn những món ăn này ngay tại Việt Nam. Dù có nhiều nhà hàng ở các thành phố lớn, hầu hết du khách vẫn mê thức ăn đường phố nằm dọc các con đường nhộn nhịp.
Để được ăn những tô phở ngon nhất trong đời, hay gỏi đu đủ tươi ngon giúp bạn thoát khỏi cái nóng, hãy đến thăm Việt Nam. Quốc gia này cũng là nơi có một số loại hải sản tươi ngon nhất hành tinh và bạn sẽ không dừng lại ở dĩa đầu tiên!” – The Travel miêu tả.
9. Trái cây nhiệt đới tươi ngon
Trang du lịch ở Canada này kích thích sự tò mò của du khách: “Bạn sẽ tìm thấy những loại trái cây mà bạn biết ở quê nhà như dứa, xoài, dưa hấu và chuối, nhưng ở Việt Nam, chúng tươi ngon đến lạ thường và sẽ cho bạn những tiêu chuẩn phi thực tế mãi mãi. Đây cũng là cơ hội để bạn thử những loại trái cây nhiệt đới hoàn toàn mới”.
10. Để thử rượu gạo hoặc rượu ngô
“Để kết hợp với trái cây nhiệt đới, bạn cần một loại đồ uống thật ngon. Trang du lịch Chasing the Unexpected tin rằng rượu gạo hoặc rượu ngô tuyệt vời đến mức đó là một trong những lý do mà bạn nên đến Việt Nam trước tiên.
Loại đồ uống này có thành phần hơi khác tùy thuộc vào nơi bạn đặt chân tới ở Việt Nam. Nó có vị tương tự vodka và đôi khi được đề cập là ‘đồ uống hạnh phúc’. Bạn không thể rời Việt Nam nếu chưa thử uống chút rượu này” – trang The Travel chia sẻ.
Theo tuoitre.vn
Không phải cứ thích là có 'thành phố xe đạp'
Amsterdam, Hà Lan được coi là "Thủ đô xe đạp của thế giới". Nhưng ở đây không có cái dự án "Phát triển xe đạp để trở thành Thủ đô xe đạp thế giới" nào đâu.
Với khoảng 822.000 dân nhưng sở hữu tới 881.000 xe đạp, thành phố chỉ rộng 220 km2 (nhỏ hơn TP.HCM gần chục lần) song có tới 767 km đường dành cho xe đạp (hình như TP.HCM không có loại đường đặc biệt này dù chỉ một đoạn ngắn) - Amsterdam quả xứng danh "Thủ đô xe đạp của thế giới".
Nhưng ở đây không có cái dự án "Phát triển xe đạp để trở thành Thủ đô xe đạp thế giới" nào đâu. Người dân và lãnh đạo thành phố đã mất gần 40 năm để làm được điều này.
Nhiều thành phố ở châu Âu kết hợp giữa giao thông xe đạp và ôtô. Ảnh: The New York Times.
"Quy trình" được tóm tắt như sau: Như mọi nền kinh tế châu Âu phục hồi sau Thế chiến II, đến thập niên 1960, ôtô bùng nổ ở Amsterdam cũng như ở Hà Lan.
Vào thời điểm ôtô được xem là "phương tiện giao thông của tương lai", nhiều bờ kênh trong thành phố bị xén bớt, thậm chí có cả những khu phố cũ bị phá bỏ để mở rộng đường cho xe hơi.
Và rồi tai nạn giao thông ngày một gia tăng. Đỉnh điểm, năm 1971, có tới 3.300 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó hơn 400 là trẻ em.
Chia sẻ với tờ The Guardian, một người dân Amsterdam nhớ lại thời kỳ đó: "Đường phố không còn thuộc về những người sống ở đó nữa mà thuộc về những dòng xe khổng lồ".
Phong trào Stop de Kindermoord (Stop the Child murder - Chấm dứt việc hại những đứa trẻ) bùng nổ vào đầu thập niên 1970, châm ngòi cho phong trào đấu tranh (bao gồm biểu tình, lập hội những người đi xe đạp, tổ chức những ngày đạp xe, đệ đơn lên chính phủ...) kêu gọi xây dựng một Amsterdam khác, thân thiện hơn, an toàn hơn.
Ngọn lửa nhỏ này may mắn gặp được gió. Năm 1973, châu Âu xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ khiến người chính phủ Hà Lan phải kêu gọi người dân thay đổi nếp sống, tiết kiệm năng lượng, tổ chức ngày "Chủ nhật không xe hơi". Cũng từ đó, nhận thức về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, gắn đạp xe với sức khoẻ trở thành thời sự.
Nhưng cũng phải tới đầu thập niên 1980 một số thành phố ở Hà Lan mới bắt đầu áp dụng những biện pháp hỗ trợ đầu tiên: dùng màu sơn đỏ để đánh dấu làn đường riêng cho người đi xe đạp. Sau đó, thay vì mở rộng đường cho xe hơi, ngân sách được dùng để phát triển đường riêng/bãi đậu xe riêng/dịch vụ riêng cho xe đạp.
Có thể dễ dàng thuê một chiếc xe đạp của 29 công ty đang cung cấp dịch vụ này tại Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: Lonely Planet Image.
Hiện Amsterdam có tới 25 bãi gửi xe đạp trong thành phố, trong đó 8 cái Free, tức gửi xe đạp miễn phí. Trung tâm cũng có khoảng 10.000 điểm đỗ dành cho xe đạp. Đường dành cho ôtô thu hẹp lại, chỗ đậu ôtô trong thành phố giới hạn với những chiếc xe được đăng ký. Xe hơi là thứ không được chào đón ở đây.
Năm 2016, lái xe khám phá châu Âu, chúng tôi ghé qua Amsterdam nhưng buộc phải gửi xe ở một khách sạn ngoại ô thành phố, rồi đi tram (tàu điện) để vào trung tâm. Sau đó, chúng tôi có thể dễ dàng thuê một chiếc xe đạp của 29 công ty đang cung cấp dịch vụ này tại đây, nếu muốn trải nghiệm làm công dân của "Thủ đô đạp xe".
Lúc ấy, tôi nhớ chiếc xe đạp đầu tiên mình sử dụng cho việc đi lại ở trung tâm TP.HCM là năm 2006. Thời điểm đó, tôi đi xe hơi từ nhà vào cơ quan ở quận 3, gửi xe và sử dụng xe đạp cũng với mục tiêu tăng cường sức khoẻ và sử dụng phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên chỉ sau vài tháng lăn bánh thì chiếc xe buộc phải "treo gác bếp" vì bản thân không chỉ không khoẻ, thậm chí mệt mỏi mồ hôi mồ kê nhễ nhại sau mỗi cuốc xe trên đường chang chang nắng, cũng chả thân thiện được với ai, nhất là các anh ở bãi giữ xe, vốn rất khó khăn để xin được gửi mà không cần thẻ, vì không có thẻ trông xe đạp! Và nhất là tôi lại mua thêm lo lắng, căng thẳng khi phải đi chung làn với các bác ôtô, xe máy và nhiều loại xe khác mà xe mình cứ luôn bị ép.
Những núi rác xe đạp thế này xuất hiện rất nhiều ở Trung Quốc. Ảnh: Guardian.
Vậy đó, có ý thức tốt thôi chưa đủ, nóng vội ra đường khi không chuẩn bị những điều kiện cần và đủ thì có thể cũng được gọi là một kiểu "phát triển nóng". Và đạp xe trong thành phố nếu không được chính người dân coi là một phương thức giao thông phù hợp và thân thiện mà chỉ trở thành một ý tưởng kinh doanh thì sẽ khó thành công.
Những núi rác xe đạp được xây bởi dịch vụ cho thuê xe đạp ở tất cả các thành phố lớn ở Trung Quốc - được gọi là "thảm hoạ xe đạp" - có thể cho chúng ta bài học nhãn tiền.
Vậy đó, cũng chỉ có 2 bánh thôi, nhưng có thể là sự tốt đẹp và cũng có thể là thảm họa - tùy vào người cầm lái.
Ngày 11/8, một dự án dịch vụ xe đạp đô thị tại TP.HCM do một số doanh nghiệp đề xuất, dự kiến bắt đầu ở Quận 1 và tiếp đến là Quận 3. Theo dự án, trong giai đoạn đầu sẽ có 1.000 xe đạp công cộng được bố trí tại 80 điểm đỗ xe, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân trong phạm vi khoảng 3 km, kết nối các điểm giao thông công cộng cũng như nhu cầu di chuyển đi học, đi làm.
Theo news.zing.vn
Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số, dẫn đến thừa thiếu giáo viên. Đây là vấn đề được Bộ GD-ĐT thẳng thắn chỉ ra tại Hội nghị Tổng kết kế hoạch năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra...